Da mặt bị ngứa và nổi mụn tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn về mặt thẩm mỹ và khiến không ít người phải mặc cảm, tự ti. Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho da mặt bị ngứa và nổi mụn? Khắc phục tình trạng này thế nào?
Da mặt bị ngứa và nổi mụn là thế nào? Các dấu hiệu bệnh
Da mặt bị nổi mụn và ngứa là tình trạng rất phổ biến mà hầu hết ai cũng từng bị mắc phải ít nhất một lần. Bệnh lý về da liễu này khiến da mặt xuất hiện các nốt mẩn đỏ, mụn viêm,…thậm chí còn khiến người bệnh ăn không ngon ngủ không yên với các cơn ngứa râm ran trên da mặt.
Da mặt bị ngứa và nổi mụn thường kèm theo một số triệu chứng khác như da mặt khô ráp, cảm giác căng cơ mỗi khi cơ mặt chuyển động nhiều,… Điển hình nhất phải kể tới các vết rạn nứt mà bằng mắt thường cũng có thể quan sát rõ được, khiến nhiều người cảm thấy ngại ngùng khi phải đối diện với người khác.
Với một số trường hợp khác, các lớp biểu bì bị tổn thương còn có thể khiến da mặt bị nổi mụn nước và ngứa. Các hạt mụn nước nhỏ li ti xuất hiện chủ yếu ở trên trán và hai gò má, khiến da mặt trở lên sần sùi, mất đi tính thẩm mĩ.
Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn
Dưới đây là những “thủ phạm” khiến da bị ngứa và nổi mụn theo chia sẻ từ phía chuyên gia:
Dấu hiệu mề đay, mẩn ngứa
Tình trạng da mặt ngứa ngáy, nổi mẩn hay mụn là dấu hiệu cơ thể tích tụ độc tố, nóng gan, nhiệt trong người. Đây rất có thể là dấu hiệu của chứng bệnh mề đay mẩn ngứa do yếu tố dị nguyên bên ngoài tác động hoặc sự tích tụ nhiệt độc bên trong cơ thể gây nên.
Da mặt quá khô ráp
Da mặt khô như một tiếng chuông cảnh báo rằng cơ thể của người bệnh đang bị thiếu nước trầm trọng. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, là nguyên nhân chính dẫn đến khô da, ngứa da.
Hiện tượng này nếu không được điều trị mà vẫn tiếp tục kéo dài sẽ kìm hãm hoạt động của tuyến bã nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông và càng khiến cho da mặt ngày càng khô ráp, sần sùi.
Thay đổi nội tiết tố
Việc thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể cũng có thể khiến da mặt bị ngứa và nổi mụn. Đặc biệt với những đối tượng là thanh niên đang trong độ tuổi dậy thì, nội tiết tố có sự thay đổi lớn càng khiến da mặt thường xuyên bị ngứa và nổi mụn.
Dị ứng với mỹ phẩm
Có một số loại mỹ phẩm hoặc sản phẩm chăm sóc sắc đẹp có chất lượng không tốt hoặc chứa thành phần không hợp với thể trạng của người dùng cũng có thể là nguyên nhân khiến da bị kích ứng và nổi mụn.
Do đó, khi tham khảo các sản phẩm để dùng cho da mặt người dùng nên chú ý đọc kỹ các thông tin về hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, thành phần,…để tránh dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Dị ứng với thời tiết
Dị ứng do thời tiết là một trong những nguyên nhân có thể coi là phổ biến nhất dẫn đến tình trạng da mặt bị nổi mụn, sần sùi. Đặc biệt với những làn da nhạy cảm thì càng dễ bị kích ứng hơn. Hiện tượng này thường xảy ra vào các thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh hoặc khi tiếp xúc với khí hậu thay đổi đột ngột.
Bệnh nhân có da mặt ngứa và nổi mụn do dị ứng thời tiết, mụn không chỉ xuất hiện trên da mặt mà có thể nhanh chóng lan sang các vùng da khác như cổ, ngực,
Da mặt bị ngứa và nổi mụn cảnh báo bệnh gì?
Đối với một số trường hợp tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn có thể là do mắc các bệnh về da liễu như:
- Nấm da: là căn bệnh da liễu thường gặp nhất là đối với môi trường khí hậu Việt Nam thì bệnh càng dễ lây lan và phát triển mạnh. Nấm da gây ra nhiều biến đổi trên bề mặt các bộ phận như tay, chân, da mặt, da đầu,...Bệnh này cũng rất dễ lây lan qua sinh hoạt hằng ngày.
- Viêm da dị ứng: thường bắt nguồn từ dị ứng mỹ phẩm, thay đổi thời tiết, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, thực phẩm có khả năng kích ứng cao. Khi đó, da mặt bị dị ứng đặc trưng bởi tình trạng da đỏ, nổi sẩn, mụn viêm, đi kèm với triệu chứng ngứa, châm chích,..
- Vảy nến: bệnh này gây nên đa phần là do hệ miễn dịch kém và chịu tác động của môi trường bên ngoài. Các tế bào da phát triển quá nhanh khiến các vùng da trở nên viêm, đỏ.
- Zona thần kinh: là bệnh do virus nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh, rồi bộc phát ở vùng da tương ứng, gây ra các mảng phát ban sưng đỏ, phồng rộp và đau đớn. Bệnh không thể lây trực tiếp cho người khác.
- Mề đay mẩn ngứa: Nếu ngứa mặt kèm theo các chàm đỏ xuất hiện trên da thì rất có thể bạn đã bị mề đay mẩn ngứa.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân khiến da ngứa và nổi mụn thì việc điều trị cũng sẽ dễ dàng và tỉ lệ thành công cũng sẽ cao hơn. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra bệnh mà mỗi trường hợp sẽ chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp riêng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Da mặt bị ngứa và nổi mụn tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều phiền phức trong cuộc sống, mất tự tin, mất thẩm mỹ.
Đặc biệt, với vị trí nhạy cảm như gương mặt thì các bạn nữ càng nên thận trọng. Và cách an toàn nhất là đến gặp bác sĩ để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sau:
- Tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn kéo dài hơn 2 tuần, gây viêm và tổn thương da
- Da mặt nổi mụn ngứa đi kèm các dấu hiệu khác như cơ thể mệt mỏi, mất cân bằng sức khỏe hoặc các cơn sốt kéo dài.
- Mụn mưng mủ, bị vỡ trông giống như bị nhiễm trùng.
Da mặt bị ngứa và nổi mụn thường được khắc phục nhanh chóng nếu được phát hiện và xử lý sớm.
Các cách điều trị da mặt bị ngứa và nổi mụn
Người bệnh nên tiến hành điều trị khi bệnh vẫn còn ở mức độ nhẹ, việc điều trị khi này vừa đỡ vất vả mà còn có thể tiết kiệm được một phần chi phí đáng kể theo những phương pháp dưới đây:
Điều trị bằng các mẹo dân gian
Có một số mẹo dân gian khá hay và hữu hiệu, người bệnh có thể kết hợp tự thực hiện tại nhà để nâng cao hiệu quả chữa bệnh như:
1. Sử dụng các loại mặt nạ từ các nguyên liệu thiên nhiên
Các loại mặt nạ từ tự nhiên như cám gạo, yến mạch, bột nghệ, cà phê,…vừa an toàn lại có thể khiến người bệnh cải thiện tình trạng da ngứa và nổi mụn một cách rõ rệt.
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn có thể pha các loại nguyên liệu trên với nước và để trên da khoảng 15 - 30 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng tấy nhanh chóng.
2. Nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn trên da, giúp cải thiện tình trạng sưng ngứa do nổi mụn.
Bạn có thể lựa chọn sử d ụng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng và thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Pha muối với 3 lít nước ấm. Sử dụng chậu đã được vệ sinh sạch sẽ để rửa mặt
- Bước 2: Người bệnh rửa mặt sạch với nước ấm bình thường giúp da mặt làm quen và mở rộng lỗ chân lông
- Bước 3: Rửa mặt nhẹ nhàng với nước muối pha loãng. Trong quá trình rửa cần chú ý rửa lại nhiều lần, mát xa nhẹ nhàng trên da mặt tránh làm tổn thương da.
- Bước 4: Hãy rửa lại mặt với nước ấm sạch.
Vì nước muối có tính kháng khuẩn khá cao nên bạn chỉ nên rửa mặt bằng nước muối 1 – 2 lần/ngày. Nên áp dụng phương pháp này vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ.
3. Mặt nạ khổ qua giảm hiện tượng da mặt ngứa và nổi mụn
Khổ qua ( hay còn gọi là mướp đắng) là loại thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn được tận dụng để nuôi dưỡng làn da và cải thiện các vấn đề da liễu.
Khi bị ngứa và nổi mụn bạn nên áp dụng cách sau đây:
- Chuẩn bị 1 quả khổ qua và rửa sạch, nạo bỏ ruột và cắt thành từng miếng nhỏ
- Xay nhuyễn khổ qua cùng 100ml nước
- Cho hỗn hợp vào khay đá và để đông hoàn toàn
- Sau khi vệ sinh mặt sạch, sử dụng 1 viên đá lăn toàn bộ khuôn mặt. Đặc biệt chú ý lăn tập trung vào những vùng da bị nổi mẩn đỏ và ngứa.
- Rửa lại mặt bằng nước sạch
Với cách trị da mặt bị ngứa và nổi mụn mủ tại nhà bằng khổ qua, bạn nên áp dụng 1 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Điều trị bằng thuốc Tây
Điều trị ngứa da mặt nổi mụn bằng thuốc Tây là một trong những lựa chọn được khá nhiều người áp dụng bởi sự tiện lợi và nhanh chóng mang lại hiệu quả cho người dùng.
Một số loại thuốc Tây y được bác sĩ khuyên dùng để điều trị bệnh lý này có thể kể tới như:
- Các loại thuốc kháng Histamin không kê đơn: Promethazine hydrochloride (phenergan, dimedrol); loratadine (claritin); cetirizin hydroclorid (zyrtec),...
- Thuốc Calcineurin giúp ức chế miễn dịch và không chứa steroid
- Thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin để chống ngứa và hỗ trợ giấc ngủ vào ban đêm.
- Các loại thuốc bôi ngoài da dạng kem lỏng, thuốc mỡ tra, dung dịch bôi ngoài da,...
- Các loại kem dưỡng ẩm giúp giảm cảm giác khó chịu, thúc đẩy quá trình tái tạo da
Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ cũng như điều trị theo đúng chỉ dẫn để tránh tác dụng phụ.
Chăm sóc da mặt đúng cách phòng tránh ngứa và nổi mụn
Việc chăm sóc da mặt thường xuyên và đúng cách sẽ giúp hạn chế phần nào các tác nhân gây nên tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mụn. Bởi vậy trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên lưu ý:
- Uống đủ nước để cân bằng độ ẩm cho da một cách tự nhiên. Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để tăng cường khoáng chất, vitamin cho da.
- Rửa mặt bằng sữa rửa mặt hoạt chất dịu nhẹ hoặc bằng một số xà phòng có nguồn gốc thiên nhiên đảm bảo sạch da mà không mất đi độ ẩm cần thiết
- Sử dụng kem dưỡng da phù hợp với từng loại da, không khiến cho bít tắc lỗ chân lông. Tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn để chọn sản phẩm phù hợp nhất.
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm không có xuất xứ rõ ràng, chưa được kiểm chứng về chất lượng. Khi sử dụng mỹ phẩm lưu ý đến hạn sử dụng và thời hạn mở nắp mỹ phẩm.
- Tránh để da mặt chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời. Tốt nhất, bạn nên sử dụng kem chống nắng và các dụng cụ hỗ trợ để hạn chế bớt các tác hại của nắng vào da.
Kết luận
Da mặt bị ngứa và nổi mụn tuy gây mất thẩm mỹ nhưng người bệnh cũng không nên vì vậy mà trở nên mất tự tin hay ngại giao tiếp với người khác. Bệnh lý này hoàn toàn không nguy hiểm và có thể chữa trị được nếu người bệnh biết lựa chọn cho mình liệu pháp phù hợp và kiên trì với nó.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!