Da nổi mẩn đỏ có mủ không ngứa là dấu hiệu đáng lo ngại cảnh báo nhiều căn bệnh da liễu nguy hiểm và có nguy cơ lây lan cao. Cụ thể đó là những căn bệnh nào và làm sao để chủ động phát hiện sớm và điều trị kịp thời, câu trả lời sẽ được giải đáp bởi chuyên gia chúng tôi.
Da nổi mẩn đỏ có mủ không ngứa là bệnh gì?
Tình trạng nổi mẩn đỏ trên da không hiếm gặp tuy nhiên một khi các nốt mẩn này có chứa đầu mủ đây là triệu chứng đáng lo ngại chúng ta không nên coi thường. Một vài nguyên nhân dẫn đến biểu hiện da nổi mẩn đỏ có mủ không ngứa mọi người cần nắm được sau đây:
Viêm da mủ
- Biểu hiện: Các vết mẩn đỏ xuất hiện cùng mụn mủ nhỏ li ti ngay bên trên lỗ chân lông.
- Nguyên nhân: Tạp khuẩn thâm nhập và tăng sinh quá mức trên da làm tăng độc tố, da bị tổn thương nên biểu hiện ra ngoài bằng mụn rộp có mủ. Bệnh lan ra nhanh chóng nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Herpes
- Biểu hiện: Ngứa ngáy, bệnh nổi mề đay một vùng da cố định, sau đó mụn nước bắt đầu mọc với những bọng nhỏ vỡ ra đau rát.
- Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở người cao tuổi có sức đề kháng kém, người bị suy giảm khả năng miễn dịch hoặc rối loạn hormone.
Thủy đậu
- Biểu hiện: Thủy đậu đặc trưng với các đám mụn nước nổi hẳn lên trên bề mặt da khắp cơ thể.
- Nguyên nhân: Virus Varicella tấn công cơ thể gây ra bệnh thủy đậu, bệnh thường gặp vào mùa xuân đôi khi diễn tiến thành dịch khá nguy hiểm vì có tốc độ lây lan nhanh.
Chốc lở
- Biểu hiện: Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, phổ biến là các vùng da hở như mặt, tay, chân, cổ với biểu hiện là các vết lở loét có dịch mủ.
- Nguyên nhân: Nhiễm khuẩn này hình thành do liên khuẩn cầu hoặc tụ cầu thâm nhập qua những vết thương nhỏ trên da.
Nhiễm khuẩn tụ cầu vàng
- Biểu hiện: Các nốt mẩn đỏ phồng rộp với nhiều dịch mủ bên trong, vùng da tổn thương sưng tấy, lở loét, chảy mủ, chảy máu vô cùng đau đớn.
- Nguyên nhân: Vi khuẩn tụ cầu vàng thâm nhập vào da. Đây là bệnh lý nghiêm trọng để lại nhiều hệ lụy như nhiễm trùng máu, nguy hiểm tính mạng người bệnh.
Bệnh ghẻ
- Biểu hiện: Ngứa ngáy, mẩn đỏ rát, đau khi chạm vào, đầu mụn có mủ. Bệnh rất dễ lây nhiễm chéo từ người này sang người kia nếu dùng chung đồ dùng sinh hoạt.
- Nguyên nhân: Ký sinh trùng tồn tại và sinh sôi nảy nở dưới bề mặt da làm da tổn thương.
Zona thần kinh
- Biểu hiện: Các vết ban màu hồng nhạt xuất hiện khu trú sau đó lan ra nhiều nơi, có kèm theo mụn nước chứa đầu dịch mủ. Nếu giai đoạn zona không gây ngứa nhưng lâu dần khi các mụn nước vỡ ra sẽ gây đau rát, khó chịu.
- Nguyên nhân: Virus varicella-zoster là thủ phạm gây ra chứng bệnh nhiễm trùng Zona thần kinh.
Bệnh chàm bội nhiễm
- Biểu hiện: Những nốt mẩn ngứa kèm theo mưng mủ, chúng vỡ ra làm dịch chảy không ngừng kèm ngứa ngáy dẫn tới vùng da tổn thương bị bội nhiễm, nếu không điều trị tốt sẽ đến nhiễm trùng, hoại tử.
- Nguyên nhân: Bệnh hình thành do vi khuẩn hoặc virus phổ biến là herpes hoặc tụ cầu khuẩn.
Chân tay miệng
- Biểu hiện: Đây là bệnh lây nhiễm thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, biểu hiện lâm sàng của bệnh là những nốt mụn đỏ, có mủ không ngứa đi kèm sốt từ nhẹ đến nặng, dần dần các nốt mụn sẽ vỡ ra lở loét gây đau.
- Nguyên nhân: Chân tay miệng có thể hình thành do nhiều virus phổ biến là virus coxsackie A16. Bệnh lây lan từ người này sang người khác thông qua sự tiếp xúc với chất dịch của người đang bị bệnh.
Da nổi mẩn đỏ có mủ không ngứa khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh cần đến bệnh viện, chuyên khoa da liễu khám và điều trị ngay khi gặp các triệu chứng sau đây:
- Lúc đầu không ngứa nhưng sau ngứa tăng dần, ngứa dữ dội khó chịu
- Các nốt mụn vỡ nhiều có nguy cơ bội nhiễm, hoại tử da
- Sốt cao kéo dài, uống thuốc không hạ
- Xuất hiện nhiều biểu hiện kèm theo như đau họng không thể ăn uống, khó nuốt, mất ngủ…
- Sau 2 tuần điều trị tại nhà mà triệu chứng bệnh không được cải thiện.
Cách điều trị da nổi mẩn đỏ có mủ không ngứa tại nhà
Mặc dù nguy hiểm nhưng nếu mới phát hiện da bị nổi mẩn đỏ có mủ thì bạn vẫn có thể điều trị bệnh tại nhà bằng những cách sau:
- Cố gắng xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và bắt đầu điều trị từ nguyên nhân.
- Ngay khi thấy vùng da bị mẩn đỏ nổi lên bất thường hãy lấy vài viên đá bọc trong chiếc khăn mỏng rồi chườm nhẹ xem vết mẩn có mất đi không.
- Không được dùng tay sờ nhiều lần hay gãi vào vùng da tổn thương tránh vi khuẩn từ tay thâm nhập khiến tổn thương lan rộng.
- Không được sử dụng bất kỳ hóa chất, xà phòng nào trong khi đang bị bệnh.
- Người bệnh nên tắm nước mát, không nên tắm nước quá nóng kẻo sẽ làm da bị mất nước dẫn tới khô da, bong vảy và nổi mẩn.
- Khi đang bị mẩn đỏ rồi nên tăng cường uống nước, đặc biệt là nước ép các loại quả nhiều vitamin C để bổ sung các chất chống oxy hóa, giúp vết mẩn nhanh chóng được loại bỏ.
- Vệ sinh da đúng cách
- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng hãy cảnh giác với các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản có vỏ cứng, cá biển lớn nhiều thủy ngân hoặc đồ ăn đóng hộp. Bên cạnh đó, những thực phẩm kích thích sự mưng mủ cũng cần được loại bỏ khỏi thực đơn (gạo nếp, các món chiên rán nhiều dầu mỡ, rau muống…)
- Các mẹo dân gian chữa mẩn ngứa sẽ hiệu quả với những trường hợp lớp mủ chưa bị vỡ ra, một khi mụn mủ vỡ ra gây bội nhiễm. Nếu cố tính đắp, bôi các loại thảo dược khác lên sẽ phản tác dụng, gây ra nhiều biến chứng hơn.
- Nếu sau 2 tuần chăm sóc tại nhà mà các triệu chứng bệnh không cải thiện hoặc có phần nặng thêm thì tốt nhất cần thăm khám chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp.
- Tuyệt đối không tự ý mua những loại thuốc kháng histamine về dùng bởi lạm dụng thuốc này ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, thận.
- Tuân thủ những điều bác sĩ chuyên khoa yêu cầu như dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian, không vì thấy bệnh đã giảm mà tự ý ngừng thuốc sẽ khiến mẩn đỏ tái phát thành mãn tính rất khó chữa khỏi.
- Các loại thuốc chữa mẩn đỏ có mủ phổ biến được kê đơn là: kháng sinh (có thể dùng uống hoặc bôi tại chỗ ngoài da) – mục đích tránh bệnh lây lan sang các khu vực khác. Cũng có trường hợp sẽ được chỉ định tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch (nếu người bệnh nhiễm các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh). Ngoài ra có thể sử dụng kèm kem bôi da dưỡng ẩm khi vết thương lên da non, kem chống nấm…
Tuy nhiên, không phải cơ thể ai cũng đáp ứng được hiệu quả khi lựa chọn các mẹo dân gian hay biện pháp chữa triệu chứng thông thường. Hơn nữa, bệnh dễ tái phát khi gặp các tác nhân từ môi trường, dần dần có thể chuyển thành mề đay mãn tính.
Kết luận
Mặc dù không ngứa nhưng nếu da nổi mẩn đỏ có mủ bạn cần hết sức cẩn trong, nếu không biết cách vệ sinh, chăm sóc da đúng chuẩn thì mủ dây ra sẽ làm các vết mẩn lan ra trên diện rộng phát sinh thêm nhiều vấn đề, vô cùng khó điều trị. Hy vọng những kiến thức bên trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!