Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trẻ nhỏ với làn da nhạy cảm hơn so với người lớn nên dễ dàng gặp các vấn đề về da, một trong số đó là tình trạng trẻ bị ngứa da đầu. Da đầu bị ngứa và mẩn đỏ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, khó yên giấc. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ngứa da đầu và phải làm sao để khắc phục? Các bậc phụ huynh hãy theo dõi nội dung bài viết này để hiểu rõ hơn.

Nguyên nhân trẻ bị ngứa da đầu

Ngứa da đầu ở trẻ em là một vấn đề khá phổ biến mà gặp phải ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy hiện tượng này không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nhưng lại ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của bé cũng như sinh hoạt thường ngày.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa da đầu, trong đó phải kể đến như:

1. Trẻ bị cứt trâu (viêm da tiết bã)

Cứt trâu xuất hiện ở những tháng đầu đời của trẻ và có thể kéo dài từ 6-12 tháng, thậm chí là 2 năm tùy theo cơ địa và mức độ diện tích cứt trâu trên da đầu của trẻ. Bị cứt trâu có thể gây ngứa hoặc không. Ngứa ngáy sẽ xảy ra khi tình trạng cứt trâu của bé dày, mảng lớn và lan rộng khiến nấm Pityrosporum Ovale phát triển gây ngứa.

tre-bi-ngua-da-dau
Trẻ bị ngứa da đầu do bị cứt trâu những tháng đầu đời

Không được điều trị sớm thì đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về ngứa da khác của trẻ như viêm da tiết bã, chàm... ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và gây khó khăn trong việc điều trị.

2. Di truyền

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ bị ngứa da đầu có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó, nếu gia đình trẻ có bố mẹ, người thân bị viêm da thì khả năng bị ngứa da đầu sẽ cao hơn so với những trẻ khác.

3. Ngứa da đầu do dị ứng

Một số trẻ có cơ địa dị ứng với các thức ăn như hải sản, sò, tôm, cua… Hoặc bị dị ứng với loại sữa đang uống có thể khiến da đầu bị ngứa. Mặt khác, môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa da đầu ở trẻ nhỏ.

4. Do thời tiết thay đổi

Đây cũng được xem là một yếu tố phổ biến gây ra tình trạng ngứa da đầu ở trẻ. Thời tiết lạnh, nóng thất thường, nhất là thời điểm giao mùa lại càng khiến cho da bé trở nên nhạy cảm, dễ khởi phát hiện tượng ngứa ngáy, trong đó có da đầu.

tre-bi-ngua-da-dau
Thời tiết thay đổi khiến da đầu trẻ dễ bị kích ứng, gây ngứa

5. Dị ứng với dầu gội của người lớn

Da đầu của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, bởi vậy nếu cha mẹ dùng dầu gội có những thành phần tẩy cao như dầu gội của người lớn sẽ dễ gây kích ứng da và sinh ngứa ngáy.

6. Trẻ bị mề đay

Dấu hiệu điển hình nhất của mề đay là mẩn ngứa, da nổi những nốt hoặc chàm đỏ, hồng. Mề đay cũng là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Vì thế với trường hợp trẻ bị ngứa da đầu kèm nổi mẩn đỏ, bố mẹ nên lưu ý bởi có thể con đang bị mề đay mẩn ngứa.

Tình trạng này có thể khiến bé quấy khóc, khó chịu, phát sốt (nếu trường hợp mề đay cấp tính). Bố mẹ nên đưa con đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu như có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ gãi đầu thường xuyên, liên tục và áp dụng những phương pháp khắc phục nhưng tình trạng ngứa không cải thiện.
  • Các vùng da ngứa ngày càng đỏ ửng, lan rộng xung quanh.
  • Các nốt mẩn ngứa mọc nhiều hơn, có dấu hiệu sưng tấy, xuất hiện mụn nước, thậm chí lan rộng xuống vùng trán, má, cổ hoặc toàn bộ cơ thể gây ngứa nhiều.
  • Trẻ gãi với tần suất nhiều hơn dẫn đến nhiều vết trầy xước trên da.
  • Trẻ bị ngứa loét da do gãi ngứa
  • Nếu thấy trên da đầu trẻ xuất hiện mụn mủ trắng đục thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng.
  • Với trẻ nhỏ hãy đưa bé đi khám nếu trẻ quấy khóc thường xuyên, sốt và bỏ bú.

Cách điều trị khi trẻ bị ngứa da đầu cha mẹ nên biết

Khắc phục ngứa da đầu ở trẻ các bậc cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, trước khi dùng cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo không gây nguy hiểm cho trẻ.

Một số cách phổ biến được áp dụng để chữa tình trạng trẻ bị ngứa da đầu như:

Cách chữa ngứa da đầu ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian với ưu điểm an toàn, lành tính sẽ giúp bảo vệ da đầu của bé, đồng thời giảm ngứa hiệu quả. Những cách hay mà cha mẹ có thể áp dụng cho bé như:

Cách 1: Dùng cây hương nhu

Cây hương nhu gồm hương nhu tía và hương nhu trắng đều có công dụng tốt với sức khỏe, đặc biệt là với làn da. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hương nhu có công dụng kích thích tuyến mồ hôi của chúng ta hoạt động nhiều hơn, thải độc tố ra khỏi cơ thể, nhờ đó giúp loại bỏ các yếu tố gây ngứa. Loại thảo dược này lành tính với cả làn da trẻ.

tre-bi-ngua-da-dau
Hương nhu có công dụng loại bỏ các yếu tố gây ngứa

Cách thực hiện

  • Hái một nắm lá hương nhu, rửa sạch. 
  • Đun sôi một lượng nước vừa đủ, sau đó cho lá hương nhu vào và đun thêm 5 phút để các tinh chất ngấm vào nước. 
  • Để nước nguội và dùng tắm, gội đầu cho trẻ.

Cách 2: Hoa cúc dại

Theo Đông y, hoa cúc dại có công dụng làm giảm dị ứng, dịu da đầu, làm sạch da, giảm ngứa và làm lành các vết thương do trầy xước, viêm loét và làm mềm da hiệu quả. Nhiều mẹ đã áp dụng cách này để chữa ngứa da đầu cho con.

Cách thực hiện

  • Hái một nắm hoa cúc dại, rửa sạch. 
  • Sử dụng hoa cho vào nồi nước đã đun sôi. Đun thêm chừng 5 phút để tinh chất tiết ra nước.
  • Tắt bếp để nguội dùng gội đầu cho con. Trong quá trình gội, các mẹ nên massage da đầu trẻ nhẹ nhàng. 

Cách 3: Bồ kết cho trẻ bị ngứa da đầu

Thành phần saponin trong bồ kết có công dụng kháng viêm, tẩy sạch, chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa gàu, giảm rụng tóc, ngoài ra, có thể trị viêm da tiết bã. Theo đó, mẹ có thể dùng bồ kết để gội đầu cho trẻ, tuy nhiên khi gội mẹ không được để nước bồ kết dây vào mắt cho trẻ.

tre-bi-ngua-da-dau
Bồ kết có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 3 - 5 quả bồ kết nướng đến khi cháy xém vỏ ngoài và có mùi thơm.
  • Đập nát bồ kết cho vào nước đun sôi khoảng 5 - 10 phút.
  • Tắt bếp để độ ấm vừa phải gội đầu cho con.

Sử dụng thuốc Tây y trị ngứa da đầu

Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, da đầu của trẻ rất nhạy cảm nên sẽ dễ bị kích ứng bởi các thành phần có trong sản phẩm thuốc điều. trị. Thế nên, các bậc cha mẹ không nên dùng thuốc đặc trị ngứa da đầu của người lớn cho trẻ.

Tốt nhất nếu thấy hiện tượng ngứa da đầu của bé kéo dài và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của bé, bé hay quấy khóc, khó chịu… thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của bé.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa khi trẻ bị ngứa da đầu

Song song với cách điều trị mà bác sĩ kê đơn, các bậc phụ huynh nên thực hiện những lưu ý sau đây để sớm cải thiện trạng trạng da đầu bị ngứa của trẻ, cụ thể:

Vệ sinh sạch sẽ cơ thể, môi trường sống của trẻ

Cơ thể không được tắm cũng như môi trường không sạch sẽ, nhiều bụi bẩn là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa da đầu. Bởi vậy, phụ huynh nên chú ý những vấn đề này như:

  • Bố mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng da đầu của bé sạch sẽ với những trẻ bị ngứa da đầu do dị ứng. 
  • Khi vệ sinh, nhẹ nhàng gội đầu cho trẻ, không cào mạnh sẽ làm xước da đầu của trẻ. 
  • Chọn quần áo được làm bằng chất liệu mềm, cotton, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Hạn chế dùng quần, áo lông bởi những trang phục này rất dễ làm da bé bị kích ứng, gây ngứa.
  • Quần áo của trẻ cần được giặt sạch và phơi ở những nơi có nhiều ánh nắng.
  • Nên thường xuyên cắt móng chân, móng tay cho bé, tránh hiện tượng cào gãi làm tổn thương da.
  • Thường xuyên cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin D tự nhiên, bổ sung canxi và vitamin B. 

tre-bi-ngua-da-dau
Vệ sinh sạch sẽ da đầu giúp bé phòng tránh được tình tráng ngứa ngáy khó chịu

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng luôn quan trọng đối với cơ thể, bởi hấp thu đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, các bé cũng vậy. Vì thế, các mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con như:

  • Với các bé đã ăn được, nên bổ sung cho trẻ các loại rau xanh, trái cây, bởi đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào giúp bé tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Nếu trẻ dị ứng với đồ ăn lạ thì mẹ hãy cân nhắc cho bé ăn đồ hải sản, tôm, cua, sò, hay sữa bò...
  • Cho bé ăn nhạt, quá mặn, nên dùng dầu thực vật để chế biến món ăn để bổ sung axit béo không bão hòa, ngăn ngừa phát sinh ngứa ngáy.
  • Với những mẹ đang cho con bú hãy tránh ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, sò... cho đến khi trẻ hết ngứa.

Kết luận

Như vậy, trẻ bị ngứa da đầu không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của trẻ. Bởi vậy, các bậc cha mẹ nên lưu ý khi trẻ có biểu hiện ngứa dai dẳng hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra và tiếp nhận hướng giải quyết phù hợp cho trẻ.


Top địa chỉ phòng khám Trẻ Bị Ngứa Da Đầu


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan