Vảy nến là một căn bệnh da liễu mãn tính, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này là từ 1-3% dân số thế giới. Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân bị vảy nến rất quan trọng bởi nó có thể giúp làm các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm hoặc trầm trọng thêm. Bài viết dưới đây sẽ cùng người bệnh tìm hiểu về thắc mắc bị vảy nến kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi.
Người bệnh bị vảy nến kiêng ăn gì?
Bị vảy nến kiêng ăn gì là thắc mắc được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi nếu bạn vô tình sử dụng phải những loại thực phẩm không phù hợp sẽ khiến cho tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm, bong tróc trên da ngày càng nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn trong thời gian điều trị bệnh vảy nến nên hạn chế dùng những loại thực phẩm sau:
Các loại thịt đỏ
Nằm trong danh sách đầu tiên những loại thực phẩm mà bệnh nhân vảy nến không nên sử dụng đó là thịt đỏ. Nhóm thực phẩm này có chứa nhiều axit béo bão hòa và kích hoạt phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể. Vì vậy người bệnh nên hạn chế sử dụng một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt trâu, xúc xích, thịt xông khói… để tránh làm bệnh vảy nến trở nên trầm trọng hơn.
Sữa
Sữa tươi, sữa bò, pho mai, kem… đều có chứa nhiều protein và chất béo không bão hòa đa gọi là axit arachidonic. Ngoài ra chúng còn có khả năng tạo ra chất nhờn, khiến cho các vết thương lan rộng. Vì vậy bạn nên hạn chế dùng sữa trong thời gian điều trị bệnh vảy nến nói riêng và bệnh da liễu nói chung.
Cà tím, cà chua
Cà tím và cà chua là những loại quả thuộc họ cà, có khả năng làm gia tăng các triệu chứng của bệnh vảy nến. Nguyên nhân là bởi cà tím có chứa hàm lượng oxalate và một số hoạt chất tác dụng như histamin, có khả năng gây ra tình trạng viêm nhiễm, dị ứng. Vì vậy nếu trong quá trình điều trị vảy nến mà bạn sử dụng cà tím thì sẽ khiến cho các triệu chứng của bệnh trở nên khó điều trị hơn.
Nước ngọt có gas
Tiến sĩ khoa phẫu thuật tiêu hóa James A. Surrell tại Bệnh viện Đa khoa Marquette cho biết, đường tinh luyện có trong các loại nước ngọt có gas có thể làm tăng tình trạng sưng viêm, bội nhiễm của các vết thương trên cơ thể. Nguyên nhân là bởi khi nạp quá nhiều đường sẽ khiến lượng insulin trong máu tăng cao đột ngột, gây ra phản ứng viêm. Vì vậy bệnh nhân bị vảy nến nên tránh sử dụng các loại nước ngọt có gas như coca, pepsi, nước cam đóng chai, sting, bò húc,…
Carbohydrate đơn giản
Các loại carbohydrate đơn giản bao gồm sucrose, gluten, fructose, glicogen, tinh bột, xenlulôzơ,…. Đây là những hoạt chất có thể kích hoạt phản ứng viêm do bệnh vảy nến gây ra. Chúng thường có nhiều trong các loại thực phẩm như ngũ cốc có đường, bánh mì trắng, mì Ý, gạo lứt,… Do đó các chuyên gia khuyên người bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm này này để giúp cải thiện sức khỏe.
Rượu bia
Sử dụng quá nhiều rượu bia sẽ khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Lúc này các tác nhân gây bệnh vảy nến sẽ dễ dàng tấn công vào hệ thống miễn dịch và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn. Mặc dù mối liên hệ giữa việc sử dụng đồ có cồn với bệnh vảy nến vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết những bệnh nhân uống nhiều rượu bia đều không đáp ứng được với các phương pháp điều trị bệnh vảy nến. Khi người bệnh ngừng uống rượu thì bệnh mới có tiến triển tốt. Ngoài ra, rượu bia còn gây ra phản ứng với một số loại thuốc điều trị bệnh vảy nến như methotrexate và acitretin. Vì vậy bạn không nên sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian chữa trị bệnh.
Thực phẩm gây dị ứng
Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ, măng, cá, lúa mì, đậu phộng,… cũng nằm trong danh sách các loại đồ ăn mà người bị bệnh vảy nến nên hạn chế sử dụng. Nguyên nhân là bởi chúng có chứa nhiều protein, sẽ giải phóng ra histamin gây ra tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm. Từ đó khiến cho các vấn đề về da liễu trở nên nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng hơn.
Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng là giúp kích thích vị giác và khiến món ăn thêm hấp dẫn hơn. Tuy nhiên với những bệnh nhân bị vảy nến thì đồ ăn cay nóng có thể khiến cho những vết thương trên da bị sưng đỏ, ngứa ngáy và tăng nguy cơ bị lở loét hơn. Vì vậy người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như ớt, hạt tiêu, giềng, mì cay, lẩu cay,… để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh vẩy nến.
Thực phẩm chế biến sẵn
Đa phần các loại thực phẩm chế biến sẵn đều có chứa nhiều calo, đường, muối, chất béo, chất bảo quản và một số loại hóa chất khác không tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ dẫn đến béo phì, tiểu đường và gây ra các bệnh mãn tính, trong đó có vảy nến. Do đó người bệnh không nên dùng bất kỳ loại thực phẩm đóng hộp nào, bao gồm rau củ đóng hộp, thịt đóng hộp, cá đóng hộp,…
Chất béo bão hòa
Đối với bệnh vảy nến nói riêng và các bệnh viêm da nói chung đều không nên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Nguyên nhân là bởi loại chất béo này có thể khiến các tổn thương trên da ngày càng nặng hơn, tăng sinh tế bào sừng và khiến cho làn da bị viêm nhiễm, ngứa ngáy. Một số loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa mà người bệnh nên hạn chế sử dụng đó là mỡ động vật, nội tạng động vật, da gà,…
Bị vảy nến nên ăn gì?
Sau khi đã tìm hiểu thắc mắc bị vảy nến kiêng ăn gì, bạn cũng cần tích cực sử dụng những loại thực phẩm sau để nâng cao hệ miễn dịch, giúp các triệu chứng của bệnh nhanh được cải thiện.
Nghệ
Trong thành phần của củ nghệ có chứa một loại polyphenol còn được gọi là curcumin. Hoạt chất này có đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra, chất curcuminoids trong tinh bột nghệ còn giúp cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương trên da.
Vì vậy nghệ được sử dụng như một loại thuốc để điều trị tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm do bệnh vảy nến gây ra. Bạn có thể sử dụng củ nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ đều có tác dụng kháng khuẩn và chống nhiễm trùng rất hiệu quả.
Cá béo
Những người bị bệnh vảy nến nên tích cực sử dụng các loại cá béo như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá tuyết, cá mòi,… Bởi trong thành phần của những loại cá này có chứa nhiều omega-3, có đặc tính chống viêm vô cùng hiệu quả. Theo một nghiên cứu cho thấy, những người ăn khoảng 180g cá béo/tuần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh vảy nến được thuyên giảm. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tái nhiễm.
Dầu ô liu
Dầu ô liu, dầu hạnh nhân, dầu dừa, dầu hạt lanh,… đều có khả năng ngừa viêm nhiễm mạnh mẽ. Đây cũng là một loại thực phẩm thường xuyên có mặt trong chế độ ăn uống của người dân vùng Địa Trung Hải. Nghiên cứu cho thấy việc bạn sử dụng các loại dầu thực vật sẽ ít bị bệnh vảy nến hơn so với việc sử dụng các loại chất béo từ mỡ động vật hoặc các loại dầu ăn đóng chai khác.
Rau xanh
Trong thành phần của rau xanh chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Những chất này có tác dụng chống viêm hiệu quả, bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương gây ra bởi gốc tự do. Vì vậy người bệnh nên tích cực sử dụng các loại rau đặc biệt là rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, rau bina, Brussels,…
Hoa quả tươi
Các loại trái cây tươi có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nguồn vitamin phong phú và các hoạt chất chống viêm như polyphenol, bromelain, resveratrol,… Chúng có tác dụng giúp giảm viêm nhiễm ngứa ngáy, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên da và hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh vảy nến. Một số loại quả mà người bệnh nên ưu tiên sử dụng đó là nho, cherry, dâu tây, việt quất, anh đào, mâm xôi, táo, dưa, cam,…
Trà xanh
Bệnh nhân bị vảy nến có thể tích cực sử dụng một số loại trà như trà xanh, trà đen, trà hoa cúc,… Bởi trong thành phần của những loại trà này có chứa nhiều caffeine, theocin và chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào da bị bệnh. Từ đó giảm thiểu được tình trạng da sần sùi, bong tróc ở bệnh nhân bị vảy nến. Tuy nhiên những người bị nhạy cảm với caffeine nên hạn chế dùng các loại trà này vào buổi chiều tối để tránh bị mất ngủ.
Thực phẩm giàu kẽm
Kẽm là một khoáng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các bệnh viêm nhiễm. Ở bệnh nhân bị vảy nến thường gặp phải tình trạng thiếu kẽm. Có thể thấy đây là một nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị vảy nến. Một số loại thực phẩm giàu kẽm mà người bệnh nên sử dụng đó là yến mạch, hạt quinoa, các loại đậu, sữa chua, nấm,…
Thực phẩm giàu folate
Folate hay còn được gọi là vitamin B9 hoặc axit folic. Đây là một hợp chất quan trọng cho sức khỏe, có tác dụng giúp phân chia tế bào da, giúp da luôn khỏe mạnh. Ngoài ra, folate cũng giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể, ngăn chặn sự hình thành của eukotriene – tác nhân khiến bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn. Một số thực phẩm giàu giàu folate mà người bệnh nên sử dụng như đậu bắp, đậu lăng, măng tây, chuối, dưa, nước cam, chanh,….
Thực phẩm chứa lợi khuẩn
Bệnh nhân bị vảy nến nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều lợi khuẩn Probiotics. Đây là những vi sinh vật sống giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa, tăng cường miễn dịch và giúp hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu. Một số thực phẩm giàu Probiotics phải kể đến như sữa chua, nấm thủy sâm, nấm sữa kefir, yakult, probi,…
Thực phẩm giàu vitamin
Các loại vitamin giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh vảy nến, bao gồm:
- Vitamin A: Có nhiều trong cà rốt, ớt chuông, khoai lang, rau xanh lá đậm, gan, dầu cá, trứng,… Sản phẩm chuyển hóa hoạt động của vitamin A chính là vitamin A acid (RAs). Hợp chất này có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh tế bào sừng, tăng cường sức đề kháng và cải thiện những tổn thương trên da.
- Vitamin D3: Có nhiều trong ngũ cốc dinh dưỡng, thịt gà,… có tác dụng làm giảm lượng canxi thừa ở các tế bào mô mềm, hỗ trợ điều trị các tổn thương do bệnh vẩy nến gây ra.
- Vitamin E: Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin E như dầu cá, dầu oliu, ngô, vừng, hạnh nhân,…. Tác dụng của vitamin E là ngăn ngừa lão hóa da, chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng đối với làn da, giúp da khỏe mạnh, hồng hào.
- Vitamin C: Có tác dụng tốt trong việc bảo vệ làn da, làm lành vết thương, tăng sức đề kháng cho da. Một số thực phẩm nhiều vitamin C như bưởi, cam, chanh, nho, ổi,…
Thực phẩm giàu magie
Magie là một hợp chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol xấu và hấp thụ canxi tích tụ dưới da. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến. Mỗi ngày người bệnh nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu magie như gạo, hạt mè, yến mạch, cacao, chocolate, rau mùi, bạc hà, hẹ, hạt hướng dương, hạt điều,….
Lưu ý trong chế độ ăn uống
Để giúp bệnh vảy nến nhanh được cải thiện và hạn chế tái phát trở lại, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Bệnh vảy nến khiến làn da bị khô ráp, bong tróc. Vì vậy người bệnh nên uống nhiều nước để giúp làn da luôn mềm mại, giảm ngứa ngáy, sần sùi….
- Nếu không thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm, người bệnh có thể lựa chọn sử dụng các viên uống chứa vitamin hoặc kẽm để giúp cơ thể không bị thiếu hụt dưỡng chất.
- Nên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thực phẩm. Đồng thời nên tránh ăn chung đồ ăn thức uống với những người khác.
- Lựa chọn những loại thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh sử dụng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ, có nhiều thuốc trừ sâu hoặc chất bảo vệ thực vật.
- Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa, không ăn quá no hoặc ăn quá khuya.
Trên đây là những thắc mắc giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bị vảy nến nên kiêng ăn gì và nên ăn gì. Tuy nhiên để xây dựng được một chế độ dinh dưỡng phù hợp, người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời kết hợp với chế độ sinh hoạt phù hợp để bệnh nhanh khỏi và không tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!