Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau thượng vị là tình trạng bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng . Cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới lan từ vùng bụng ra sau lưng gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa sẽ giúp các bạn phòng tránh và thoát khỏi căn bệnh này. 

Đau thượng vị là gì? Vị trí đau ở đâu?

Thượng vị nằm ở vị trí trung tâm ở phía trên của ổ bụng, bên cạnh mép sườn. Khu vực nằm giữa xương ức và rốn ta có thể cảm nhận vị trí này khi sờ vào khu vực phình ra ở bụng trên. Đau âm ỉ vùng thượng vị thường liên quan tới dạ dày, tuyến tụy, tá tràng…

Cơn đau âm ỉ vùng thượng vị báo hiệu nhiều vấn đề về tiêu hoá
Cơn đau âm ỉ vùng thượng vị báo hiệu nhiều vấn đề về tiêu hoá

Đau thượng vị là cảm giác đau nhói, đau âm ỉ hay quặn thắt ở khu vực bụng dưới tới sườn. Cơn đau có thể lan từ vùng bụng ra phía sau lưng, cảnh báo dấu hiệu cơ thể đang mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hoá.

Thông thường người bệnh sẽ cảm thấy bị đau thượng vị dạ dày ở những thời điểm như sau:

  • Khi đói: Phổ biến nhất khi dạ dày không chứa thức ăn khiến dịch vị tiết ra, gây tổn thương thành dạ dày tạo cảm giác đau quặn ở ổ bụng.
  • Sau khi ăn: Do thời gian dài axit trong dạ dày gây ra những ổ viêm loét, trong quá trình tiêu hoá thức ăn ma sát với những vết thương này. Dẫn đến tình trạng đau âm ỉ vùng thượng vị.
  • Đau về đêm: Thời điểm 1 - 2 giờ sáng khi thức ăn đã được tiêu hoá hết nhưng cơ thể vẫn hoạt động khiến dạ dày tiết dịch vị. Lúc này axit dạ dày gây ra tình trạng đau thượng vị có chu kỳ.

Triệu chứng đau thượng vị thường gặp

  • Đau thượng vị từng cơn: Những cơn đau chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, nhưng lặp lại nhiều đợt trong ngày. Cơn co thắt từ rốn lan ra sau lưng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nếu không sớm điều trị những cơn đau này sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc, kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân…
  • Đau thượng vị buồn nôn, ợ hơi: Triệu chứng đau bụng trên rốn thường đi kèm buồn nôn, ợ hơi. Bởi dạ dày liên tục tiết axit gây ra áp lực ở ổ bụng. Đặc biệt là sau khi ăn, thực phẩm ma sát với các vết loét trên thành dạ dày gây ra cảm giác âm ỉ một lúc. Triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, người bệnh thường tự ý mua thuốc để giảm đau dẫn tới tình trạng chuyển biến xấu.
  • Đau thượng vị âm ỉ: Những cơn đau bụng thượng vị âm ỉ thường gặp nhất ở người bệnh. Cơn đau chỉ kéo dài từ 15 - 20 phút tuy nhiên thường xuyên lặp lại. Đặc biệt là khi vận động mạnh, ăn quá nhanh hoặc quá đói.
  • Nóng rát vùng thượng vị: Quá trình tiết dịch vị dạ dày, tiêu hoá thức ăn khiến vùng thượng vị sinh nhiệt, có cảm giác nóng rát. Triệu chứng này xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào khiến người bệnh mệt mỏi, chướng bụng. Thường gặp nhất ở những người thường xuyên ăn đồ ăn cay, khó tiêu…
  • Đau nhói, đau quặn vùng thượng vị: Vị trí bụng dưới thường có cảm giác đau nhói, đau quặn thường xuyên. Những cơn đau cấp tính không kéo dài quá lâu khiến người bệnh chủ quan không điều trị sớm. Dẫn tới xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
  • Chướng bụng, khó tiêu, đi ngoài: Việc rối loạn chức năng tiêu hoá khiến người bệnh gặp các triệu chứng như tức bụng, đầy hơi hoặc đi ngoài thường xuyên. Những dấu hiệu này thường đi kèm với nhau khiến người bệnh không xác định được bệnh gì, kéo dài thời gian điều trị.

Nguyên nhân gây đau thượng vị

Theo Hội khoa học Tiêu hoá Việt Nam cho biết: 70% người Việt có nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, trong đó có 40% người có triệu chứng bị đau âm ỉ kéo dài. Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng đa số là người trưởng thành từ 20 - 40 tuổi. Nguyên nhân gây đau thượng vị thường bởi các lý do dưới đây.

Sử dụng nhiều chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá)

Thói quen uống rượu, hút thuốc thường xuyên khiến làm tăng quá trình bài tiết pepsin - thúc đẩy trào ngược. Việc sử dụng chất kích thích khiến não bộ tiết ra cortisol gián tiếp làm dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng 41% nam giới và 33% nữ giới bị đau thượng vị do hút thuốc lá.

Uống nhiều bia rượu gây viêm loét dạ dày, hình thành các cơn đau vùng thượng vị
Uống nhiều bia rượu gây viêm loét dạ dày, hình thành các cơn đau vùng thượng vị

Bên trong dạ dày ngoài việc tiết axit để tiêu hoá thức ăn nó còn tiết chất nhầy, prostaglandin nhằm tái tạo tế bào và làm lành vết loét. Tuy nhiên việc sử dụng chất kích thích thường xuyên làm ngăn cản hoạt động này, đồng thời trực tiếp làm giảm lưu lượng máu trong niêm mạc dạ dày.

Trào ngược dịch vị

Do rối loạn chức năng tiêu hoá, dạ dày liên tục tiết dịch vị dẫn đến tăng áp lực ổ bụng. Người bị đau vùng thượng vị thường xuyên có cảm giác đầy hơi, chướng bụng và trào ngược.

Bệnh này nếu kéo dài sẽ khiến cổ họng bị rát, đau nhức vùng ngực, khó nuốt, ho khan. Đặc biệt việc trào ngược thường xuyên có thể dẫn đến van dạ dày không thể đóng kín (thoát vị cơ hoành), người bệnh bị hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu.

Thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)

Các cơn đau bụng thượng vị âm ỉ xuất hiện nhưng thay vì điều trị tận gốc, người bệnh lại sử dụng các loại thuốc giảm đau để ức chế các phản ứng của cơ thể. Các loại thuốc NSAID như phenylbutazon, indomethacin, aspirin, ibuprofen… gây ra ức chế sự tổng hợp chất bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Dẫn tới dạ dày ngày càng bị bào mòn, mất khả năng bảo vệ khiến các vết loét xuất hiện.

Chế độ sinh hoạt không khoa học

Nguyên nhân gây đau thượng vị phổ biến nhất đó là do chế độ sinh hoạt không hợp lý. Thức quá khuya, nhịn đói, ăn quá no, ăn đêm… khiến quá trình tiêu hoá bị rối loạn, thức ăn bị ứ trệ khiến dạ dày phải liên tục tiết ra axit HCl. Tình trạng liên tục kéo dài tạo áp lực tới các vị trí khác ở bộ phận tiêu hoá, những cơn đau vùng thượng vị hình thành, gây khó chịu cho người bệnh.

Không dung nạp Lactose

Lactose thường bắt gặp nhiều trong các sản phẩm từ sữa. Cơ thể không dung nạp được đường lactose khiến dạ dày không thể tiêu hoá, chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể thiếu một loại enzyme trong ruột non, tuỳ thuộc vào nồng độ lactose nạp vào cơ thể sẽ có những biểu hiện cấp độ khác nhau.

Đau thượng vị do các bệnh lý khác

Do vị trí thượng vị liên quan nhiều tới bộ phận tiêu hoá, vì vậy mà cơn đau vùng thượng vị có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý như:

  • Hẹp môn vị, viêm dạ dày tá tràng
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Viêm tuỵ (thể mãn tính, thể cấp tính, ung thư tuỵ)
  • Viêm đại tràng
  • Các bệnh về gan (áp xe gan, viêm gan)
  • Sỏi mật, viêm đường mật hoặc bệnh giun chui ống mật
  • Thủng dạ dày
  • Thoát vị cơ hoành

Các vấn đề về tiêu hoá cũng là nguyên nhân dẫn tới chứng đau bụng vùng thượng vị
Các vấn đề về tiêu hoá cũng là nguyên nhân dẫn tới chứng đau bụng vùng thượng vị

Ngoài những bệnh lý trên, một số trường hợp người bệnh tim mạch cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau thượng vị. Nguyên nhân đa dạng vì vậy việc xác định được tác nhân tốn nhiều thời gian. Khiến việc điều trị bị chậm trễ, khó điều trị hơn.

Ngoài ra một số phụ nữ mang thai cũng sẽ gặp phải các triệu chứng trên. Nguyên nhân bởi vì tử cung mở rộng, gây chèn ép lên cơ quan nội tạng xung quanh khiến vùng bụng dưới bị đau nhức.

Đau thượng vị có nguy hiểm không?

Đau thượng vị là triệu chứng phổ biến, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của nó có thể dao động từ nhẹ đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và các yếu tố sức khỏe kèm theo.

Đau thượng vị không nguy hiểm khi nào?

Trong nhiều trường hợp, đau thượng vị chỉ là biểu hiện tạm thời của các vấn đề tiêu hóa không nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Khó tiêu: Ăn quá no, ăn quá nhanh, hoặc ăn các thực phẩm khó tiêu có thể gây đầy bụng, ợ hơi và đau thượng vị nhẹ.
  • Căng thẳng: Stress, lo âu có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây co thắt dạ dày và đau thượng vị.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Mặc dù IBS có thể gây đau bụng kéo dài, nhưng nó không gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Những trường hợp này thường tự cải thiện sau một thời gian ngắn hoặc với các biện pháp tự chăm sóc đơn giản như nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống và giảm căng thẳng.

Đau thượng vị nguy hiểm khi nào?

Tuy nhiên, có những trường hợp đau thượng vị có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn, đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời, bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Nếu đau thượng vị kéo dài, dữ dội, kèm theo ợ chua, buồn nôn, nôn, đặc biệt là khi đói hoặc về đêm, bạn có thể bị viêm loét dạ dày tá tràng. Tình trạng này cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày.
  • Viêm túi mật hoặc sỏi mật: Đau dữ dội ở vùng bụng trên bên phải, lan ra sau lưng và vai, kèm theo sốt, buồn nôn và nôn có thể là triệu chứng của viêm túi mật hoặc sỏi mật.
  • Viêm tụy: Đau bụng dữ dội quanh rốn, lan ra sau lưng, kèm theo sốt, buồn nôn và nôn có thể là biểu hiện của viêm tụy, một tình trạng cấp tính cần được cấp cứu ngay.
  • Các bệnh lý về gan: Đau thượng vị dai dẳng, vàng da, nước tiểu sẫm màu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan.

Đau thượng vị trong thời gian dài có thể là dấu hiệu bệnh gan
Đau thượng vị trong thời gian dài có thể là dấu hiệu các bệnh lý về gan

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu đau thượng vị kèm theo các triệu chứng sau:

  • Đau dữ dội không giảm hoặc tăng lên theo thời gian.
  • Nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Sốt cao, khó thở, vàng da, sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

  • Người thường xuyên căng thẳng, stress: Căng thẳng thần kinh kích thích tăng tiết acid dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm loét và đau thượng vị.
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng rượu bia, cà phê, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Người hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm tăng tiết acid, giảm lưu lượng máu đến dạ dày, suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc, dễ dẫn đến viêm loét.
  • Người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng, dẫn đến đau thượng vị.
  • Người mắc các bệnh lý mạn tính: Viêm dạ dày mạn, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hội chứng ruột kích thích (IBS), sỏi mật, viêm tụy đều có thể gây đau thượng vị.
  • Người sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) thường xuyên: Các loại thuốc này có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau thượng vị.
  • Người cao tuổi: Do quá trình lão hóa, chức năng dạ dày giảm sút, dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa gây đau thượng vị.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý đường tiêu hóa: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò trong việc gia tăng nguy cơ mắc đau thượng vị.

Đau thượng vị phải làm sao? Cách điều trị

Hiện nay có nhiều cách điều trị chứng đau thượng vị bao gồm cả Tây y và Đông y. Mỗi phương pháp chữa bệnh đều có ưu và nhược điểm riêng, tuỳ thuộc vào thể trạng mà người bệnh có thể lựa chọn cách chữa phù hợp.

Chữa đau thượng vị kéo dài bằng mẹo dân gian

Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng thì người bệnh hoàn toàn có thể giảm đau bằng một số mẹo dân gian dưới đây.

1. Mẹo chữa đau thượng vị bằng bột nghệ

Trong nghệ có thành phần curcumin tiêu diệt vi khuẩn đồng thời phục hồi các vết viêm loét trong dạ dày. Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày này sẽ sử dụng bột nghệ kèm mật ong.

  • Cách thực hiện: Người bệnh dùng 1 thìa mật ong và khoảng 5g bột nghệ nuốt trực tiếp khi thấy cơn đau xuất hiện.

Bột nghệ có tác dụng trung hoa được axit trong dạ dày, làm lành vết thương nhanh chóng
Bột nghệ có tác dụng trung hoa được axit trong dạ dày, làm lành vết thương nhanh chóng

2. Mẹo chữa đau quặn vùng thượng vị bằng hạt chuối

Vị chát, đắng của hạt chuối giúp trung hoà axit trong dạ dày. Đồng thời thông tiêu, giải độc giúp người bệnh có cảm giác ngon miệng hơn. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuối có hạt còn xanh, thái lát mỏng sau đó đem phơi khô.
  • Bước 2: Đem tán thành bột sau đó sử dụng.
  • Bước 3: Mỗi ngày dùng một thìa cà phê, pha với nước ấm và mật ong
  • Chỉ cần sử dụng liên tục trong 1 tuần là cơn đau sẽ hoàn toàn biến mất.

3. Dùng tỏi chữa đau thượng vị

Trong Y học cổ truyền, tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Hàm lượng allicin dồi dào cải thiện bệnh đau dạ dày, đau thượng vị, ợ hơi, trào ngược thực quản… allicin như một loại kháng sinh, tiêu diệt vi khuẩn HP cải thiện hệ tiêu hoá của người bệnh.

  • Cách 1: Ngâm 100g tỏi với 500ml rượu trắng trong thời gian 2 tháng là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 1 ly 10ml trong bữa ăn để cải thiện cơn đau.
  • Cách 2: Nướng 1 củ tỏi với than cho tới khi chín mềm. Cho người bệnh ăn khi xuất hiện cơn đau, áp dụng cách này liên tục trong 1 tuần tình trạng bệnh tình sẽ chuyển biến tích cực.

Giảm đau thượng vị bằng thuốc Tây y

Đau thượng vị có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, do đó việc lựa chọn thuốc điều trị cần dựa trên chẩn đoán chính xác của bác sĩ. Dưới đây là các nhóm thuốc thường được sử dụng, cùng với lưu ý về cơ chế tác dụng và chỉ định:

Thuốc kháng acid:

  • Cơ chế: Trung hòa acid dịch vị, giảm triệu chứng ợ nóng, nóng rát thượng vị.
  • Chỉ định: Đau thượng vị do tăng tiết acid, viêm loét dạ dày tá tràng nhẹ.
  • Hoạt chất thường gặp: Nhôm hydroxyd, magie hydroxyd, calci carbonat, alginat.
  • Lưu ý: Không nên lạm dụng, có thể gây táo bón (nhôm), tiêu chảy (magie).

Thuốc ức chế bơm proton (PPI):

  • Cơ chế: Ức chế mạnh mẽ bơm proton, giảm tiết acid dạ dày một cách hiệu quả.
  • Chỉ định: Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison.
  • Hoạt chất thường gặp: Omeprazole, esomeprazole, lansoprazole, pantoprazole.
  • Lưu ý: Cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, có thể gây tác dụng phụ như nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn.

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp ức chế mạnh mẽ bơm proton, giảm tiết acid dạ dày một cách hiệu quả.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) giúp ức chế mạnh mẽ bơm proton, giảm tiết acid dạ dày một cách hiệu quả.

Thuốc ức chế thụ thể H2:

  • Cơ chế: Ức chế thụ thể H2, làm giảm tiết acid dạ dày.
  • Chỉ định: Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Hoạt chất thường gặp: Ranitidine, famotidine, cimetidine.
  • Lưu ý: Cần thận trọng khi dùng cho người suy gan, suy thận.

Thuốc kháng sinh:

  • Cơ chế: Tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) - nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Chỉ định: Viêm loét dạ dày tá tràng do HP, phòng ngừa tái phát loét.
  • Hoạt chất thường gặp: Amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, tetracycline.
  • Lưu ý: Cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý bỏ thuốc giữa chừng.

Thuốc giảm đau, chống viêm:

  • Cơ chế: Giảm đau, hạ sốt, giảm viêm.
  • Chỉ định: Đau thượng vị do viêm loét, co thắt dạ dày, viêm tụy cấp.
  • Hoạt chất thường gặp: Paracetamol, ibuprofen, diclofenac.
  • Lưu ý: Cần thận trọng khi dùng cho người có tiền sử bệnh tim mạch, suy gan, suy thận.

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày:

  • Cơ chế: Tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp làm lành tổn thương và giảm đau.
  • Chỉ định: Viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn tính.
  • Hoạt chất thường gặp: Sucralfate, misoprostol, bismuth subsalicylate.
  • Lưu ý: Có thể gây táo bón, cần uống nhiều nước.

Thuốc điều hòa nhu động ruột:

  • Cơ chế: Tăng cường nhu động ruột, giảm đầy bụng, khó tiêu.
  • Chỉ định: Hội chứng ruột kích thích, đau thượng vị do rối loạn tiêu hóa chức năng.
  • Hoạt chất thường gặp: Trimebutine, domperidone, metoclopramide.
  • Lưu ý: Cần thận trọng khi dùng cho người có tiền sử bệnh tim mạch, Parkinson.

Thuốc điều hòa nhu động ruột giúp tăng cường nhu động ruột, giảm đầy bụng, khó tiêu.
Thuốc điều hòa nhu động ruột giúp tăng cường nhu động ruột, giảm đầy bụng, khó tiêu.

Điều trị đau thượng vị bằng thuốc Đông y

Đau thượng vị, một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh lý đường tiêu hóa, có thể được tiếp cận và điều trị bằng các phương pháp Đông y truyền thống. Với nguồn gốc thiên nhiên và cơ chế tác động đa chiều, thuốc Đông y mang lại giải pháp an toàn và hiệu quả cho người bệnh.

Theo quan niệm Đông y, đau thượng vị thường do các yếu tố sau gây nên:

  • Can Vị Bất Hòa: Sự mất cân bằng giữa chức năng gan và dạ dày dẫn đến khí trệ, huyết ứ, gây đau.
  • Tỳ Vị Hư Nhược: Chức năng tiêu hóa của tỳ vị suy yếu, không vận hóa thức ăn được, gây đầy bụng, khó tiêu và đau.
  • Đàm Thấp Ứ Trệ: Sự tích tụ đàm thấp gây cản trở lưu thông khí huyết, gây đau và khó chịu.
  • Ngoại Tà Xâm Nhập: Các yếu tố ngoại tà như phong, hàn, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương dạ dày và đau thượng vị.

Dựa trên các nguyên nhân này, Đông y đưa ra các pháp điều trị nhằm:

  • Sơ Can Lý Khí: Điều hòa chức năng gan, giải tỏa ứ trệ khí huyết.
  • Kiện Tỳ Ích Vị: Tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm đầy bụng, khó tiêu.
  • Hóa Đàm Trừ Thấp: Loại bỏ đàm thấp, cải thiện lưu thông khí huyết.
  • Khu Phong Tán Hàn, Thanh Nhiệt Giải Độc: Loại bỏ ngoại tà, giảm viêm, giảm đau.

Các bài thuốc Đông y thường dùng:

Bài thuốc Thành phần chính Công dụng Chỉ định
Tiêu Dao Tán Sài hồ, bạch thược, đương quy, bạch truật... Sơ can lý khí, kiện tỳ hòa vị. Đau thượng vị do can khí uất kết, tỳ vị hư nhược.
Bình Vị Tán Hoàng liên, chi tử, mộc hương, cam thảo... Thanh nhiệt tả hỏa, hành khí chỉ thống. Đau thượng vị do vị hỏa thịnh, kèm theo ợ chua, nóng rát.
Hương Sa Lục Quân Tử Thang Nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, bán hạ, trần bì... Kiện tỳ ích khí, hóa thấp chỉ thống. Đau thượng vị do tỳ vị hư nhược, kém ăn, đầy bụng.
Bán Hạ Tế Tân Thang Bán hạ, trần bì, phục linh, cam thảo, can khương, tế tân... Ôn trung tán hàn, giáng nghịch chỉ ẩu. Đau thượng vị kèm nôn mửa, ợ hơi do hàn thấp.
Gia Vị Tiêu Thực Thang Bạch truật, thần khúc, sơn tra, mạch nha... Kiện tỳ khai vị, tiêu thực hóa trệ. Đau thượng vị do ăn uống không tiêu, đầy bụng, ợ hơi.

Điều trị đau thượng vị bằng Đông y là một phương pháp an toàn, hiệu quả và toàn diện, giúp giải quyết căn nguyên gây bệnh, phục hồi chức năng tiêu hóa và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn thầy thuốc và cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc và quy trình điều trị an toàn.

Người đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi

  • Tối thiểu 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ để cân bằng lại chức năng của hệ tiêu hoá.
  • Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hoá, tránh các món đồ ăn nhanh kiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn.
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả vào thực đơn để cung cấp khoáng chất, vitamin cho cơ thể.
  • Giảm tiết dịch vị bằng các thực phẩm trung hoà axit như bắp cải, cà rốt, mật ong, bột nghệ…
  • Hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn….) do nhóm thức ăn này khó tiêu khiên dạ dày phải tăng công suất hoạt động.
  • Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, vị chua khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn làm các vết loét khó lành.
  • Không uống rượu, bia sử dụng các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.
  • Sử dụng men tiêu hoá hoặc các loại sữa chua lợi khuẩn hỗ trợ cơ thể chuyển hoá thức ăn nhanh hơn.

Song song với việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, người bị đau dạ dày cũng nên nghỉ ngơi, thư giãn. Tránh căng thẳng mệt mỏi khiến cơ thể tiết nhiều hormone cortisol gây áp lực tới hệ tiêu hoá.

Kết luận

Bệnh đau thượng vị hoàn toàn có thể điều trị bằng các phương pháp đơn giản nếu người bệnh chú ý tới sức khoẻ của bản thân. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học, ngăn chặn cơn đau tái phát. Nếu cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Đau Thượng Vị


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan