Đau đầu khi ngủ dậy là hiện tượng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này có thể do chất lượng giấc ngủ của người bệnh hoặc bị căng thẳng do áp lực cuộc sống hay công việc. Vậy cụ thể những nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này?
Nguyên nhân của tình trạng đau đầu khi ngủ dậy
Tình trạng thức dậy cảm thấy đau đầu thường do nguyên nhân chủ yếu là ngủ không ngon và không sâu giấc. Ngoài ra, hiện tượng này có thể là do các nguyên nhân khác gây ra, cụ thể có thể kể đến như:
- Đau nửa đầu hoặc các loại đau đầu khác: Đau nửa đầu là loại đau đầu phổ biến và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu vào sáng sớm, sau khi ngủ dậy. Ngoài ra, các bệnh lý khác như đau đầu kéo dài, đau nhức đầu trong khi ngủ, đau đầu do căng thẳng… cũng gây ra các cơn đau âm ỉ, đau buốt trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài một vài ngày, thường xuất hiện vào buổi sáng.
- Mất ngủ: Mất ngủ là hiện tượng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu hoặc hay bị thức giấc giữa đêm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thức dậy bị đau đầu.
- Môi trường: Môi trường trong lúc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta và gây ra tình trạng đau đầu sau khi thức dậy. Công nhân làm việc tại nhà máy hay xưởng sản xuất hoặc tiếng ồn phát ra từ bàn phím máy tính, tiếng click chuột hay thì thầm của mọi người trong công ty cũng có thể khiến bạn ngủ không ngon.
- Tư thế ngủ: Tư thế ngủ không đúng hoặc gối đầu quá cao cũng là nguyên nhân khiến bạn gặp phải những cơn đau đầu sau khi thức dậy. Nằm gối quá cao khi ngủ sẽ khiến cơ cổ bị cứng, khó thở và gây đau đầu. Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ cũng là tư thế xấu, đè ép ngực, khiến tim và phổi không hoạt động thuận lợi. Mà nếu cơ thể không được cung cấp đủ oxy khi ngủ thì sau khi thức dậy bạn sẽ gặp phải tình trạng đau đầu.
- Trầm cảm hoặc lo lắng: Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, các yếu tố ảnh hưởng đến triệu chứng đau đầu buổi sáng là lo lắng hoặc trầm cảm. Ngoài ra, tình trạng sức khỏe tâm thần cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh, làm tăng nguy cơ khiến bạn ngủ dậy bị đau đầu.
- Căng thẳng: Stress cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn, khiến bạn ngủ không đủ giấc hoặc ngủ không sâu, từ đó ảnh hưởng đến thần kinh và gây đau đầu. Vì vậy, hãy cố gắng suy nghĩ tích cực hoặc loại bỏ các lo lắng của cả ngày để ngủ ngon hơn.
- Ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ: Ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, từ đó khiến người bệnh bị đau đầu khi ngủ dậy vào buổi sáng.
- Nghiến răng khi ngủ: Nghiến răng khi ngủ được xem là một trong những vấn đề rối loạn về giấc ngủ, có thể khiến bạn đau đầu vào mỗi buổi sáng khi thức dậy. Với tình trạng này, các cơn đau đầu thường âm ỉ và diễn ra ở hai bên thái dương.
- Căng cơ: Ngủ dậy bị đau đầu có thể là do các cơ ở cổ bị căng cứng. Hiện tượng căng cơ gây ra đau đầu khi thức dậy là do người bệnh nằm sai tư thế khi ngủ hoặc sử dụng gối ngủ không phù hợp. Tốt nhất, người bệnh nên giữ cho cổ và đầu ở vị trí thẳng hàng khi ngủ để tránh tình trạng căng cơ.
- Sử dụng thuốc hoặc đồ uống có cồn: Đau đầu sau khi ngủ dậy vào buổi sáng có thể là do hậu quả sử dụng một số loại thuốc hoặc rượu bia quá mức. Những loại thuốc này thường là thuốc can thiệp vào chu kỳ của giấc ngủ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, dẫn đến đau đầu khi thức dậy.
- Những bệnh lý khác: Ngoài ra, đau đầu sau khi thức dậy còn là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như tăng huyết áp hoặc các bệnh lý về cơ, xương, khớp.
Trên đây là các nguyên nhân gây ra tình trạng thức dậy bị đau đầu vào buổi sáng. Đôi khi, bạn bị đau đầu sau khi ngủ trưa dậy hoặc sau một giấc ngủ ngắn thì những nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là:
- Vấn đề khi thở và ngáy: Ngáy khi ngủ là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về đường hô hấp. Đồng thời, nếu bạn thở không đúng cách khi ngủ, giấc ngủ của bạn không chỉ bị cản trở mà còn tăng nguy cơ bị đau đầu sau khi ngủ dậy.
- Nghiến răng: Nghiến răng vô thức trong lúc ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy bị đau đầu. Nghiến răng cũng có khả năng liên quan đến hiện tượng ngáy và ngưng thở khi ngủ.
- Mang thai: Mang thai khiến các bà bầu luôn cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ trưa nhiều hơn. Ngoài ra, đôi khi, mẹ bầu còn cảm thấy ngủ dậy bị đau đầu do các yếu tố như mất nước, thay đổi nội tiết tố, lượng đường trong máu thấp, sung huyết.
- Thói quen ngủ không lành mạnh: Những thói quen ngủ không lành mạnh, tư thế ngủ không đúng hoặc bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh khi ngủ có thể gây đau đầu sau khi ngủ dậy.
- Sử dụng các thiết bị điện tử: Thường xuyên làm việc hoặc sử dụng máy tính, điện thoại quá lâu trước khi ngủ là những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy.
Ngủ dậy bị đau đầu cảnh báo những bệnh nguy hiểm gì?
Bên cạnh những nguyên nhân thông thường ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ người bệnh như mất ngủ, thiếu ngủ, căng thẳng… thì hiện tượng đau đầu sau khi thức dậy còn là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng mà bạn không nên chủ quan. Đau đầu khi thức dậy là triệu chứng của bệnh huyết áp cao, trầm cảm hoặc nguy hiểm hơn là thiếu máu não.
- Huyết áp cao: Bệnh huyết áp cao sẽ khiến máu gây áp lực lớn lên đầu, từ đó dẫn đến tình trạng sáng ngủ dậy bị đau đầu.
- Trầm cảm: Trầm cảm là tình trạng bệnh lý mà nồng độ hormone serontonin trong cơ thể thấp, khiến bạn gặp phải tình trạng ngủ dậy đau đầu hoặc cơn đau xảy ra bất cứ lúc nào.
- Thiếu máu não: Khi bị thiếu máu não, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, kèm theo một số triệu chứng đi kèm khác như chóng mặt, đặc biệt khi thay đổi tư thế, khó ngủ vào ban đêm, ù tai, suy giảm thị lực…
Làm thế nào để cải thiện đau đầu khi ngủ dậy
Đau đầu sau khi ngủ dậy thường do chất lượng giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng hoặc không được sâu giấc. Chính vì vậy, để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần áp dụng các phương pháp để đảm bảo ngủ đúng giờ, đủ và sâu giấc, từ đó điều trị đau đầu hiệu quả.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với tất cả mọi người nếu muốn có sức khỏe tốt bởi đây là thời gian não bộ và cơ thể được nghỉ ngơi và hồi phục chức năng để nạp năng lượng cho một ngày làm việc tiếp theo. Mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thức dậy. Chính vì vậy, bạn nên đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày và từ 15-30 phút nếu ngủ trưa.
Massage đầu
Massage đầu có thể giúp tình trạng đau đầu khi thức dậy được cải thiện đáng kể. Nếu bạn gặp phải tình trạng ngủ dậy bị đau đầu, hãy áp dụng phương pháp massage bằng cách dùng tay ấn vào hai bên thái dương để giảm thức dậy bị đau đầu.
Biện pháp này sẽ giúp cho thần kinh được thư giãn và mạch máu lưu thông dễ dàng hơn, từ đó đánh bay triệu chứng đau đầu. Ngoài ra, hãy nghỉ ngơi một vài phút trước khi bắt tay vào làm việc.
Hạn chế tiếp xúc với màn hình trước khi ngủ
Khi tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh trên màn hình điện thoại hoặc máy vi tính, việc sản xuất hormone melatonin trong não sẽ bị gián đoạn và dễ làm mất ngủ. Chính vì vậy, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với màn hình các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ để ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Nếu bắt buộc phải làm việc trước máy tính và điện thoại, người bệnh nên lựa chọn màn hình OLED và sử dụng bóng đèn huỳnh quang để giảm lượng ánh sáng xanh tiếp xúc đến mắt.
Tránh sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích và đồ uống có cồn như trà, cà phê, bia, rượu là những tác nhân khiến bạn khó ngủ. Vì trong những đồ uống này có chứa caffeine, một loại chất kích thích và lợi tiểu, gây ra tình trạng gián đoạn giấc ngủ của người bệnh. Thực tế cũng cho thấy nhiều người uống rượu khoảng 1h trước khi đi ngủ sẽ khiến ngủ chập chờn, giật mình tỉnh giấc.
Chính vì vậy, bạn cần tránh xa các loại đồ uống có cồn trước khi đi ngủ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của mình.
Điều trị tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy
Để điều trị tình trạng đau đầu sau khi ngủ dậy, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện các cơn đau đầu.
Sử dụng thuốc Tây
Người bệnh khi bị đau đầu có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau đầu không kê đơn để cải thiện các cơn đau đầu sau khi ngủ dậy. Nếu việc sử dụng các loại thuốc này vẫn không mang lại hiệu quả, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ để được chỉ định thêm một số loại thuốc Tây:
- Thuốc giảm đau Paracetamol: Có tác dụng giảm đau tạm thời đối với các cơn đau đầu vừa và nhẹ, đặc biệt có hiệu quả với các trường hợp đau đầu cường độ thấp và không xuất phát nguyên nhân từ bệnh lý.
- Thuốc giảm đau nhóm NSAIS: Những loại thuốc phổ biến trong nhóm này là Ibuprofen được chỉ định cho các cơn đau đầu nhẹ và vừa. Lưu ý rằng loại thuốc này chống chỉ định với người bị loét dạ dày tá tràng, hen suyễn, co thắt phế quản và bệnh tim mạch.
- Thuốc giảm đau Aspirin: Có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm và được sử dụng trị nhức đầu hiệu quả. Những đối tượng không được dùng thuốc là người bị loét dạ dày, tá tràng, người mắc triệu chứng máu khó đông, trẻ dưới 16 tuổi hoặc người mắc các vấn đề về suy tim, suy thận, suy gan.
Tuy nhiên, thuốc Tây thường tiềm ẩn rủi ro về tác dụng phụ, chính vì vậy mà bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Mọi triệu chứng bất thường trong khi sử dụng thuốc, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều trị theo Đông y
Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh trên, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc của Đông y. Ưu điểm lớn nhất của những bài thuốc này là an toàn, lành tính, tác động sâu vào căn nguyên và trị dứt điểm bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng người, các vị thuốc sẽ được gia giảm phù hợp nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài thuốc Đông y trị chứng đau đầu sau khi ngủ dậy người bệnh có thể tham khảo: Cảo bản 8g, Khương hoạt, Độc hoạt, Mạn kinh tử, Phòng phong mỗi loại 8g, Chích thảo và Xuyên khung mỗi loại 4g. Đem các vị thuốc này rửa sạch, sắc thành thang, lọc nước, bỏ bã rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày. Người bệnh nên kiên trì áp dụng bài thuốc này để cải thiện các cơn đau đầu khi ngủ dậy nhanh chóng.
Ăn gì để không bị đau đầu sau khi ngủ dậy?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc khắc phục tình trạng đau đầu khi thức dậy. Bổ sung một số thực phẩm giàu dưỡng chất có thể giúp cải thiện hiện tượng ngủ dậy bị đau đầu. Người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm chữa ngủ dậy bị đau đầu sau đây vào thực đơn hàng ngày của mình:
- Các loại cá: Hoạt chất omega-3 có trong các loại cá có đặc tính kháng viêm, từ đó giúp giảm đau đầu hiệu quả.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Trong sữa và các chế phẩm từ sữa có chứa các chất như protein, axit amino và canxi, là các dưỡng chất cần thiết cho não bộ có tác dụng giảm cơn đau đầu.
- Cải bó xôi: Riboflavin có trong cải bó xôi được chứng minh có tác dụng ngăn ngừa và giảm thiểu các cơn đau đầu căng cơ hiệu quả.
- Các loại ngũ cốc: Trong các loại ngũ cốc có chứa chất xơ, hoạt chất magie… có tác dụng làm dịu các cơn đau đầu sau khi ngủ dậy.
Đau đầu khi ngủ dậy kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng đau đầu khi thức dậy là xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!