Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau thượng vị bên trái báo hiệu nhiều vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe. Tuy nhiên dấu hiệu của bệnh lý này thường bị nhầm lần dẫn tới việc điều trị sai cách, ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau thượng vị trái, bài viết này sẽ trả lờai các thắc mắc của bạn trong nội dung dưới đây. 

Đau thượng vị bên trái là bệnh gì?

Đau thượng vị bên trái là cảm giác đau hoặc khó chịu tập trung ở vùng bụng trên, bên trái đường giữa cơ thể, nằm dưới xương ức và trên rốn. Vị trí này tương ứng với các cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa như dạ dày, lá lách, tụy, góc lách của đại tràng, phần trên bên trái của ruột non, thận trái và tuyến thượng thận trái.

Đặc điểm của đau thượng vị bên trái:

  • Tính chất đau: Đau có thể âm ỉ, tức nặng, nóng rát, chuột rút, đau nhói hoặc đau quặn.
  • Thời gian đau: Đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài, có thể liên tục hoặc từng cơn, có thể xuất hiện trước hoặc sau bữa ăn.
  • Cường độ đau: Mức độ đau có thể từ nhẹ đến dữ dội, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
  • Các triệu chứng kèm theo: Đau thượng vị trái có thể đi kèm với các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, sụt cân, sốt, vàng da, đi ngoài phân đen.

Nguyên nhân gây đau thượng vị bên trái

Khi cơ thể xuất hiện những cơn đau âm ỉ, đau quặn hoặc đau nhói ở vùng bụng bên trái ngang rốn đi kèm các triệu chứng như chướng bụng, ợ hơi, khó tiêu hoặc đi ngoài. Đây là những dấu hiệu của chứng đau vùng thượng vị trái.

Hiện tượng đau thượng vị trái có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề về đường tiêu hoá
Hiện tượng đau thượng vị trái có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề về đường tiêu hoá

Cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian, đặc biệt là ban đêm hoặc khi cơ thể ăn quá no hoặc quá đói. Chứng bệnh này tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân dẫn tới bệnh đau thượng vị bên trái thường do các yếu tố sau:

  • Chứng rối loạn tiêu hoá: Do chế độ ăn uống không lành mạnh, tâm lý luôn căng thẳng lâu ngày, đồng thời việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh cũng khiến hệ tiêu hoá bị rối loạn.
  • Viêm loét dạ dày: Nguyên nhân hầu hết ở những người bệnh bị đau bụng bên trái đó là do chứng đau dạ dày nói chung hay viêm loét dạ dày nói riêng. Việc tích tụ thức ăn lâu ngày khiến dịch vị axit tiết quá nhiều, gây ra các vết loét, nghiêm trọng hơn có thể gây xuất huyết trong.
  • Các tổn thương đường ruột: Lý do khiến người bệnh luôn cảm thấy khó tiêu, căng chướng vùng bụng đặc biệt là bụng bên trái là biểu hiện của tắc ruột hoặc tổn thương đường ruột.
  • Viêm ruột thừa: Một số biểu hiện đau thượng vị bên trái là do viêm ruột thừa, cần được phẫu thuật sớm để đảm bảo sức khỏe.

Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ khiến tỷ lệ chữa khỏi cao hơn. Ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như ung thư dạ dày, các bệnh lý về gan, thận.

Đau vùng thượng vị bên trái là biểu hiện của bệnh gì?

Vị trí của vùng thượng vị là nơi tập trung nhiều cơ quan tiêu hoá, liên quan mật thiết tới gan, thận, đường ruột, phổ, lá lách, buồng trứng... Khi thấy dấu hiệu đau bất thường ở bụng trái sẽ là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như sau:

  • Bệnh loét dạ dày: Hiện tượng đau thượng vị bên trái đi kèm chán ăn, ợ chua, ợ hơi là biểu hiện của viêm loét dạ dày, kích ứng dạ dày.
  • Bệnh đại tràng: Cảm giác đau bụng trái, đi ngoài thường xuyên, chán ăn, cơ thể suy nhược...đây là những dấu hiệu của bệnh đại tràng cấp hoặc mãn tính. Bệnh nhân cần sớm kiểm tra để có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Bệnh sỏi thận: Người bị rối loạn tiểu tiện, nước tiểu đổi màu, buồn nôn, hay sốt cao về đêm đi kèm đau thượng vị trái có khả năng mắc các bệnh về sỏi thận, sỏi mật...
  • Bệnh suy gan: Khi cảm thấy sắc tố da bị thay đổi (chuyển vàng) đặc biệt khi người bệnh chán ăn, sụt cân liên tục, mất ngủ, nước tiểu có màu vàng đậm. Đi kèm triệu chứng đau âm ỉ vùng bụng thượng vị trái, chướng bụng khó tiêu là các vấn đề về gan. Điều trị sớm để tránh tình trạng chuyển biến xấu.
  • Viêm bàng quang: Thông thường khi nam hay nữ giới nhận thấy cơn đau quặn, đau dữ dội ở bụng trái. Đặc biệt đi kèm nước tiểu chuyển màu, đau khi đi tiểu chính là biểu hiện của viêm bàng quang.

Nhận thấy triệu chứng buồn nôn, vàng da, chán ăn đi kèm cơn đau vụng bên trái thì người bệnh nên tới gặp bác sĩ
Nhận thấy triệu chứng buồn nôn, vàng da, chán ăn đi kèm cơn đau vụng bên trái thì người bệnh nên tới gặp bác sĩ

  • Bệnh sỏi mật: Triệu chứng buồn nôn, sốt và run đau thượng vị bên trái sẽ cảnh báo người bệnh về chứng sỏi mật.
  • Các triệu chứng đau thượng vị thường tăng dần theo thời gian: Nếu chủ quan thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nguy hiểm, khó điều trị hơn. Vì vậy nếu bạn nhận thấy một số dấu hiệu bất thường của cơ thể, hãy tới ngay bệnh viện để kiểm tra sớm nhất.

Các triệu chứng cảnh báo người bệnh cần gặp bác sĩ

Đau thượng vị bên trái tuy thường gặp, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, việc nhận biết khi nào cần thăm khám bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

  • Đau dữ dội: Cơn đau kéo dài hơn vài giờ, không giảm sau khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc. Đau có tính chất co thắt, quặn thắt hoặc đau nhói, lan ra sau lưng, vai hoặc cánh tay.
  • Các triệu chứng đi kèm: Sốt cao, vã mồ hôi, khó thở, chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài ra máu, khó nuốt, nuốt đau, nôn ra máu hoặc chất màu đen, phân đen hoặc có máu, sút cân không rõ nguyên nhân, da xanh xao, vàng da.
  • Yếu tố nguy cơ: Trên 50 tuổi, tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày/đại tràng, sử dụng thuốc giảm đau (NSAIDs) lâu dài, viêm loét dạ dày tá tràng, bệnh mãn tính (tiểu đường, tim mạch,...).
  • Trẻ em: Đau dữ dội, quấy khóc, bỏ bú hoặc nôn mửa.

Các phương pháp chẩn đoán chính xác

Khai thác tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng:

Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về đặc điểm cơn đau, các triệu chứng kèm theo, tiền sử bệnh và tiến hành khám bụng, các cơ quan khác để phát hiện dấu hiệu bất thường.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng gan, thận, tụy, công thức máu...
  • Xét nghiệm phân: Tìm máu ẩn, ký sinh trùng, vi khuẩn...
  • Nội soi dạ dày tá tràng: Giúp quan sát trực tiếp hình ảnh bên trong niêm mạc dạ dày, tá tràng, từ đó đánh giá hiệu quả tình trạng bệnh.
  • Siêu âm bụng: Đánh giá hình ảnh các cơ quan trong ổ bụng.
  • Chụp X-quang, CT hoặc MRI bụng: Phát hiện bất thường đường tiêu hóa, khối u, tổn thương...

Các xét nghiệm chuyên sâu khác:

  • Đo pH thực quản 24 giờ: Đánh giá mức độ trào ngược dạ dày thực quản.
  • Đo áp lực thực quản: Đánh giá chức năng co bóp của thực quản.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường mật, tụy.

Đo pH thực quản 24 giờ đánh giá mức độ trào ngược dạ dày thực quản
Đo pH thực quản 24 giờ đánh giá mức độ trào ngược dạ dày thực quản

Các xét nghiệm khác: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác.

Cách điều trị chứng đau thượng vị trái

Nếu cơ thể mới xuất hiện những cơn đau nhẹ, trong thời gian ngắn thì ta có thể điều trị bằng một số cách dưới đây.

Sử dụng thuốc kháng axit giảm đau hiệu quả

Nguyên nhân của chứng đau thượng vị do vấn đề về tiêu hoá thì người bệnh có thể áp dụng liệu pháp thuốc kháng axit hoặc thuốc ức chế thụ thể H2. Ưu điểm của phương pháp này đó là làm dịu cơn đau nhanh chóng, không cần tốn công, phù hợp với những người bận rộn. Tuy nhiên chúng không điều trị dứt điểm căn nguyên của bệnh nên dễ tái đi tái lại, lạm dụng thuốc cũng khiến cơ thể gặp biến chứng nguy hiểm.

  • Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc Mucosta, Rebamipid, Sucralfat hay Mylanta thường được bác sĩ kê để điều trị các triệu chứng đau bụng do axit tiết ra quá nhiều.
  • Ức chế thụ thể H2: Người mắc bệnh đi kèm các triệu chứng như ợ hơi, tiêu chảy, chán ăn có thể sử dụng các loại thuốc như Zantac 75mg hay Pepcid AC, Loperamide,Acetaminophen hay Tylenol…

Các loại thuốc tây cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng, không tự ý mua và uống khi chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh.

Chữa bằng mẹo dân gian

Từ xa xưa các cụ thường dùng thảo dược để giảm đau bụng bên trái, các cách này vẫn được lưu truyền đến nay. Điều trị hiệu quả, an toàn mà không lo biến chứng.

  • Tinh bột nghệ và mật ong: Tác dụng của bột nghệ là trung hòa axit trong dạ dày, phục hồi tổn thương đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Cách sử dụng rất đa dạng, thông thường ta sẽ trộn mật ong và bột nghệ với tỷ lệ 1:2 sau đó vo viên. Mỗi lần cơn đau xuất hiện hãy uống một viên.
  • Nước ép bắp cải: Vitamin U thành thành phần chiếm phần lớn bắp cải, chúng có tác dụng phục hồi viêm loét dạ dày, giảm bớt cảm giác khó tiêu, chướng bụng ở người bệnh. Đem bắp cải rửa sạch, trần qua nước sôi sau đó ép thành nước uống 3 lần/ngày.
  • Lá ổi non: Đông y cho biết lá ổi non có tác dụng tiêu viêm, giải độc kích thích cảm giác ngon miệng. Ta có thể dùng lá ổi phơi khô hãm thành trà uống thay nước, không nên sử dụng các này với phụ nữ mang thai hoặc trẻ nhỏ.

Làm giảm cơn đau thượng vị bên trái bằng lá ổi non hiệu quả
Làm giảm cơn đau thượng vị bên trái bằng lá ổi non hiệu quả

Những mẹo chữa đau thượng vị bên trái chỉ có hiệu quả khi các triệu chứng còn nhẹ. Hầu hết chỉ giúp làm giảm cảm giác đau âm ỉ, đau quặn vùng bụng chứ không điều trị tận gốc. Người bệnh vẫn nên tới cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Đông y trị bệnh

Đau thượng vị bên trái trong y học cổ truyền thường liên quan đến chứng vị quản thống (đau dạ dày), can vị bất hòa (mất cân bằng gan và dạ dày), hoặc tỳ vị hư nhược (suy yếu chức năng tiêu hóa). Quan điểm của Đông y là điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau, không chỉ tập trung giảm triệu chứng.

Nguyên tắc điều trị đau thượng vị bên trái theo Đông y:

  • Hòa vị chỉ thống: Giảm đau, làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm viêm loét.
  • Kiện tỳ ích vị: Tăng cường chức năng tiêu hóa, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm ứ trệ.
  • Sơ can lý khí: Điều hòa chức năng gan, giảm ứ trệ khí huyết, đặc biệt khi đau kèm theo căng thẳng, stress.
  • Ôn trung tán hàn: Làm ấm trung tiêu, trừ lạnh, đặc biệt khi đau tăng lên khi gặp lạnh.

Các bài thuốc Đông y thường dùng:

Bài thuốc “Hòa Vị An Trung Thang”:

  • Thành phần: Bạch thược 12g, Cam thảo 8g, Hoàng liên 6g, Mộc hương 5g, Hương phụ 5g, Trần bì 5g, Sa nhân 3g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia uống hai lần trước bữa ăn.
  • Công dụng: Giảm đau, giảm viêm loét dạ dày, điều hòa chức năng tiêu hóa.

Bài thuốc “Sơ Can Hoạt Lạc Thang”:

  • Thành phần: Sài hồ 10g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Hương phụ 6g, Chỉ xác 6g, Cam thảo 4g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia uống hai lần trước bữa ăn.
  • Công dụng: Sơ can lý khí, giảm đau do căng thẳng, stress, điều hòa chức năng gan và dạ dày.

Bài thuốc “Ôn Trung Kiện Tỳ Thang”:

  • Thành phần: Bạch truật 12g, Phục linh 10g, Nhân sâm 8g, Cam thảo 6g, Can khương 5g, Đại táo 5 quả.
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 600ml nước đến khi còn 200ml, chia uống hai lần trước bữa ăn.
  • Công dụng: Làm ấm tỳ vị, tăng cường tiêu hóa, giảm đau do lạnh bụng.

Biện pháp phòng ngừa đau thượng vị bên trái hiệu quả

Đau thượng vị bên trái có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt:

Chế độ ăn uống:

  • Tránh tiêu thụ thức ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ, cũng như đồ uống có gas, rượu, bia, cà phê, và sô-cô-la.
  • Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn chậm và nhai kỹ để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn hàng ngày.

Bổ sung nhiều chất xơ, tinh bột tốt cho chế độ dinh dưỡng để giảm áp lực cho dạ dày
Bổ sung nhiều chất xơ, tinh bột tốt cho chế độ dinh dưỡng để giảm áp lực cho dạ dày

Sinh hoạt:

  • Sử dụng các phương pháp như yoga và thiền để giảm thiểu căng thẳng.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm để cơ thể được nghỉ ngơi tốt nhất.
  • Giảm hoặc tránh hút thuốc, hạn chế tiêu thụ rượu và bia.
  • Duy trì một trọng lượng cơ thể phù hợp và lành mạnh.

Mẹo nhỏ:

  • Không nằm ngay sau khi ăn, nên đợi ít nhất 2 tiếng.
  • Nâng cao đầu giường khi ngủ.
  • Mặc quần áo thoải mái, tránh bó sát vùng bụng.
  • Uống đủ nước.

Khám sức khỏe định kỳ: Đừng chủ quan với những cơn đau tái phát thường xuyên. Hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Kết luận

Những thông tin trên bài hy vọng đã giúp người bệnh giải đáp được thắc của mình về bệnh tiêu hoá trên. Mọi thắc mắc bạn đọc có thể để lại dưới bình luận để bác sĩ và chuyên gia của chúng tôi giải đáp.

Xem thêm: Đau thượng vị bên phải biểu hiện của bệnh gì? Xử lý ra sao?


Top địa chỉ phòng khám Đau Thượng Vị Bên Trái


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan