Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy nến thể mủ là dạng nguy hiểm nhất của bệnh vảy nến. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây nguy hiểm như viêm khớp, suy thận, suy tim thậm chí tử vong. Việc nắm bắt thông tin về nguyên nhân nào gây bệnh, triệu chứng sẽ giúp người bệnh chủ động trong cách điều trị và phòng ngừa bệnh.

Bệnh vảy nến thể mủ là gì? Có bao nhiêu loại?

Vảy nến thể mủ là tình trạng da liễu hiếm gặp, chỉ có khoảng 3% nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Bệnh đặc trưng bởi mụn mủ màu trắng, mọc trên vùng da bị đỏ, căng rát trước đó. Căn bệnh này phổ biến hơn ở người lớn tuổi, có thể xuất hiện độc lập hoặc kết hợp với vảy nến mảng bám.

Vảy nến thể mủ đặc trưng bởi mụn mủ màu trắng
Vảy nến thể mủ đặc trưng bởi mụn mủ màu trắng

Dựa vào vị trí và triệu chứng, bệnh được chia thành 2 dạng chính sau:

  • Vảy nến thể mủ toàn thân: Là dạng bệnh nặng có thể đe dọa tính mạng và cần điều trị sớm. Thể bệnh này thường xuất hiện một cách đột ngột với biểu hiện chính là da bị đỏ và gây đau đớn trên diện rộng kèm theo mụn mủ. Ngoài ra người bệnh có các dấu hiệu như sốt, ớn lạnh, ngứa dữ dội, mất nước, nhịp tim nhanh, thiếu máu, sụt cân,... Đối tượng nhiễm bệnh thường là  người trên 20 tuổi, với tỷ lệ mắc đồng đều cả nam và nữ.
  • Vảy nến thể mủ khu trú: So với thể toàn thân, thể khu trú được tiên lượng tốt và có diễn biến ít nghiêm trọng hơn. Ở dạng khu trú, vảy nến thường xuất hiện lòng bàn tay và lòng bàn chân, đầu ngón tay, đầu ngón chân. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở nữ giới trên 30 tuổi với tỷ lệ tái phát cao.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh

Tùy vào vị trí xuất hiện mà bệnh vảy nến thể mủ có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng điển hình của vảy nến thể mủ toàn thân

Tổn thương đặc trưng của thể bệnh này là tình trạng da đỏ, đau rát, sưng nề và có mụn mủ vô khuẩn. Thông thường, người bệnh sẽ phải trải qua 3 giai đoạn bệnh, tương ứng với đó là các triệu chứng đặc trưng.

  • Trong 24h đầu: Bệnh khởi phát với triệu chứng sốt cao, ớn lạnh. Vùng da sắp mọc vảy nến bắt đầu căng rát, ửng đỏ và đau đớn. Các nốt ban sau đó phát triển thành từng đám, đặc biệt khu trú ở những vùng da có nếp gấp, bộ phận sinh dục và lan toàn thân trừ bàn tay, bàn chân và mặt.
  • Vài giờ tiếp theo: Mụn mủ vô khuẩn, kích thước nhỏ, nông, màu trắng xuất hiện thành cụm. Chúng có thể liên kết với nhau tạo thành từng mảng lớn với đường kính lên tới 1-2cm.
  • 24-48h sau đó: Mụn sẽ khô lại, tạo mảng màu trắng bao phủ vùng da tổn thương. Tình trạng này kéo dài nhiều tuần có thể kèm theo tổn thương móng, tóc, bội nhiễm,...

Vảy nến thể mủ toàn thân có thể tái phát, trở lại sau vài ngày hoặc vài tuần. Vì vậy người bệnh cần được điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu bệnh.

Vảy nến thể mủ khu trú có dấu hiệu gì?

Ở thể khu trú, triệu chứng của bệnh vảy nến chủ yếu xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và 2 gót chân của bạn. Cụ thể:

  • Xuất hiện mụn mủ màu trắng, kích thước khoảng 2-4mm mọc trên các mảng da tay và chân.
  • Mụn mủ mọc thành đám, mụn phồng hoặc bằng phẳng. Đi kèm với đó là các triệu chứng phù nề tay chân, nổi hạch hoặc sốt cao.
  • Mụn sau khi đó sẽ chuyển sang màu nâu hoặc đậm hơn.
  • Khoảng 8-10 ngày khởi phát, các mụn mủ này khô lại, tạo thành lớp sừng và có dấu hiệu bong tróc.
  • Một số trường hợp vỡ mụn có máu đỏ tươi cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, tổn thương da xuất hiện.

Vảy nến khu trú cũng có thể tái phát theo chu kỳ, để lại một làn da khô, nứt nẻ. Theo chuyên gia những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có tỉ lệ mắc bệnh này cao hơn bình thường.

Hình ảnh vảy nến thể mủ

Triệu chứng Vảy Nến Thể Mủ phổ biến

Nguyên nhân thường gặp gây bệnh vảy nến thể mủ

Vảy nến thể mủ là bệnh da liễu tự miễn. Nghĩa là xuất hiện phản ứng của các mao mạch dưới da khi chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài hoặc trong cơ thể. Từ đó, gây ra hiện tượng phù nề, ngứa rát, nổi mụn tại chỗ.

Bệnh có liên quan mật thiết với yếu tố gen và ngoại sinh khác. Các yếu tố gây bệnh thường gặp đó là:

  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người thân bị, nguy cơ mắc bệnh vảy nến cao hơn bình thường.
  • Hệ miễn dịch hoạt động quá mức: Bình thường, hệ miễn dịch sẽ gửi tín hiệu cho các tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi hệ miễn dịch suy yếu hoặc hoạt động quá mức, các tế bào này nhận sai tín hiệu đã tấn công vào chính làn da của bạn.
  • Tác động của môi trường và lối sống: Một số yếu tố bao gồm căng thẳng, stress, hút thuốc, tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc ánh sáng chứa tia UV cũng sẽ góp phần vào sự phát triển của bệnh.
  • Dị ứng và kích ứng da: Một số hóa chất trong các sản phẩm làm sạch hoặc mỹ phẩm gây viêm da và kích thích sự phát triển của bệnh vảy nến thể mủ.
  • Bệnh lý liên quan: Việc mắc các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp cũng làm gia tăng nguy cơ bị bệnh.
  • Lạm dụng thuốc: Việc lạm dụng và không tuân thủ liều lượng khi sử dụng các loại thuốc đặc trị như kháng sinh, steroid, thuốc trầm cảm, giảm đau cũng sẽ khiến bệnh bùng phát.

Biến chứng nguy hiểm của vảy nến thể mủ

  • Nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu: Khi các mụn mủ xuất hiện với số lượng lớn, ở trên diện rộng có thể gây ra nhiễm trùng nếu vỡ, đặc biệt là khi không được vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng. Các dạng nhiễm trùng có thể gặp phải như nhiễm trùng da,  nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mô.
  • Rối loạn chuyển hóa: Vảy nến thể mủ có thể gây ra rối loạn chuyển hóa  glucose, hạ đường huyết, hạ canxi huyết…
  • Biến dạng móng và viêm khớp: Người bệnh vảy nến có thể đối mặt với nguy cơ biến dạng móng tay, móng chân khi các vết viêm lan rộng đến khớp. Lúc này ngoài bị sưng, đau, nóng đỏ và khó vận động người bệnh sẽ gặp một số biến chứng như biến dạng khớp, co rút tay chân.

Vảy nến thể mủ biến chứng gây biến dạng móng và viêm khớp
Vảy nến thể mủ biến chứng gây biến dạng móng và viêm khớp

  • Mắc bệnh nam khoa, phụ khoa: Trường hợp mụn mủ xuất hiện ở bộ phận sinh dục và bị nhiễm trùng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo,...
  • Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống: Bệnh có thể gây ra rối loạn tâm lý. Nhất là khi mà triệu chứng của bệnh kéo dài khiến người bệnh rơi vào tình trạng tự ti.
  • Tử vong: Là biến chứng nguy hiểm nhất của vảy nến thể mủ.  Người bệnh có thể đối mặt với các vấn đề như suy giảm đề kháng, tăng khả năng bội nhiễm, suy gan, suy thận, suy tim trong giai đoạn cấp tính. Và cuối cùng là tử vong biến chứng thứ phát sau suy tim khi không điều trị tốt.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Khám xét cận lâm sàng:

  • Tiền hành thăm hỏi triệu chứng, thời gian xuất hiện, yếu tố di truyền và các nhân tố tác động bên ngoài như môi trường, lối sống.
  • Tiến hành kiểm tra da và triệu chứng để xem mức độ tổn thương của các mảng bám, mụn mủ.

Xét nghiệm lâm sàng:

  • Sinh thiết da: Đây là phương pháp quan trọng để xác định bệnh vảy nến. Bác sĩ sẽ lấy mẫu da từ vùng ảnh hưởng,  quan sát dưới kính hiển vi để tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này giúp xác định số lượng bạch cầu, tình trạng gan, thận và các vấn đề nội tiết có thể gặp phải khi bị vảy nến thể mủ.

Ai dễ mắc bệnh vảy nến thể mủ?

Vảy nến thể mủ có thể gặp ở tất cả đối tượng nhưng một số người sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cụ thể:

Người thường xuyên stress dễ mắc bệnh vảy nến
Người thường xuyên stress dễ mắc bệnh vảy nến

  • Người trưởng thành, đặc biệt là từ 20-50 tuổi.
  • Người có người thân bị bệnh.
  • Người đang gặp các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, hệ thống miễn dịch suy giảm hoặc mắc các bệnh lý nội tiết.
  • Người bị stress, áp lực.
  • Người hút thuốc lá nhiều.
  • Người tiếp xúc với ánh nắng tia cực tím, hóa chất, độc hại.
  • Người bị đổi nội tiết tố đột ngột, thường gặp là ở phụ nữ mang thai hoặc trong độ tuổi dậy thì.
  • Người bị chấn thương, xuất hiện tổn thương hở trên da dẫn đến nhiễm trùng.
  • Ngoài ra, những người đang dùng thuốc giảm đau, chống viêm steroid, kháng sinh,... cũng có nguy cơ bị bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

  • Sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, không chứa hóa chất kích ứng, giữ da khô ráo để tránh vi khuẩn phát triển.
  • Hạn chế cọ xát, gãi hoặc tạo áp lực lên da. Vì điều này có thể gây tổn thương, khiến vi khuẩn phát triển.
  • Giữ ẩm, ngăn ngừa khô da, góp phần hạn chế tiến triển của bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường bổ sung vitamin D và Omega 3 để giảm triệu chứng của bệnh.
  • Hạn chế các loại hải sản, thức ăn có tính dị ứng, đồ ăn cay nóng, rượu bia và chất kích thích.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường thể dục, thể thao và ngủ đủ giấc để giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
  • Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố khiến bệnh nặng hơn như hóa chất, kim loại, thuốc lá,....

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

  • Ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh như mụn mủ, đau rát.
  • Triệu chứng không cải thiện và nghiêm trọng hơn sau một thời gian điều trị tại nhà.
  • Xuất hiện bất kỳ biến chứng nào liên quan đến bệnh như nhiễm trùng da, viêm khớp hoặc các triệu chứng tim mạch,...
  • Khi tâm lý và tinh thần người bệnh bị ảnh hưởng, thường xuyên lo lắng, trầm cảm, tự ti.

Vảy nến thể mủ điều trị thế nào cho hiệu quả cao?

Căn cứ vào tình trạng bệnh cũng như độ tuổi mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

Tây y điều trị vảy nến thể mủ

Tây y trị bệnh vảy nến bằng thuốc hoặc liệu pháp quang học. Cụ thể:

Thuốc bôi tại chỗ

  • Thuốc mỡ salicylic 2%, 3%, 5%.
  • Thuốc mỡ corticosteroid làm giảm triệu chứng viêm, ngứa của bệnh.
  • Thuốc Anthralin giúp giảm tăng sinh tế bào, giảm vảy và viêm.
  • Thuốc Keratolytic như urea, lactic acid cũng có thể được sử dụng để làm mềm và lột bỏ vảy da.

Thuốc mỡ salicylic thường được kê nhằm cải thiện triệu chứng bệnh
Thuốc mỡ salicylic thường được kê nhằm cải thiện triệu chứng bệnh

Thuốc điều trị toàn thân

  • Retinoid: Thuốc có độ tính thấp, giúp làm chậm quá trình tăng sản tế bào, bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào sừng.
  • Methotrexate: Thuốc ức chế miễn dịch, giúp tăng sinh tế bào thượng bì. Thuốc chỉ nên dùng trong trường hợp bệnh nặng, diện tích rộng hơn 50%.
  • Cyclosporin A: Tác dụng ức chế miễn dịch, ngăn chặn viêm nhiễm.
  • Steroid toàn thân: Dùng trong trường hợp có biến chứng nặng về viêm khớp. Thuốc cho tác dụng nhanh nhưng chỉ tạm thời, dễ tái phát thậm chí nặng hơn.

Liệu pháp ánh sáng

Là phương pháp sử dụng ánh sáng được cung cấp bởi các nguồn như tia UVB, PUVA để ức chế quá trình tổng hợp ADN, ức chế biểu hộ HL ADR của tế bào sừng. Từ đó làm sạch tổn thương ngoài da nhanh chóng.

Phương pháp này khá an toàn, ít độc hại và cho hiệu lực nhanh chóng. Liệu trình thực hiện được chia thành các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn tấn công: Chiếu đèn 3 lần/ tuần, kéo dài 1 tháng
  • Giai đoạn duy trì: Chiếu đèn 1 lần/ tuần, kéo dài 2 tháng

Cách trị vảy nến thể mủ theo Đông y

Đông y điều trị vảy nến thể mủ tập trung vào việc thanh nhiệt, thải độc, điều hòa khí huyết, giải trừ mầm bệnh. Phương pháp này sử dụng 100% thảo dược tự nhiên, an toàn không tác dụng phụ. Có thể áp dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Tùy vào cơ địa của từng đối tượng mà các vị thuốc sẽ được cân đối, gia giảm phù hợp. Một số bài thuốc điều trị như:

Bài thuốc thể phong nhiệt

  • Chuẩn bị: Thổ phục linh, ké đầu ngựa mỗi loại 20g; thạch cao, sinh địa, hòe hoa mỗi loại 40g; cam thảo 4g; thăng ma, địa phu tử mỗi loại 12g.
  • Cách làm: Người bệnh đem sắc thuốc với 4 chén nước, lọc 3 phần uống hết trong ngày.

Bài thuốc thể phong huyết táo

  • Chuẩn bị: Sinh địa, huyền âm, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, hỏa ma nhân, hà thủ ô mỗi thứ 12g.
  • Cách làm: Tất cả đem sắc với nước rồi uống trong ngày.

Bài thuốc thể huyết nhiệt

  • Chuẩn bị: Đan bì, hồ trượng, đại thanh diệp, tử thảo, bắc đậu căn mỗi thứ 10g; hoa hòe, xích thược, quy vĩ, sinh địa mỗi loại 12g; hồ trượng 15g.
  • Cách làm: Đem sắc thuốc uống trước ăn, mỗi ngày 1 thang.

Dân gian điều trị vảy nến thể mủ

  • Dùng nha đam: Giúp làm sạch, chữa lành vết thương và giảm triệu chứng khó chịu của bệnh. Bạn chỉ cần lấy lá nha đam, gọt vỏ, thái nhỏ, xay nhuyễn rồi đắp lên vùng bị thương 15-20 phút. Sau đó rửa sạch với nước.
  • Dùng lá trà xanh: Giúp loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy tái tạo, sản sinh da mới. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 nắm trà xanh, sau đó rửa sạch đun sôi với nước. Chắt ra pha thêm nước nguội để tắm mỗi ngày
  • Dùng lá trầu không: Thành phần trong loại lá trầu không có tác dụng kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng. Chỉ cần lấy lá, đun với nước sạch, thêm chút muối biển rồi dùng nước đó ngâm rửa vùng da bị bệnh khoảng 30 phút. Tuần áp dụng 2-3 lần.

Thành phần trong loại lá trầu không có tác dụng kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng
Thành phần trong loại lá trầu không có tác dụng kháng viêm, hạn chế nhiễm trùng

Dược liệu trị bệnh vảy nến thể mủ

Sử dụng các dược liệu quý từ tự nhiên cũng là một biện pháp hữu hiệu được nhiều người bệnh tin dùng trong trị vảy nến. Cách làm này chẳng những hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí tối đa cho người bệnh.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng các dược liệu này, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Một số dược liệu thông dụng, thường được sử dụng để trị vảy nến thể mủ như: Đương quy, kim ngân hoa, thổ phục linh, sinh địa, ké đầu ngựa,...

Vảy nến thể mủ là dạng nặng nhất của bệnh vảy nến, có thể tái phát theo đợt. Vì vậy, ngoài việc bỏ túi phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh cần phải nắm vững nguyên tắc phòng ngừa, chăm sóc sau bệnh, hạn chế bùng phát.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Vảy Nến Thể Mủ bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan