Đau đầu về đêm là bệnh lý ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của người bệnh. Tình trạng bệnh lý này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc của bệnh nhân. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị tình trạng đau đầu về đêm là vô cùng cần thiết.
Đau đầu về đêm là gì?
Đau đầu là triệu chứng thường gặp nhất ở hầu hết tất cả mọi người. Hẳn rằng ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng trải qua ít nhất một cơn đau đầu trong suốt cuộc đời. Đau đầu về đêm là chứng đau đầu người bệnh thường gặp phải vào thời gian ban đêm.
Khi mắc chứng đau đầu về đêm, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Cảm thấy đau âm ỉ, đau nhức hoặc xuất hiện các cơn đau nhói.
- Cơn đau đầu có thể diễn ra ở một bên hoặc cả 2 bên đầu.
- Người bệnh có thể bị đau từ buổi tối cho đến khi đi ngủ, đau nhiều hoặc thậm chí là đau dai dẳng, thậm chí đau đầu sau khi ngủ dậy.
Phân loại bệnh
Đau đầu về đêm có thể được phân loại thành hai nhóm chính dựa trên nguyên nhân gây đau:
Đau đầu nguyên phát: Đau đầu là triệu chứng chính, không liên quan đến bệnh lý tiềm ẩn khác. Một số loại đau đầu nguyên phát thường xuất hiện vào ban đêm bao gồm:
- Đau đầu từng cụm: Cơn đau dữ dội, thường tập trung quanh một mắt, kèm theo chảy nước mắt, nghẹt mũi.
- Đau đầu do tăng áp lực nội sọ vô căn: Đau đầu âm ỉ, tăng lên khi nằm xuống hoặc ho, kèm theo buồn nôn, nôn, nhìn mờ.
- Đau đầu do căng cơ: Đau đầu âm ỉ hoặc bó chặt quanh đầu, thường liên quan đến căng thẳng, mệt mỏi.
Đau đầu thứ phát: Đau đầu là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn khác. Một số nguyên nhân có thể gây đau đầu về đêm bao gồm:
- Các vấn đề về răng hàm mặt: Viêm xoang, viêm tai giữa, áp xe răng...
- Các bệnh lý về mắt: Tăng nhãn áp, viêm thần kinh thị giác...
- Các bệnh lý thần kinh: U não, viêm màng não, xuất huyết não…
- Các bệnh lý toàn thân: Tăng huyết áp, hạ đường huyết, rối loạn giấc ngủ...
Nguyên nhân gây bệnh điển hình
- Do căng thẳng: Làm việc căng thẳng, mệt mỏi khiến cho mắt, hệ thần kinh và cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, khi các cơ quanh mắt phải làm việc trước màn hình máy tính trong thời gian dài, các dây thần kinh gửi tín hiệu đến não gây ra hiện tượng đau đầu.
- Thay đổi giấc ngủ: Tình trạng đau đầu vào ban đêm cũng có thể xuất hiện do chuyển trạng thái giấc ngủ. Chuyển từ trạng thái ngủ say đột ngột sang giấc ngủ nông và không sâu sẽ khiến não phải điều chỉnh, các dây thần kinh hoạt động đột ngột, khiến người bệnh đau đầu.
- Đau đầu vận mạch: Những cơn đau đầu khi mắc phải bệnh đau đầu vận mạch thường xuất hiện vào chiều tối. Đau đầu do vùng máu trong não và đầu bị co cơ thắt lại, khiến một số bộ phận thiếu máu nên đau đầu và khó chịu.
- Tăng huyết áp: Người bị huyết áp có thể xuất hiện các cơn đau đầu vào thời gian cuối đêm gần sáng, khi mà huyết áp tăng cao. Huyết áp tăng sẽ gây áp lực lên dòng máu ở thành mạch, khiến thành mạch bị giãn ra và bị tổn thương ở mạch máu, từ đó gây ra tình trạng đau đầu.
- Đau đầu do khối u não: Những cơn đau đầu xuất hiện vào đêm, đến sáng thì thường giảm dần là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng khối u não. Tuy nhiên không phải cứ đau đầu về đêm là mắc chứng u não. Do đó, người bệnh cần kết hợp quan sát các hiện tượng đi kèm như thay đổi về thị giác, yếu tay chân, khả năng nghe và trí nhớ giảm sút.
Đau đầu về đêm ảnh hưởng như thế nào?
Đau đầu vào ban đêm không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh mà còn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Theo một số nghiên cứu, đau đầu kéo dài từ 2-3 tháng có thể làm ảnh hưởng đến cấu trúc và gây tổn thương não.
Đặc biệt, nếu tình trạng đau đầu vào ban bạn đêm diễn ra thường xuyên và trong một khoảng thời gian kéo dài, người bệnh có thể mắc phải các vấn đề như rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng tử vong và đột quỵ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Đau đầu dữ dội, đột ngột: Cơn đau đầu xuất hiện bất ngờ, cường độ mạnh, khác biệt so với các cơn đau trước đó.
- Đau đầu kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng: Sốt cao, cứng cổ, buồn nôn và nôn nhiều, yếu liệt hoặc tê bì chân tay, rối loạn thị giác, thay đổi nhận thức.
- Đau đầu kéo dài hoặc tái phát thường xuyên: Đau đầu dai dẳng không thuyên giảm hoặc tái phát thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Đau đầu xuất hiện sau chấn thương đầu: Đau đầu mới xuất hiện hoặc trở nên nặng hơn sau va đập hoặc chấn thương vùng đầu.
- Đau đầu kèm theo các yếu tố nguy cơ: Người có tiền sử ung thư, HIV/AIDS, bệnh lý tim mạch, hoặc đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.
- Đau đầu không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường: Cơn đau không thuyên giảm hoặc thậm chí nặng hơn sau khi sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
Quy trình chẩn đoán bệnh chính xác
- Thu thập thông tin chi tiết về cơn đau: Bác sĩ sẽ khai thác các đặc điểm của cơn đau như vị trí, tính chất, thời gian xuất hiện, tần suất, các yếu tố khởi phát và các triệu chứng kèm theo.
- Khám sức khỏe tổng quát và thần kinh: Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn, đánh giá chức năng thần kinh và tìm kiếm các bất thường có thể liên quan đến đau đầu.
- Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng: Tùy thuộc vào nghi ngờ ban đầu, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, CT scan, MRI não, điện não đồ hoặc chọc dò dịch não tủy để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn.
- Chẩn đoán phân biệt: Bác sĩ sẽ phân tích tất cả thông tin thu thập được để phân biệt đau đầu nguyên phát (không có nguyên nhân cụ thể) với đau đầu thứ phát (do bệnh lý khác gây ra).
Cách điều trị đau đầu về đêm hiệu quả
Chính vì mức độ nguy hiểm của chứng đau đầu vào ban đêm, vì vậy, khi thường xuyên gặp phải tình trạng này, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, trẻ em mắc tình trạng đau đầu về đêm cần đến gặp bác sĩ để được điều trị càng sớm càng các tốt.
Sử dụng thuốc Tây
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc Tây giúp làm giảm cơn đau đầu cho người bệnh. Thuốc Tây thường tiềm ẩn các rủi ro về tác dụng phụ, do đó người bệnh cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc. Một số loại thuốc điều trị đau đầu về ban đêm phổ biến có thể kể đến như:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin, nhóm NSAIDs, Cinnarizin...
- Thuốc an thần: Được chỉ định để kiểm soát tình trạng lo lắng ở người bệnh, giúp giảm tình trạng đau đầu do căng thẳng.
- Thuốc chống động kinh: Có tác dụng chính là điều trị động kinh, ngoài ra cũng có công dụng kiểm soát tình trạng đau đầu từng chuỗi.
Điều trị theo Đông y
Điều trị đau đầu theo Đông y cũng là phương pháp được nhiều người bệnh ưa chuộng bởi các bài thuốc đều được bài chế từ thiên nhiên, vô cùng an toàn và lành tính. Hơn nữa, phương pháp Đông y còn giúp điều trị bệnh từ căn nguyên gốc rễ và phù hợp với tất cả các đối tượng.
Các bài thuốc Đông y thường dùng như:
Bài thuốc cho đau đầu do can thận âm hư:
- Triệu chứng: Đau đầu âm ỉ về chiều tối/đêm, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, nóng lòng bàn tay/chân, khô miệng.
- Bài thuốc: Thục địa 16g, Sơn thù 12g, Hoài sơn 12g, Câu kỷ tử 12g, Nữ trinh tử 12g, Thỏ ty tử 12g, Cúc hoa 10g, Bạch thược 10g, Địa cốt bì 10g, Quy bản 10g (sắc trước).
- Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang. Chia thuốc đã sắc thành 2-3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc cho đau đầu do can khí uất kết:
- Triệu chứng: Đau đầu dữ dội từng cơn, vị trí cố định, tức ngực, khó thở, cáu gắt.
- Bài thuốc: Sài hồ 12g, Bạch thược 12g, Hương phụ 10g, Chỉ xác 10g, Xuyên khung 10g, Uất kim 10g, Thanh bì 6g, Trần bì 6g.
- Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang. Chia thuốc đã sắc thành 2-3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc cho đau đầu do đàm thấp ứ trệ:
- Triệu chứng: Đau đầu nặng, cảm giác nặng đầu, buồn nôn/nôn, chóng mặt, mệt mỏi, kém ăn.
- Bài thuốc: Bán hạ 10g, Trần bì 10g, Bạch truật 12g, Phục linh 12g, Cam thảo 6g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 3 quả.
- Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang. Chia thuốc đã sắc thành 2-3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc cho đau đầu do huyết hư:
- Triệu chứng: Đau đầu âm ỉ, kéo dài, hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, tim hồi hộp.
- Bài thuốc: Đương quy 12g, Thục địa 12g, Bạch thược 10g, Xuyên khung 10g, Long nhãn 10g, Táo nhân 10g, Hoàng kỳ 10g, Cam thảo 6g.
- Cách dùng: Sắc thuốc mỗi ngày 1 thang. Chia thuốc đã sắc thành 2-3 lần uống trong ngày.
Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc Đông y, người bệnh có thể kết hợp các biện pháp châm cứu, massage để mang lại kết quả điều trị đau đầu về đêm nhanh chóng.
Mẹo dân gian chữa đau đầu
Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh kể trên y tế, bệnh nhân có thể sử dụng các mẹo dân gian đơn giản bằng thảo dược tại nhà. Cách chữa đau đầu này vô cùng an toàn và lành tính, do đó người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Tham khảo một số mẹo dân gian chữa chứng đau đầu tại nhà sau đây:
- Tinh dầu oải hương: Tinh dầu oải hương là một trong những bài thuốc chữa đau đầu hiệu quả. Loại thảo dược này có tác dụng bổ thần kinh, do đó, thường được dùng làm trà chữa các chứng đau đầu, suy nhược. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gói hoa khô và nụ hoa có mùi hương đặc biệt để ngửi hoặc tắm với tinh dầu để giảm đau đầu hiệu quả.
- Gừng: Không chỉ là gia vị được sử dụng trong ẩm thực, gừng là một vị thuốc giúp giảm đau đầu hiệu quả. Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay vay, có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm và các cơn đau liên quan đến đau đầu. Cách đơn giản nhất để sử dụng gừng chữa đau đầu là thái thành lát nhỏ, cho vào nước sôi, thêm chút mật ong và uống đều đặn mỗi ngày.
- Vỏ cây liễu: Vỏ cây liễu từ lâu đã được biết đến với công dụng giảm đau trong các trường hợp đau đầu, đau bụng kinh, đau xương khớp... Trong vỏ cây liễu có chứa nhiều hoạt chất sinh học, đặc biệt là salicin, hoạt chất có công dụng gần giống thuốc giảm đau aspirin.
Lưu ý khi bị đau đầu về đêm
Để phòng ngừa bệnh, bệnh nhân cần xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cũng như hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý gây đau đầu về đêm. Người mắc chứng đau đầu vào ban đêm cần lưu ý những điều sau:
- Sắp xếp công việc khoa học, hợp lý để tránh tình trạng quá tải dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc để não bộ được nghỉ ngơi, tinh thần được thư giãn.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh và trái cây.
- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống đủ nước mỗi ngày.
- Tránh sử dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn.
- Thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên để nâng cao sức khỏe toàn diện.
- Đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện tình trạng bệnh gây ra chứng đau đầu về đêm ngay khi bệnh mới chớm .
Kết luận
Đau đầu về đêm là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của mỗi người. Do đó, khi thường xuyên đau đầu vào ban đêm, người bệnh cần đến ngay các cơ sở uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!