Ngứa ngáy, tróc vảy, viêm đỏ liên tục trên da đầu là những dấu hiệu thường thấy ở người bệnh á sừng da đầu. Tình trạng này không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhưng cảm giác khó chịu mà nó gây ra dễ khiến bạn khó chịu, mặc cảm, ngại giao tiếp.
Á sừng da đầu là bệnh gì?
Nằm trong nhóm các thể bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca), á sừng da đầu là một dạng viêm da cơ địa mãn tính, dễ mắc lại, làm mất thẩm mỹ và khó trị hết. Người bị á sừng da đầu thường có tổn thương ngoài da ở vùng dưới tóc, sau gáy.
Các triệu chứng xuất hiện nhiều vào mùa đông, khi thời tiết hanh khô, làn da dễ mất nước. Bên cạnh đó, với những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất thì có khả năng mắc bệnh thường xuyên hơn người bình thường.
Á sừng ở đầu không có tính lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên nó lại dễ lan từ vùng da đầu xuống cổ hoặc từ trán xuống mặt của người bệnh. Một số người bệnh mãn tính có thể xuất hiện bệnh trên bất cứ vị trí nào của cơ thể.
Dấu hiệu bị bệnh á sừng trên da đầu
- Gần sát chân tóc có vảy trắng, bong tróc.
- Da đầu nhanh khô, gây cảm giác ngứa, muốn gãi, khi gãi tạo vảy rơi ra.
- Vùng da dưới chân tóc có biểu hiện viêm, đỏ tấy.
- Tại vùng da bệnh, tóc thường xuyên rụng hoặc bị yếu, gãy.
Khi bị bệnh á sừng ở da đầu, không ít người lầm tưởng đây là bệnh vảy nến da dầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mô bệnh học để so sánh rõ hai biểu hiện của bệnh lý. Cụ thể, á sừng và vảy nến da đầu đều gây bong tróc và viêm đỏ trên đầu, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Tuy nhiên, ở mô bệnh học của bệnh nhân vảy nến xuất hiện trạng thái dày sừng do sự rối loạn trong chu trình chuyển hóa tế bào thượng bì. Còn ở mô bệnh học của người bệnh á sừng, vảy sừng hình thành từ tổn thương da dị nguyên.
Phân tích kỹ dấu hiệu bệnh có thể thấy sự khác biệt như sau:
- Mảng bong ở da của người bệnh á sừng thường lớn, khô, khi nứt ra sẽ gây ngứa kèm theo cảm giác đau rát.
- Mảng da của người bệnh vảy nến thường mỏng, nhỏ, màu trắng bạc, dễ bong và ít gây cảm giác ngứa rát.
- Người bệnh á sừng thường cảm thấy khó chịu hơn tại vùng da bệnh khi thời tiết hanh khô hoặc tiếp xúc với dị nguyên.
- Bệnh nhân vảy nến có biểu hiện bệnh rõ rệt hơn khi căng thẳng hoặc tác động vật lý.
Hình ảnh á sừng da đầu
Nguyên nhân á sừng da đầu
- Hoá chất: Người bệnh thường xuyên sử dụng dầu gội có hoá chất gây kích ứng mạnh.
- Cơ địa: Bệnh nhân có cơ địa dị ứng, dễ mắc bệnh da liễu và các nhóm bệnh về đường hô hấp.
- Di truyền: Nhóm người bị bệnh viêm da cơ địa có thể để lại gen di truyền cho thế hệ cận huyết.
- Thời tiết: Á sừng da đầu dễ bị bùng phát khi trời hanh khô và rét do cơ thể mất nước hoặc suy giảm miễn dịch.
- Yếu tố khác: Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm không cân đối về dinh dưỡng, môi trường ô nhiễm nhiều nấm men… cũng có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh á sừng ở đầu.
Biến chứng á sừng da đầu
Á sừng da đầu nguy hiểm hay không thì câu trả lời là KHÔNG. Tuy nhiên, ở những người có biểu hiện nặng, họ có nhiều nguy cơ bị:
- Rụng tóc: Á sừng ở đầu gián tiếp tác động làm tóc xơ yếu, dễ gãy rụng.Thậm chí, bạn có thể bị hói tại vùng da bệnh do chân tóc thoái hoá.
- Viêm da bội nhiễm: Khi da khô và tróc vảy sẽ tạo vết thương hở, rướm máu. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại khuẩn hại tấn công vào da đầu làm viêm da bội nhiễm.
- Nhiễm trùng máu: Vi khuẩn tấn công vào da đầu còn gây nhiễm trùng máu, kéo theo các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Mất thẩm mỹ: Mái tóc bị hư hỏng do vảy sừng trở nên thô, xấu khiến người bệnh tự ti. Cảm giác khó chịu, bứt dứt thường xuyên có thể khiến họ căng thẳng, ngại giao tiếp.
Phương pháp chẩn đoán á sừng da dầu
Để hạn chế những ảnh hưởng xấu do á sừng mang lại, bạn nên đến trung tâm da liễu để kiểm tra. Tại đây bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán á sừng da đầu bằng cách quan sát tổn thương da và hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh.
Đồng thời, người bệnh cần tiến hành một số xét nghiệm để xác định mức độ bệnh lý trước khi đưa ra phương án cải thiện triệu chứng:
- Soi tế bào da: Bác sĩ tiến hành lấy mẫu tế bào da soi dưới kính hiển vi để xác định có bị viêm hoặc nhiễm nấm hay không.
- Test KoH: Bác sĩ lấy tế bào mô phết KoH và hơ nóng để xác định nấm gây bệnh.
Đối tượng bị á sừng da đầu
- Người có cơ địa yếu hoặc tiền sử gia đình có người bị bệnh á sừng.
- Những người hay thay đổi dầu gội, làm tóc thường xuyên.
- Những người làm kỹ thuật viên y tế hoặc phụ hồ.
- Người lao động chân tay trong môi trường nhiều hoá chất…
Cách phòng á sừng da đầu tái phát
- Hạn chế tối đa việc dùng các loại keo xịt tóc, nước hoa hay dầu gội có chứa hoá chất gây kích ứng da.
- Không dùng tay hoặc các vật cứng, sắc chà xát vào vùng da bị tổn thương trên đầu.
- Khi thời tiết hanh khô, bạn chú ý uống đủ nước và giữ ẩm cho da đầu bằng những sản phẩm tự nhiên, lành tính.
- Sử dụng thực đơn ăn uống đủ chất và tránh các loại thực phẩm gây dị ứng.
- Vệ sinh nơi ở, giường đệm thường xuyên, dùng máy lọc không khí để giảm bớt bụi mịn trong nhà, giảm vi khuẩn gây bệnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Á sừng da đầu không gây nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh. Đặc biệt, đừng chủ quan tự chữa tại nhà nếu:
- Có biểu hiện viêm nhiễm, ngứa ngáy kéo dài trên 1 tháng.
- Vùng da bệnh đau nhức gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ tinh thần.
- Lỗ chân lông vùng da bệnh bị bít tắc, cản trở chất cặn bã, tế bào chết đi ra ngoài.
- Da bệnh bị viêm dẫn đến nhiễm trùng máu, kéo theo bệnh khác.
Ngoài ra, những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, em bé, mẹ nuôi con bú cần khám chữa ngay khi có dấu hiệu bị á sừng da đầu.
Điều trị á sừng da đầu thế nào hiệu quả
Thuộc nhóm bệnh viêm da cơ địa mãn tính, bạn chỉ có thể điều trị các triệu chứng của á sừng da đầu. Đa phần bệnh nhân được chỉ định một trong số các phương pháp dưới đây.
Điều trị á sừng da đầu bằng dầu gội và thuốc
Có một số loại dầu gội và thuốc giúp kiểm soát triệu chứng trên da đầu người bệnh á sừng được chuyên gia khuyên dùng. Đó là:
- Dầu gội chứa thành phần kháng nấm: Phổ biến là Selenium sulfide, Ketoconazole… có khả năng ức chế khuẩn bệnh, giảm tổn thương và cảm giác ngứa trên da đầu.
- Thuốc kháng histamin H1: Giúp người bị á sừng chặn cơn ngứa phát sinh trên da đầu bằng cách ức chế histamin.
- Bạt sừng: Cụ thể là axit salicylic, giúp kiểm soát da đầu tiết bã nhờn, giảm dầu thừa, từ đó loại bỏ vảy sừng. Bên cạnh đó loại axit này còn có tính sát trùng, giúp ngừa viêm da.
- Kháng sinh: Nhóm này dùng khi vùng da á sừng bị bội nhiễm và chỉ dùng qua đường uống trong 7 - 10 ngày.
Chữa á sừng bằng mẹo dân gian
Á sừng da đầu là bệnh phổ biến và không nguy hiểm với tính mạng. Do vậy, đến nay, nhiều mẹo dân gian giúp giảm biểu hiện bệnh vẫn được áp dụng và cho hiệu quả cao.
- Dùng tinh dầu trầu không: Đun lá trầu tươi để tinh dầu trong lá tiết ra nước. Dùng nước này pha thêm nước máy gội 2 - 3 lần/tuần để làm sạch da đầu, tiêu viêm, kháng khuẩn.
- Thoa mật ong: Người bệnh làm ướt vùng da bệnh rồi thoa mật ong nguyên chất lên. Ủ tóc khoảng 10 phút để dược tính của mật ong thấm vào dưới da, loại bỏ chất bẩn và khuẩn hại. Sau đó gội đầu lại bằng nước sạch và dùng dầu gội lành tính.
- Gội nước bồ kết: Lấy quả bồ kết đã phơi khô đem nướng chín rồi thả vào nồi nước sôi. Đun thêm vài phút để tinh chất từ bồ kết thôi ra nước, sau đó pha với nước lạnh để gội. Cách này giúp giảm tình trạng xơ, rụng tóc do á sừng khá hiệu quả.
Chữa á sừng da đầu bằng Đông y
Theo Đông y, á sừng da dầu là do can thận bị rối loạn chức năng giải độc. Cơ thể bị nóng trong người, độc tố tích tụ dưới da và khởi phát thành các cơn ngứa ngáy, khó chịu, kèm theo cảm giác đau rát như châm chích.
Để khắc phục tình trạng, thông thường, các lương y thường kết hợp các loại thảo dược vừa có tác dụng bồi bổ chức năng ngũ tạng vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Đồng thời, các bài thuốc này có tác dụng ức chế, diệt khuẩn, làm sạch da, làm dịu cơn đau, loại bỏ lớp sừng và phục hồi da bị tổn thương.
Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo phải kể tới như:
- Bài 1: Dùng 50g lá đu đủ và lá sung kết hợp với 2 củ khoai tây chín đem giã nhỏ và đắp lên vị trí da đầu đóng vảy. Sau 30 phút thì vệ sinh lại bằng khăn ấm. Làm liên tục nhiều ngày đến khi hết vảy ngứa.
- Bài 2: dùng 50g lá huyết dụ kết hợp 100g lá đinh lăng sắc với 500ml nước lọc. Cô đặc còn 200ml nước thì để nguội rồi uống. Khi vùng da bệnh hết viêm ngứa thì dừng.
- Bài 3: Sử dụng 40g sài đất kết hợp lượng tương ứng rau sam đem rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da á sừng khoảng 1 giờ. Sau đó vệ sinh vùng da đó bằng nước sạch hoặc dầu gội lành tính.
Dược liệu chữa bệnh á sừng da dầu
Trong tự nhiên có rất nhiều loại dược liệu giúp loại bỏ triệu chứng á sừng da đầu như ké đầu ngựa, kim ngân hoa, ngưu bàng tử, cây mò trắng,...
Đặc điểm của các loại dược liệu này là có tác dụng làm hạ nhiệt, giảm toát mồ hôi, thanh nhiệt, ngăn chặn và cải thiện tình trạng dị ứng, kháng khuẩn và chống viêm ngoài da. Các dược liệu này lành tính, tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo lời khuyên và đơn kê của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nhìn chung, á sừng da đầu là bệnh da liễu ít nguy hiểm. Thế nhưng do là bệnh mãn tính, dễ tái phát, bạn rất khó điều trị khỏi hẳn. Vì thế, hãy nên kiên trì và theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra cho bạn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!