Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của từng người. Khi giấc ngủ bị rối loạn sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về bệnh lý rối loạn giấc ngủ, các kiến thức đều được tham vấn trực tiếp từ chuyên gia tại Tạp Chí Đông Y, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy.

Rối loạn giấc ngủ là gì? Phân loại từng thể bệnh

Rối loạn giấc ngủ đang ngày càng phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Dưới đây là thông tin giải đáp về chứng bệnh này, đồng thời phân loại chi tiết từng thể bệnh.

Giải đáp rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bất thường của giấc ngủ về cả thời gian và chất lượng, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và khả năng hoạt động bình thường của người đó khi thức. Nguy hiểm hơn, rối loạn giấc ngủ đang ngày càng phổ biến và xuất hiện ở cả người trẻ tuổi.

Phân loại từng thể bệnh

Có 6 dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất như sau:

  • Mất ngủ: Gây tình trạng khó đi vào giấc ngủ vào ban đêm, khiến người bệnh buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Nếu diễn ra từ 3 lần/tuần, kéo dài trong suốt 3 tháng thì được xếp vào mất ngủ mãn tính.
  • Hội chứng chân không yên: Là dạng rối loạn vận động có liên quan đến giấc ngủ. Tình trạng này khiến người mắc cảm thấy ngứa ngáy râm ran ở chân tay, muốn di chuyển hoạt động ngay cả trong lúc ngủ.
  • Ngưng thở khi ngủ: Bao gồm 2 dạng ngừng thở là ngưng thở trung ương và ngưng thở tắc nghẽn. Nguyên nhân do khi ngủ, thanh quản hẹp lại khiến không khí khó lưu thông qua hầu họng. Lúc này người bệnh thường ngáy to hoặc ngừng thở trong khoảng 10 giây.
  • Chứng ngủ rũ (Narcolepsy): Là dạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi quá mức dù đã ngủ đầy đủ vào đêm hôm trước, gây cảm giác thèm ngủ cả ngày và có thể ngủ nhiều giấc đột ngột vào ban ngày.
  • Mất ngủ giả (Parasomnias): Người mắc sẽ có những hành vi bất thường trước và trong giấc ngủ. Phổ biến nhất là mộng di, rên rỉ khi ngủ, gặp ác mộng,...
  • Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học: Khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm và không ngủ lại được, thức dậy trong chu kỳ ngủ,...

roi-loan-giac-ngu
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bất thường của giấc ngủ về cả thời gian và chất lượng

Triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Các triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn giấc ngủ như sau:

  • Khó ngủ, nằm trằn trọc không thể ngủ được.
  • Giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc vào ban đêm.
  • Thức giấc giữa đêm và không ngủ được lại.
  • Thức giấc sớm, cơ thể mệt mỏi, luôn trong trạng thái muốn ngủ vào ban ngày.
  • Có các hành vi bất thường khi ngủ như ngưng thở, nói mớ, mộng du,...
  • Gặp ảo giác khi chuẩn bị vào giấc ngủ.
  • Giờ giấc ngủ thay đổi bất thường.
  • Có cảm giác kiến bò gây ngứa râm ran ở chân tay.
  • Tăng hoặc giảm cân đột ngột.
  • Lo lắng, căng thẳng, tâm trạng thay đổi, năng suất làm việc giảm.

Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ

Có nhiều nguyên nhân chính dẫn tới rối loạn giấc ngủ bao gồm:

  • Do bệnh lý: Rối loạn giấc ngủ do các cơn đau từ bệnh loét dạ dày, viêm khớp, đau đầu, đau lưng,... hoặc bị hô hấp khó khăn do ngạt mũi, dị ứng, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phế quản,...
  • Lo lắng, căng thẳng: Tình trạng này gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, người bệnh dễ bị mộng du, gặp ác mộng, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
  • Di truyền: Nếu các thành viên thế hệ trước trong gia đình bị rối loạn giấc ngủ thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc dị ứng, thuốc đau đầu, thuốc đau bụng,... khiến người uống bị mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Đi tiểu thường xuyên: Uống nhiều nước trước khi đi ngủ hoặc chức năng thận suy giảm gây buồn tiểu thường xuyên vào ban đêm ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ.
  • Sử dụng chất kích thích: Bao gồm cà phê, trà, rượu, thuốc lá,... khiến mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Tính chất công việc: Việc làm ca sớm, ca tối, đổi ca thường xuyên hoặc phải đi công tác lệch múi giờ trong thời gian dài sẽ khiến giấc ngủ bị rối loạn.
  • Ngủ không đúng giờ giấc: Xem tivi, điện thoại, máy tính,... khiến giờ giấc ngủ bị sai lệch không ổn định.
  • Một số nguyên nhân khác: Ăn uống quá no trước khi ngủ, tuổi cao dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

roi-loan-giac-ngu
Cà phê, trà, rượu, thuốc lá,... khiến mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc

Biến chứng khi bị rối loạn giấc ngủ kéo dài

Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cụ thể như:

  • Giảm khả năng tập trung của người bệnh, khiến chất lượng công việc và chất lượng cuộc sống bị tác động tiêu cực.
  • Giảm khả năng ghi nhớ và tư duy logic của não bộ.
  • Gây rối loạn cảm xúc, tâm trạng buồn vui thất thường, hay chán nản và rơi vào trầm cảm, lo âu.
  • Suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, tai biến, suy tim, thậm chí đột tử trong đêm,...

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

Để chẩn đoán rối loạn giấc ngủ, bác sĩ sẽ tiến hành lần lượt các phương pháp như sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ trao đổi với bệnh nhân về tiền sử bệnh lý, lối sống hằng ngày, các loại thuốc đang sử dụng, chất lượng giấc ngủ hiện tại, triệu chứng thường gặp,...
  • Đo điện não đồ (EEG): Có tác dụng theo dõi và ghi chép lại các mẫu sóng não, phát hiện vấn đề liên quan đến hoạt động điện độ của não bộ.
  • Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography): Xét nghiệm nhằm đánh giá những thay đổi của cơ thể trong lúc ngủ, bao gồm các yếu tố như nhịp thở, nhịp tim, điện não, nồng độ oxy, chuyển động mắt,...
  • Đo độ trễ giấc ngủ (MSLT): Giúp bác sĩ xác định người bệnh có ngủ đủ giấc không, từ đó chẩn đoán chính xác về tình trạng rối loạn giấc ngủ hiện tại.

roi-loan-giac-ngu
Đo điện não đồ (EEG) hỗ trợ chẩn đoán rối loạn giấc ngủ

Đối tượng có nguy cơ rối loạn giấc ngủ

Ai cũng có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ, nhưng những đối tượng dưới đây có tỷ lệ bị bệnh cao hơn:

  • Nữ giới dễ bị rối loạn giấc ngủ hơn nam giới do gặp nhiều vấn đề về rối loạn tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai,...
  • Người cao tuổi (Trên 60 tuổi) thường bị rối loạn giấc ngủ hơn.
  • Những người thường xuyên uống bia rượu, cafe, nước chè hoặc các chất kích thích.
  • Người làm các công việc cần sự tập trung cao độ căng thẳng cao, thường xuyên phải làm ca đêm hoặc thay đổi múi giờ.
  • Người mắc các bệnh lý gây cơn đau liên tục như viêm khớp, đau dạ dày, đau cơ xơ hóa,...
  • Người có lối sống thiếu khoa học như thường xuyên rượu bia, cà phê, thuốc lá, ít vận động,...

Phòng ngừa rối loạn giấc ngủ

Để phòng ngừa rối loạn giấc ngủ, bác sĩ khuyến nghị như sau:

  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại trước khi ngủ ít nhất 1 tiếng.
  • Thư giãn đầu óc, tránh các yếu tố gây căng thẳng, đặc biệt là trước khi ngủ.
  • Thiết lập khung thời gian ngủ và thức nhất định.
  • Không sử dụng cà phê, trà vào buổi chiều tối, hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá.
  • Hạn chế các món ăn dầu mỡ, nhiều chất béo trước khi đi ngủ.
  • Không uống nhiều nước hoặc ăn hoa quả mọng nước trước khi đi ngủ.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của người mắc. Vậy nên, bác sĩ khuyến nghị cần đi thăm khám trong các trường hợp dưới đây:

  • Tình trạng khó ngủ, mất ngủ kéo dài trong khoảng 3 - 4 tuần.
  • Xuất hiện triệu chứng như ngưng thở khi ngủ, mộng du hoặc các rối loạn giấc ngủ khác.
  • Đột ngột mất ngủ dù trước đây ngủ rất ngon và rất sâu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường của sức khỏe.
  • Mất ngủ, khó ngủ kèm triệu chứng như đau đầu, trầm cảm, lo âu, buồn nôn,...

Rối loạn giấc ngủ được điều trị bằng nhiều phương pháp Tây y, Đông y hoặc điều trị tại nhà theo từng mức độ. Dưới đây là thông tin chi tiết các phương pháp điều trị này.

Điều trị Tây y

Phác đồ điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thuốc Tây y được áp dụng phổ biến hiện nay vì đem lại hiệu quả nhanh chóng. Một số loại thuốc dùng phổ biến khi giấc ngủ bị rối loạn gồm:

  • Thuốc Benzodiazepin: Đây là loại thuốc được chỉ định nhiều trong điều trị rối loạn giấc ngủ trong giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, do tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như hay quên, suy giảm trí nhớ,... nên hiện nay ít được sử dụng.
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Thuốc có tác dụng điều trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ rất tốt. Liệu trình dùng thuốc kéo dài khoảng 18 tháng. Một số trường hợp xuất hiện tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, mệt mỏi, tăng cân.
  • Thuốc Amitriptylin: Thuốc có tác dụng an thần, ức chế thần kinh trung ương hiệu quả nhưng chu kỳ bán hủy dài từ 9 - 36 tiếng. Vậy nên nếu uống muộn sẽ khiến người bệnh khó dậy vào buổi sáng sớm, đồng thời gây mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.

Các loại thuốc Tây trị rối loạn giấc ngủ mang lại hiệu quả tốt, nhưng do thành phần dược tính cao nên người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc vì sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

roi-loan-giac-ngu
Các loại thuốc Tây trị rối loạn giấc ngủ mang lại hiệu quả tốt

Điều trị Đông y

Các bài thuốc Đông y kết hợp nhiều dược liệu quý giúp an thần, điều trị rối loạn giấc ngủ rất hiệu quả.

Bài thuốc 1

Bài thuốc này có tác dụng điều trị rối loạn giấc ngủ do âm hư, gây tình trạng trằn trọc, buồn bực, bứt rứt khó ngủ và đau mỏi xương khớp.

  • Chuẩn bị dược liệu: Hoài sơn, thăng ma, đan sâm, đẳng sâm mỗi vị 12g; Phục thần, bá tử nhân và quy đầu 16g; Chu sa 2g, Viễn trí, ngũ vị, cát cánh, liên nhục mỗi vị 6g; Lá vông, lạc tiên, sinh địa mỗi vị 16g; Phục thần, táo nhân mỗi vị khoảng 20g; Mạch môn 20g.
  • Cách thực hiện: Cho toàn bộ dược liệu trên (trừ chu sa) tán thành bột mịn, sau đó hoàn viên. Sử dụng chu sa làm vỏ bên ngoài. Mỗi lần dùng 12g để cải thiện rối loạn giấc ngủ.

Bài thuốc 2

Bài thuốc kết hợp giữa táo nhân, bá tử, thục địa cùng nhiều dược liệu khác giúp bồi bổ tâm tỳ, an thần, cải thiện rối loạn giấc ngủ do tâm tỳ hư.

  • Chuẩn bị dược liệu: Táo nhân, bá tử nhân, thục địa và hoài sơn mỗi loại 20g; Quy đầu, liên nhục, hoàng kỳ, long nhãn, bạch truật 12g mỗi loại; Viễn trí, phục thần mỗi vị 8g; Liên nhục, hoàng kỳ, bạch truật, quy đầu, long nhãn 12g; Lá vông, đẳng sâm, liên nhục 16g; Sinh khương 5g; Mộc hương 6g.
  • Cách thực hiện: Cho các dược liệu vào ấm sắc với 1,5 lít nước, chờ khi thuốc sôi, cạn còn 1 lít thì tắt bếp và chắt ra cốc uống hằng ngày. Nên uống khi còn ấm để hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc 3

Bài thuốc này được ứng dụng trong điều trị chứng giấc ngủ rối loạn do suy nhược thần kinh, rối loạn giấc ngủ do các bệnh mạn tính hoặc sau khi ốm dậy.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị dược liệu: Phục linh và bán hạ mỗi vị 6g; Trúc nhự và trần bì mỗi vị 3g; Chỉ thực, cam thảo, viễn chí, can sinh khương, huyền sâm, nhân sâm, toan táo nhân, đại táo, địa hoàng mỗi vị 2g.
  • Cách thực hiện: Đem đun các dược liệu trên với 1.5 lít nước đến khi sôi, cạn còn 1 nửa sẽ tắt bếp, chắt lấy nước để uống hằng ngày.

roi-loan-giac-ngu
Thuốc Đông y điều trị rối loạn giấc ngủ rất hiệu quả

Điều trị tại nhà

Rối loạn giấc ngủ hoàn toàn cải thiện được tại nhà thông qua các biện pháp dưới đây:

  • Ngâm chân nước ấm, muối hồng hoặc các loại thảo dược khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Massage cơ thể, đặc biệt là vùng đầu, cổ vai gáy để thư giãn các cơ và điều hòa thần kinh.
  • Giữ cho không gian phòng ngủ được yên tĩnh, giảm ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ vừa phải.
  • Sử dụng các loại tinh dầu xông phòng như: Tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu gỗ đàn hương, tinh dầu cam chanh, tinh dầu hoa nhài,...
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K và khoáng chất magie, canxi từ rau củ, trái cây.
  • Tránh ngủ trưa quá lâu, giấc ngủ trưa được khuyến nghị là dưới 30 phút và không ngủ trưa sau 3 giờ chiều.
  • Không làm việc trên giường, trước khi đi ngủ không tiếp xúc ánh sáng xanh từ điện thoại, máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.

Huyệt đạo điều trị rối loạn giấc ngủ

Châm cứu, bấm huyệt có tác dụng tăng cường lưu thông máu, cải thiện tích cực tình trạng rối loạn giấc ngủ. Nhờ đó giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.

Các huyệt đạo được ứng dụng trong điều trị rối loạn giấc ngủ gồm:

Huyệt An Miên

Huyệt nằm ở 2 bên cổ, được xác định bằng cách đặt tay lên dái tai, sau đó di chuyển xuống đến phần nhô ra của xương, đây chính là huyệt An Miên. Tác động vào huyệt sẽ giúp điều hòa thần kinh, điều trị mất ngủ, đồng thời giảm đau đầu và chóng mặt.

Huyệt Thái Khê

Huyệt nằm ở vị trí ngay sau mắt cá chân trong, tại vùng lõm xuống gần gót chân. Huyệt thuộc kinh thận, khi tác động sẽ giúp thận khỏe, điều hoà âm dương trong cơ thể, đồng thời loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, giúp cơ thể thư giãn, cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Huyệt Thần Môn

Huyệt nằm trên vết lằn cổ tay, ngay chỗ lõm giữa xương đậu và xương trụ. Huyệt có tác dụng chính là an thần, thanh hoả, thanh tâm nhiệt, điều khí nghịch. Nhờ đó giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon, ngủ sâu giấc, khi thức dậy không có cảm giác uể oải, mệt mỏi.

Tác động vào huyệt đạo sẽ giúp ổn định giấc ngủ, tuy nhiên để hiệu quả đạt được tốt nhất và tránh các tai biến ảnh hưởng sức khỏe, chuyên gia khuyến nghị như sau:

  • Xác định đúng vị trí huyệt đạo cần tác động, điều chỉnh lực đạo vừa phải, không quá mạnh hoặc không quá yếu.
  • Không tác động lên vị trí huyệt đạo đang bị sưng viêm hoặc có vết thương hở.
  • Không bấm huyệt nếu đang trong trạng thái quá no hoặc quá đói.
  • Các đối tượng không thực hiện điều trị rối loạn giấc ngủ bằng bấm huyệt gồm: Phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, người đang bị suy gan thận, người bị rối loạn đông máu, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về bệnh rối loạn giấc ngủ về nguyên nhân, triệu chứng, các phương pháp chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. Qua đó, giúp người đọc hiểu rõ về chứng bệnh này, trang bị thêm kiến thức hữu ích bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình.

Dược liệu điều trị rối loạn giấc ngủ

Có nhiều thảo dược được ứng dụng trong điều trị rối loạn giấc ngủ như:

Bình vôi

Theo ghi chép Y học cổ truyền, bình vôi là dược liệu có vị đắng, quy vào kinh Tỳ và Can, mang khả năng an thần, điều hòa giấc ngủ và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác như hen suyễn, khó thở, rối loạn huyết áp,...

Y học hiện đại cũng chứng minh trong củ bình vôi chứa hoạt chất rotundin có tác dụng an thần, trị mất ngủ hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch củ bình vôi, đem phơi khô rồi tán thành bột.
  • Rót thêm rượu trắng vào theo tỷ lệ 1 phẩn bột và 10 phần rượu.
  • Sau khoảng 15 ngày có thể lấy rượu ra dùng, mỗi ngày nên uống 2 lần, mỗi lần 5 ml.

Tâm sen

Tâm sen được ứng dụng phổ biến trong điều trị rối loạn giấc ngủ. Theo ghi chép Y học cổ truyền, tâm sen tính hàn, vị đắng, có tác dụng trấn an thần kinh, thanh tâm, giải nhiệt. Đặc biệt, chuyên gia đã phát hiện hoạt chất alcaloid, nelumbin, liensinin trong tâm sen giúp an thần, ngủ ngon giấc hơn. Nhưng cần lưu ý dùng với liều lượng vừa phải để tránh tác dụng phụ gây tim đập nhanh, hồi hộp, thậm chí phản tác dụng gây mất ngủ.

Cách thực hiện:

  • Cho 3g tâm sen vào bình, rót thêm 200ml nước sôi.
  • Sau 15 - 20 phút, tâm sen lắng xuống bình là có thể rót nước ra cốc uống.

roi-loan-giac-ngu
Tâm sen được ứng dụng phổ biến trong điều trị rối loạn giấc ngủ

Cây lạc tiên

Hiệu quả điều trị rối loạn giấc ngủ đã được Y học hiện đại và Y học cổ truyền chứng minh. Cụ thể, trong cây lạc tiên chứa hoạt chất Alcaloid có khả năng kiểm soát hoạt động của caffein, nhờ đó giúp giảm căng thẳng, đồng thời tạo ra giấc ngủ sâu hơn. Ngoài ra, các hoạt chất khác trong lạc tiên như tetraphyllin A, B, passiflorin, cyanohydrin glycoside, sulphate ester cũng có tác dụng an thần nhẹ.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch cây lạc tiên, bỏ rễ sau đó cắt thành khúc nhỏ.
  • Đem dược liệu phơi khô.
  • Mỗi ngày hãm khoảng 15g lạc tiên với nước sôi, sau 15 phút là thưởng thức được.

Viễn chí

Dược liệu này có vị đắng, the ít, được ghi chép trong Y thư cổ với công dụng hoạt huyết, an thần, tán ứ, giải độc, tiêu thũng,... Các nhà nghiên cứu Y học hiện đại cũng chứng minh trong viễn chí chứa nhiều hoạt chất giúp điều hòa thần kinh, cải thiện giấc ngủ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ cây viễn chí, đem cắt nhỏ và phơi khô.
  • Đem dược liệu khô nấu nước uống hằng ngày.
Câu hỏi thường gặp

Bà bầu gặp phải tình trạng mất ngủ cần hết sức cẩn trọng trong việc chọn lựa thuốc, vì không phải loại nào cũng an toàn cho cả mẹ và bé. Thay vì chỉ dựa vào thuốc, mẹ bầu có thể thử áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, kết hợp với lối sống lành mạnh để cải thiện giấc ngủ. Nếu triệu chứng kéo dài và nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Mặc dù có nhiều lợi ích, socola có thể gây khó ngủ nếu ăn quá nhiều, do chứa tyrosine – chất kích thích dopamine, làm tăng tỉnh táo. Các thức uống chứa caffeine cũng có tác dụng tương tự, khiến khó ngủ hơn.

Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...
Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng...
Mất ngủ mắt thâm quầng là nỗi ám ảnh của nhiều người do ngủ không đủ giấc, thức khuya, mệt mỏi, dị ứng… Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thần thái, thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Lý giải hiện tượng mắt...
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...
Thuốc giảm cân giúp giữ vóc dáng cân đối nhưng có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ… Vậy uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả, an toàn. Bạn nên lưu lại để ứng dụng khi cần.  Chuyên gia giải đáp: Tại sao...
Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể hàng ngày và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng uống vitamin C gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thực hư vấn đề này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Rối Loạn Giấc Ngủ bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan