Viêm da cơ địa ở chân có thể gây khó khăn trong vận động, tinh thần giảm sút, thậm chí nhiễm trùng da. Bệnh có nguy cơ tái phát lại nhiều lần nếu không có phác đồ điều trị phù hợp. Vì thế, người bệnh cần chủ động theo dõi, phát hiện triệu chứng và kịp thời điều trị để tránh biến chứng nặng.
Viêm da cơ địa ở chân là gì?
Viêm da cơ địa ở chân (hay viêm da tiết bã) là bệnh da liễu mãn tính hình thành do quá trình tiết bã tăng mạnh, gây kích ứng và viêm nhiễm da. Các tế bào da chết tích tụ ở chân, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, da ở chân đỏ ngứa, khô, có thể xuất hiện vảy, bong tróc.
Triệu chứng bệnh thường gặp
Bệnh viêm da ở chân dễ khiến chúng ta nhầm lẫn với các loại bệnh ngoài da như nấm chân do tương đồng về một số triệu chứng. Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng nhất:
- Da ở mặt bàn chân và lòng bàn chân bị tổn thương, trở nên khô ngứa, bong tróc và có mẩn đỏ màu hồng.
- Mụn nước xuất hiện tại khu vực lòng bàn chân và ở ngón chân gây ngứa, khó chịu.
- Các mụn nước vỡ, tiết dịch dẫn đến tình trạng sưng, đỏ và nóng da.
- Tổn thương da dày và thâm nhiễm, vùng da ở chân khô và nứt nẻ nặng.
- Có thêm một số triệu chứng sốt và ho kéo dài.
Triệu chứng bệnh thường gặp
Nguyên nhân viêm da chân là gì?
- Di truyền: Có tới 60% các trường hợp viêm da cơ địa nói chung và ở chân nói riêng là do yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu có tiền sử mắc bệnh thì khả năng cao có thể di truyền lại sang con cái.
- Tiếp xúc dị nguyên: Dị nguyên chính là các yếu tố từ bên ngoài có thể gây ra các phản ứng dị ứng. Dị nguyên thường là các loại hoá chất, phấn hoa, mỹ phẩm, lông động vật… khi tiếp xúc thường xuyên sẽ tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
- Yếu tố tác động từ môi trường: Ô nhiễm, khói bụi tác động làm suy yếu hệ miễn dịch da dẫn đến điều kiện bùng phát bệnh dễ dàng hơn.
Biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm da chân
- Nhiễm trùng da: Phần da bị tổn thương do gãi và nứt nẻ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến nhiễm trùng da, nặng hơn có thể gây nhiễm trùng huyết và lây sang các vùng da bên cạnh.
- Lichen hoá: Da bị dày lên, sần sùi, có màu thâm sạm gây ra những cơn ngứa dữ dội.
- Dẫn đến bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô: Biểu hiện nặng khiến người bệnh khó thở, ho kéo dài.
- Viêm da thần kinh mạn tính: Phần da bị tổn thương do gãi nhiều sẽ dẫn đến tình trạng viêm da thần kinh mạn tính khó điều trị.
- Ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống: Do ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh mất ngủ, dễ bị lo âu, trầm cảm.
Cách chẩn đoán bệnh viêm da chân chính xác
Bác sĩ sẽ khám lâm sàng dựa vào các yếu tố như tiền sử bệnh lý của người bệnh và gia đình, các triệu chứng của bệnh nhân. Ngoài ra, để có thể xác định tình trạng bệnh chuẩn xác, bác sĩ sẽ thực hiện một vào xét nghiệm như xét nghiệm dị ứng, xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh thiết da.
Đối tượng dễ mắc bệnh viêm da ở chân
Cả người lớn, trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa. Đặc biệt, dưới đây là những nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc viêm da cơ địa cao nhất:
- Người có tiền sử dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng phấn hoa, thức ăn, côn trùng… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da cơ địa chân.
- Trẻ em: Có khoảng 10-20% trẻ em mắc bệnh này, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ em cao hơn người lớn.
- Những người có da khô: Làn da khô là nguyên nhân dẫn đến viêm da chân cơ địa, đặc biệt là khi có các triệu chứng bong tróc da.
Những người sống trong môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm khiến khả năng khởi phát bệnh cao.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở chân
- Chú ý dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm lành tính, đặc biệt là dưỡng ẩm ngay sau khi tắm.
- Vệ sinh vùng da chân nhẹ nhàng, thường xuyên, tránh nhiễm trùng.
- Giữ chân khô, nên lau sấy khô sau khi tiếp xúc với nước.
- Hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin, rau xanh hằng ngày, tránh ăn quá nhiều hải sản.
- Sử dụng các loại sữa tắm, mỹ phẩm lành tính, ít chất kích ứng.
Viêm da cơ địa ở bàn chân khi nào cần gặp bác sĩ?
Viêm da chân có thể gây ra rất nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được điều trị ngay. Đặc biệt là khi:
- Người bệnh xuất hiện các triệu chứng nặng và không kiểm soát được.
- Da bị nhiễm trùng.
- Phần da tổn thương bị nứt nẻ và chảy máu.
- Cảm giác đau, ngứa không thuyên giảm.
Cách chữa viêm da ở chân hiệu quả và an toàn
Điều trị bằng mẹo dân gian
Mẹo dân gian chỉ là cách chữa bệnh viêm da ở chân mang tính hỗ trợ, mức độ hiệu quả tuỳ vào tình trạng bệnh và khả năng thích ứng của từng người. Vì thế, người bệnh nên kết hợp với các phương pháp y khoa khác để đem lại hiệu quả tốt hơn.
- Thoa nha đam: Nha đam có tính kháng viêm và giảm ngứa hiệu quả. Người bệnh có thể dùng gel nha đam tươi thoa lên da khoảng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch mỗi ngày.
- Dùng nước lá trà xanh ngâm chân: Trà xanh là loại lá có tính sát khuẩn và giảm ngứa hiệu quả. Dùng lá trà xanh sạch, đun với khoảng 2l nước sau đó ngâm chân. Duy trì thường xuyên sẽ giúp dịu da.
- Dùng nước lá ổi ngâm chân: Lá ổi có tính sát khuẩn cao, khả năng chống viêm và giảm ngứa hiệu quả. Chuẩn bị nắm lá ổi sạch, để nguội sau đó thấm nước lá ổi lên da hoặc ngâm toàn bàn chân mỗi ngày.
Người bệnh cần giữ da chân sạch sẽ, khô ráo, tránh gãi trong quá trình điều trị để đem lại hiệu quả tốt hơn.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Nguyên lý điều trị của Đông y là giải quyết căn nguyên của bệnh. Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược từ tự nhiên lành tính, tập trung vào việc điều hòa khí huyết, thanh nhiệt giải độc, giảm viêm. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả nên áp dụng:
- Bài thanh nhiệt giải độc: Các thành phần chính bao gồm: ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 12g, rau má 12g, ngưu bàng tử 12g, thương nhĩ tử 12g, đơn đỏ 8g. Làm sạch nguyên liệu sau đó sắc thuốc uống mỗi ngày sẽ giảm tình trạng ngứa và giảm biến chứng viêm da cơ địa ở lòng bàn chân.
- Bài thuốc bổ trung ích khí: Thành phần chính bao gồm: hoàng kỳ 20g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, cảm thảo 6g, chích thảo 6g, phục linh 12g, thục địa 16g, ý dĩ 12g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày giảm tình trạng sần da.
- Bài thuốc tiêu độc trị ngứa: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: ké đầu ngựa 16g, rau má 16g, bồ công anh 16g, kinh giới 12g, ngũ sắc 12g, rễ cỏ tranh 12g, cam thảo 4g… Dùng sắc thuốc uống mỗi ngày sẽ thải độc cơ thể và trị ngứa hiệu quả.
Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Tây y
Phương pháp Tây y thường được áp dụng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Dùng thuốc bôi Tây y: Trong Tây y có thể sử dụng các loại thuốc bôi viêm da cơ địa ở chân như Corticosteroid giúp giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả. Trong trường hợp điều trị nhiễm trùng da, dùng thuốc bôi kháng sinh.
- Thuốc uống: Thuốc uống Corticosteroid giúp giảm viêm, giảm ngứa hiệu quả tuy nhiên chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm thuốc kháng histamine và thuốc ứng chế miễn dịch trong trường hợp bệnh nặng.
- Liệu pháp ánh sáng: Liệu pháp ánh sáng được áp dụng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với bất cứ cách điều trị nào. Đây là liệu pháp sử dụng điều trị bằng tia UVA, UVB, laser…
Lưu ý: Cách trị viêm da cơ địa ở chân bằng thuốc Tây y sẽ có khá nhiều tác dụng phụ vì thế cần phải sử dụng dựa theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng quá nhiều corticosteroid. Đặc biệt chú ý phải báo ngay cho bác sĩ trong trường hợp cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu tác dụng phụ nào.
Các loại dược liệu điều trị viêm da cơ địa chân
Các loại dược liệu lành tính giúp hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở chân hiệu quả và an toàn. Các loại dược liệu giúp giảm ngứa, giảm viêm da bao gồm: rau má, ngưu bàng tử, thương nhĩ tử, đơn đỏ, cam thảo, chích thảo, phục linh,… Khi dùng dược liệu điều trị viêm da cơ địa, người bệnh nên tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.
Bệnh viêm da cơ địa ở chân sẽ khiến cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì thế, hãy thường xuyên theo dõi cơ thể và áp dụng cách điều trị phù hợp, kịp thời. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn.
Viêm da cơ địa thuộc chứng viêm da tự miễn gây ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Với những triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mụn nước, mẩn đỏ, nhiều người lo ngại về vấn đề bệnh viêm da cơ địa có lây không
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP thì chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 tham gia nghĩa vụ quân sự. Như vậy, bạn bị viêm da cơ địa thì sức khỏe loại 6, không đủ điều kiện về sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự
Các triệu chứng viêm da cơ địa tái đi tái lại liên tục sẽ khiến người bệnh căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Ngoài ra thì việc tái phát nhiều lần sẽ khiến tổn thương trên da người bệnh lan rộng, kéo dài, hình thành nên sẹo gây mất thẩm mỹ.
Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát: Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!