Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mì tôm là một loại đồ ăn được ưa chuộng sử dụng trong rất nhiều gia đình. Mì tô có thể thay thế cho các bữa ăn sáng hoặc thậm chí là ăn trưa ăn tối. Với nhiều người, đây là món ăn rất hấp dẫn. Nhưng đối với một bệnh nhân bị gút cần có chế độ ăn uống khắt khe liệu có thể sử dụng mì tôm. Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu bệnh gút có ăn được mì tôm không?

Mì tôm gây ra những ảnh hưởng gì cho sức khỏe?

Trước khi trả lời cho câu hỏi người mắc gout có ăn mì tôm được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tác hại khi ăn nhiều mì tôm. Theo kết quả đánh giá từ các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi một gói mì tôm trung bình sẽ có khoảng 400 calo. Trong đó, sẽ có khoảng 60% các chất từ thành phần bột mì và 40% từ các chất béo khác. Nhưng mì tôm hoàn toàn không có chất xơ, khoáng chất hay các vitamin. Vì vậy, khi sử dụng mì tôm liên tục sẽ gây ra khá nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của chúng ta. Cụ thể, các tác hại bạn có thể gặp phải là:

Làm suy dinh dưỡng: 

Dựa theo số liệu điều tra từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một người trưởng thành cần cung cấp nguồn năng lượng khoảng từ 2300 – 2700 calo mỗi ngày đối với nam giới. Và với nữ giới, lượng calo cần thiết trong khoảng từ 2200 tới 2300 calo. Nhưng với một gói mì tôm có thành phần chủ yếu là tinh bột và chất béo sẽ không thể cung cấp đủ canxi, protein cùng các khoáng chất cần thiết. Vì vậy, việc sử dụng mì tôm thay cho cơm hay các thức ăn khác liên tục sẽ làm cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng. Chúng ta sẽ không có đủ năng lượng để duy trì tốt các hoạt động hàng ngày.

Các tác hại khi ăn mì tôm thường xuyên
Các tác hại khi ăn mì tôm thường xuyên

Gây hư thận, sỏi thận:

Tác hại của việc sử dụng mì tôm thường xuyên cũng chính là làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của thận. Một gói mì tôm sẽ có khoảng 1150mg muối. Bổ sung muối quá nhiều trong thời gian dài làm cơ thể phải tăng cường thu nạp thêm nước. Đồng nghĩa thận của bạn cần hoạt động nhiều hơn để có thể đào thải hết lượng muối dư thừa ra bên ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ làm thận bị suy giảm chức năng hoạt động dẫn tới thận yếu, thận hư và sỏi thận.

Nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tim mạch cao:

Mì tôm có chứa khá nhiều chất làm chậm quá trình sợi mì bị oxy hóa để có thể giữ hương vị cho sợi mì thật lâu. Nhưng khi cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch hay bệnh mỡ máu. Đặc biệt, trong mì tôm có chứa thành phần phosphate khá lớn làm giảm mật độ ở xương gây ra chứng loãng xương.

Người mắc bệnh gút có ăn được mì tôm không?

Như các bạn đã thấy, mì tôm có chứa rất nhiều chất béo và tinh bột nhưng lại không cung cấp canxi hay các dưỡng chất để chăm sóc sức khỏe. Mì tôm làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh lý liên quan tới thận. Trong khi đó, gout xảy ra với căn nguyên từ chức năng suy giảm ở thận. Thận không thể đào thải axit uric ra ngoài làm tích tụ tại ổ khớp và hình thành sưng viêm. Do đó, lý giải cho câu hỏi bệnh gút có ăn được mì tôm không, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết người bệnh không được ăn mì tôm.

Người bị gout tránh ăn mì tôm để không làm bệnh nặng hơn
Người bị gout tránh ăn mì tôm để không làm bệnh nặng hơn

Vậy người bị bệnh gout nên ăn thực phẩm gì?

Để có thể hỗ trợ tốt cho quá trình chữa bệnh, người bị gout nên tăng cường bổ sung, sử dụng các loại thực phẩm như sau để làm giảm các cơn đau do gout:

  • Tích cực uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể đào thải các axit uric.
  • Chỉ nên cung cấp cho cơ thể các loại thịt màu trắng như thịt gà, thịt heo, cá sông. Nhóm thực phẩm này có lượng purin thấp và cung cấp đủ protein để nuôi dưỡng cơ thể.
  • Một số loại tinh bột, thực phẩm giàu carbohydrate được khuyến khích người bệnh sử dụng vì có lượng purin ở mức an toàn. Bệnh nhân có thể ăn phở, ngũ cốc, gọa mì, khoai, bún,…
  • Cùng với đó là một số loại rau xanh hay trái cây có công dụng hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể như: Cam, dâu tây, cải bẹ xanh, cherry. Sử dụng các loại dầu vừng, dầu lạc hay dầu oliu thay thế cho các loại dầu ăn nguồn gốc động vật.
Một số thực phẩm thích hợp cho người bị gout
Một số thực phẩm thích hợp cho người bị gout

Trên đây là những thông tin chi tiết giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được mì tôm không. Bệnh nhân cần chú ý trong việc lựa chọn các thực phẩm sử dụng mỗi ngày để giúp bệnh tiến triển tích cực, tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Đối với người bị bệnh gout chế độ ăn uống ảnh hưởng không nhỏ tới việc điều trị bệnh và hạn chế những cơn gout cấp. Tuy nhiên, ăn uống không phải là nguyên nhân mấu chốt gây ra bệnh, thực chất gout xảy ra do sự rối loạn chuyển hoá làm tăng lượng axit uric trong máu. Do đó, để thực sự “đánh bại” được bệnh gout, chúng ta cần phải cân bằng lại khả năng chuyển hoá của cơ thể, đưa hàm lượng axit uric về ngưỡng bình thường.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Bình luận (30)

  1. Trần Hồng Tuyết Yến says: Trả lời

    Ngoài không ăn mì tôm thì đặc biệt không ăn hải sản thịt bò thịt chó nữa ấy, bệnh gout này phải ăn uống căn ke như bà đẻ vậy , em đi chợ mua đồ ăn cho chồng mà nào cũng cân đo đong đếm từng chút 1.

    1. Nguyễn Linh Châu says:

      Kiêng nhiều thật thế hả chị? thế mà ông chồng nhà em từ khi bị vẫn ăn uống nhậu nhẹt tẹt ga lắm, mà trên bàn nhậu thì nào có thiếu thứ đồ gì đâu chứ . Khổ ghê. nói cũng chẳng nghe.

    2. Lan Khuê says:

      Ối giời ơi chị ơi, bị gout mà không kiêng nhậu thì đến hôm nó lên đau cấp cho thì lúc đó mới biết mặt nhau. mấy cái hạt tophi nó sưng to ra, đau như kim châm . chuyện ông chồng nhà em đây, cũng thế đấy, chủ quan đến khi bị thật đúng kiểu quỳ lạy xin bác sĩ giúp giảm đau thôi. từ hồi ấy giờ là ăn uống ngoan lắm, bảo ăn gì cũng nghe.

    3. Bích Hằng Hoàng Hóa says:

      Ăn uống cũng 1 phần rồi nhưng phải kết hợp điều trị thuốc nữa , chứ bệnh nó k tự nhiên mất đi được đâu, chính em đây bị đây này , tìm hiểu các loại dinh dưỡng rồi nhưng nào có ăn thua đâu. xong phải chuyển qua điều trị thuốc mới hết bệnh được đấy. các chị chưa ai biết dùng thuốc nào tốt thì dùng thuốc này đi, thuốc này giúp hết đau rồi chỉ số axit uric trở về ổn định, có cả bài báo viết luôn đây

    4. Khương Đình says:

      Nhà thuốc này nghe có vẻ ổn áp đấy nhỉ? mà địa chỉ cũng gần nhà mình nữa, không biết thời gian làm việc thế nào mình qua khám luôn.

    5. Bích Hằng Hoàng Hóa says:

      Nhà thuốc Đỗ Minh Đường này làm việc tự thứ 2 đến chủ nhật luôn này , còn thời gian thì từ 8h sáng đến 5 rưỡi chiều đấy, cứ đi trong giờ đấy là được.

  2. Khang Hoàng Văn 1985 says: Trả lời

    Tôi bị gout cũng phải hơn 3 năm nay, ăn uống cũng không dám ăn cho thoải mái, không biết ở đây đã có ai điều trị khỏi bệnh gout này chưa? nếu rồi thì chia sẻ cho tôi với.

    1. Phong Nhím says:

      Em đọc mấy commet trên thấy nhiều người đang dùng thuốc của nhà thuốc này điều trị tốt phết này, anh thử tham khảo xem, em đang định đặt lịch khám đây, chứ cũng do rượu bia nhậu nhẹt, ăn uống mặn mà vào giờ khổ như này chứ.

    2. Oanh Nguyễn says:

      Mình đọc review cũng thấy nhiều người khen thuốc này thật nhưng đợt này mình cứ bị ngại vì phốt thuốc đông y cũng nhiều, toàn thuốc nhập từ trung quốc không đảm bảo nên cũng sợ lắm.

    3. Tiểu Cường says:

      Thuốc này là thuốc nam nên nguyên liệu từ trong nước cả mà. Với nhà thuốc này có mấy vườn thuốc lớn, tự nuôi trồng rồi tự bào chế thuốc luôn đây nên về vấn đề thảo dược không lo chỉ quan trọng là nó có hiệu quả tốt không thôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan