Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đối với người bị gout, việc xây dựng và duy trì các thực đơn ăn uống hàng ngày là rất quan trọng để có thể hỗ trợ quá trình chữa bệnh đạt kết quả tốt. Các dinh dưỡng trong trái cây có thể giúp bệnh nhân kiểm soát những triệu chứng đau nhức khó chịu, hạn chế sự tích tục urat. Vậy bệnh gout nên ăn hoa quả gì để tăng cường các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và không làm bệnh trở nặng hơn? Mời bạn đọc tham khảo một số loại hoa quả dưới đây.

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Nguyên tắc khi lựa chọn trái cây cho người bị gout

Trước khi đi vào xem danh sách các loại trái cây được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân, người bệnh cần nắm rõ nguyên tắc khi chọn hoa quả như sau.

Chọn lựa trái cây có lượng purin thấp

Nguyên nhân chính gây ra bệnh gout chính là tình trạng cơ thể bị tích tụ nhiều tinh thể urat ở trong các khớp xương. Urat tích tụ càng nhiều càng làm gout phát triển nhanh và mạnh hơn. Lượng urat tích trong các khớp xương bởi nồng độ axit uric của cơ thể bạn đã tăng cao vượt mức.

Khi thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm và hoa quả có chứa nhiều purin sẽ làm kích thích cơ thể sản xuất thêm axit uric. Nồng độ uric tăng nhanh chóng và bắt đầu xuất hiện các cơn đau ở trong khớp. Vì vậy, khi chọn lựa chọn trái cây hay bất cứ đồ ăn gì, người bệnh cần chú ý tới lượng purin có trong thực phẩm đó.

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Sử dụng trái cây có lượng flavonoid cao

Với những bệnh nhân đã bị gout ở mức độ nặng, thường hay bị đau nhức dữ dội và có biểu hiện sưng viêm nên tích cực sử dụng hoa quả giàu flavonoid. Nguồn trái cây giàu dinh dưỡng và flavonoid được đánh giá rất có lợi cho người bệnh. Những hoạt chất trong nhóm trái cây này giúp bệnh nhân kìm hãm phát tác các cơn đau. Đồng thời, các triệu chứng viêm sưng hay một số biểu hiện liên quan cũng có thể cải thiện hiệu quả.

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì
Bệnh gout nên ăn hoa quả gì

Bổ sung hoa quả giàu chất xơ

Hoa quả nhiều chất xơ rất tốt cho sức khỏe mỗi người, đặc biệt đối với bệnh nhân bị bệnh gout. Các hoa quả có chất xơ lớn khi được tăng cường vào thực đơn ăn uống sẽ giúp kích thích nhu động ruột, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng diễn ra thuận lợi hơn. Cùng với đó, việc thường xuyên ăn hoa quả nhóm này còn có khả năng hạn chế cơ thể tích tụ hay sản sinh uric. Nhờ vậy, chúng ta có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra tốt hơn.

Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra mức tiêu thụ chất xơ hàng ngày đối với nam giới là 25gr và đối với nữ giới bị gout là 38g.

Tăng cường nhóm hoa quả giàu chất chống oxy hóa

Khi nồng độ uric trong cơ thể tăng cao, vừa làm bệnh gout phát triển vừa gây ra nhiều bệnh lý có mức độ nguy hiểm khác như: Bệnh về huyết áp, thận hay tim mạch. Vì vậy, việc sử dụng thường xuyên các trái cây có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao là rất thích hợp. Chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây ảnh hưởng xấu cho tế bào. Vì vậy, để ức chế sự phát triển của gout cũng như phòng ngừa bệnh về tim mạch, bạn nên thường xuyên bổ sung hoa quả giàu chất chống oxy hóa cho cơ thể.

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Top 15 loại quả tốt nhất

Để giúp cho người bị gout dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các loại trái cây, chúng tôi đã hợp lại 15 loại trái cây thích hợp cho người bệnh sử dụng. Người bệnh lựa chọn các loại trái cây yêu thích và đan xen hợp lý để sử dụng hàng ngày sẽ giúp bệnh có những tiến triển tốt hơn.

Dưa hấu

Trong số các loại hoa quả được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân gout, dưa hấu được coi là loại quả tốt nhất. Dưa hấu có nhiều nước, tính mát và vị ngọt vừa giúp giải nhiệt, vừa lợi tiểu, đem đến lợi ích cho sự hoạt động ở thận. Hơn nữa, dưa hấu cũng giúp cơ thể chuyển hóa cũng như đào thải các axit uric. Qua đó có thể ngăn chặn tốt sự hình thành các tinh thể urat natri ở mô và ngăn ngừa tối đa sự bùng phát của các đơn viêm gout cấp.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dưa hấu gần như không có chứa nhân purin. Yếu tố này giúp bệnh nhân phòng ngừa chứng rối loạn chuyển hóa cũng như hạn chế kích thích sản sinh các uric quá cao.

Dưa hấu đứng đầu trong nhóm hoa quả người bị gout nên ăn
Dưa hấu đứng đầu trong nhóm hoa quả người bị gout nên ăn

Dưa hấu cũng chứa lượng kali và vitamin rất dồi dào. Lượng nước trong quả dưa hấu cùng các chất dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân làm giảm đau gout, dịu các triệu chứng khó chịu do gout gây ra. Kali trong dưa hấu cũng có tác dụng tham gia thúc đẩy sự đào thải uric cùng một số độc tố khác ra khỏi cơ thể.

Bị gout nên ăn quả gì? Quả lê

Lê là loại trái cây có vị ngọt, tính mát và kiềm tính rất có lợi cho những người bị gout, đặc biệt bệnh nhân bị gout cấp có thể sử dụng lê để làm giảm cơn đau hiệu quả. Khi ăn lê thường xuyên, cơ thể người bệnh sẽ đào thải tốt các axit uric từ thận thông qua nước tiểu. Cơ thể cũng được thanh nhiệt và loại bỏ độc tố rất hiệu quả.

Trong trái lê có chứa vô số các thành phần dưỡng chất nổi bật: Vitamin nhóm B, vitamin K, vitamin C, nhiều nước và các khoáng chất quan trọng gồm: Folate, canxi, đồng, mangan. Ăn lê hoặc uống nước lê giúp lợi niệu, tăng cường chuyển hóa và đào thải các độc tố cũng như hạ áp lực lên thận.

Vitamin K và vitamin C đều có công dụng giúp làm giảm các cơn đau, giảm viêm khớp và đặc biệt giúp nâng cao hệ miễn dịch cũng như tăng cường sức khỏe nói chung. Vitamin K còn được biết đến với khả năng duy trì sự ổn định cho các khớp xương, nâng cao hiệu quả làm lành tổn thương và giảm sưng khớp. Đặc biệt, lê cũng là trái cây thuộc vào nhóm có purin thấp, trong mỗi 100g lê chỉ có khoảng 12mg axit uric.

Quả táo

Táo cũng có điểm tương tự như lê, đều có kiềm tính và lượng acid malic tốt cho những bệnh nhân bị gout hay đang có nồng độ uric khá cao. Từ một số nghiên cứu đưa ra, acid malic là thành phần có thể điều chỉnh lại nồng độ axit uric, từ đó làm giảm nguy cơ bùng phát các đợt gout cấp.

Táo giúp giảm nồng độ axit uric
Táo giúp giảm nồng độ axit uric

Mỗi quả táo có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, vitamin và kali khá cao. Cùng với đó  là hai hợp chất ketone và hydrocarbon rất quan trọng. Các thành phần này đều có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa cũng như đào thải axit uric, ngừa thoái hóa khớp, viêm khớp. Táo cũng được sử dụng thường xuyên với mục đích tăng cường sức khỏe cho hệ thống xương khớp.

Bị gout nên ăn hoa quả gì? Quả dứa

Người bị gout có thể làm giảm các triệu chứng viêm hay những cơn đau nhức khó chịu thông qua trái dứa. Việc bổ sung dứa thường xuyên vào chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ cải thiện hiệu quả bệnh lý gout. Dứa có chứa thành phần nổi bật là chất xơ và vitamin C giúp giảm sưng tấy, giảm viêm và thúc đẩy sự chuyển hóa protein. Người bệnh cũng dễ dàng tăng cường đề kháng cho cơ thể thông qua việc ăn dứa.

Bên cạnh đó, dứa còn có hàm lượng enzyme bromelain đáng kể giúp tăng cường hoạt động cho quá trình tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng cơ thể tích tụ axit uric, giảm nguy cơ bệnh nhân mắc sỏi thận. Loại quả này cũng chứa khá nhiều các dinh dưỡng với nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

  • Axit malic, axit citric là những axit hữu cơ có thể tăng cường chức năng hoạt động đào thải độc tố cho thận.
  • Kali và acid folic có khả năng tham gia vào loại bỏ các axit uric. Làm lành các tổn thương và làm các mô nhanh chóng liền sẹo bởi các ảnh hưởng từ những đợt viêm gout cấp gây ra.
  • Vitamin A, vitamin B tăng cường hệ miễn dịch và bồi bổ cơ thể khỏe mạnh hơn.

Nho

Đối với những bệnh nhân bị gout hoặc đang có nồng độ axit uric tăng cao nhất định không thể bỏ qua việc sử dụng các loại nho. Trong nho có chứa vô số các thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như: Chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin C, sắt, kali và chất xơ. Đây đều là các dinh dưỡng có thể làm giảm và phòng ngừa các biểu hiện viêm sưng do gout. Đồng thời tích cực ngăn ngừa các đợt viêm khớp cấp bùng phát.

Ngoài ra, khi thường xuyên ăn hay uống nước ép nho cũng đem đến công dụng lợi tiểu, giải độc, giảm các áp lực lên thận. Lượng axit uric cũng không bị tích tụ nhiều trong máu, đường máu lưu thông ổn định hơn.

Nho giải độc, lợi tiểu và phòng ngừa viêm sưng
Nho giải độc, lợi tiểu và phòng ngừa viêm sưng

Khoa học đã chứng minh rằng, chất xơ và lượng nước ở trong nho có khả năng điều chỉnh loại bỏ các axit uric và chuyển hóa các protein. Do đó, bệnh nhân có thể phòng ngừa hiệu quả các tinh thể muối urat hình thành, các khớp xương cũng giảm viêm rõ rệt. Nho cũng thuộc top hoa quả kiềm tính, có ít nhân purin. Vì vậy, bệnh nhân có thể sử dụng khoảng 50 tới 100g nho mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh gout.

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Quả bưởi

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Bưởi vừa giàu kali, vừa có nhiều vitamin C. Hai thành phần này đều có vị trí quan trọng trong quá trình làm giảm nồng độ axit uric và đẩy lùi các biểu hiện của bệnh gout cấp tính. Lượng kali có trong mỗi trái bưởi có thể làm dịu triệu chứng sưng viêm, đồng thời giúp quá trình đào thải các uric qua nước tiểu diễn ra thuận lợi hơn.

Trong khi đó, vitamin C có công dụng nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn và chống viêm cho hệ miễn dịch. Cơ thể người bệnh cũng giảm bớt các cơn đau, thời gian để các khớp bị tổn thương cũng hồi phục nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, bưởi cũng có lượng chất xơ tương đối dồi dào. Chất xơ trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa các thức ăn, giảm đi lượng protein đang bị dư thừa trong cơ thể. Chất xơ còn giúp chúng ta kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh gout khá tốt. Các chuyên gia dinh dưỡng rất khuyến khích người bị gout thường xuyên sử dụng bưởi.

Quả việt quất

Nhắc đến các loại hoa quả nên sử dụng cho người bị gout, chúng ta không thể bỏ qua việt quất. Việt quất là một loại trái cây có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao giúp người bệnh bảo vệ các mô mềm và khớp khỏi gốc tự do. Hoạt chất này cũng đem lại khả năng hạn chế mắc thoái hóa khớp, giảm đau và đẩy lùi chứng sưng khớp do gout gây ra.

Việt quất giảm đau sưng khớp
Việt quất giảm đau sưng khớp

Việt quất cũng là loại quả có chứa nhiều vitamin C, hoạt chất anthocyanin, các khoáng chất và chất xơ khá nhiều. Những thành phần dinh dưỡng này đều rất có lợi cho bệnh nhân bị gout hoặc người đang có chỉ số axit uric trong cơ thể tăng cao. Đặc biệt hơn, anthocyanin có khả năng kháng viêm rất mạnh, làm giảm nồng độ uric trong máu và phát huy tốt khả năng giảm đau ở xương khớp.

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Quả cherry

Cherry cũng bổ sung lượng anthocyanin cao cho người sử dụng. Từ đó, bệnh nhân có thể cải thiện tốt các triệu chứng sưng viêm ở khớp nhờ hoạt chất có khả năng chống viêm mạnh này. Hơn nữa, anthocyanin còn có công dụng làm giảm các đợt gout cấp và phòng ngừa sự tích tụ các tinh thể nhỏ của axit uric.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, cherry có chứa rất nhiều vitamin C, chất xơ, kali và chất chống oxy hóa. Đây đều là các thành phần dưỡng chất vừa có công dụng cải thiện sức khỏe cho người bệnh, vừa làm giảm viêm. Các dinh dưỡng cũng giúp bệnh nhân tăng cường phòng ngừa, hỗ trợ chữa trị viêm khớp, thoái hóa khớp, tăng cường sức đề kháng.

Dâu tây

Dựa vào các số liệu nghiên cứu được, y học đã đưa ra kết quả: Người bệnh có thể làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của gout và lượng axit uric có trong cơ thể khi bệnh nhân sử dụng 50 tới 100g dâu tây hàng ngày. Cụ thể, dâu tây làm được điều này là bởi có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa và hàm lượng vitamin C. Hai thành phần này vừa làm giảm viêm sưng, vừa có thể phát huy khả năng phòng ngừa cũng như làm lành các tổn thương gây ra bởi gout.

Dâu tây điều chỉnh lượng axit và giảm thoái hóa khớp
Dâu tây điều chỉnh lượng axit và giảm thoái hóa khớp

Chất chống oxy hóa và vitamin C có trong dâu tây cũng đã được ghi nhận công dụng tham gia điều chỉnh lượng axit uric, giảm nguy cơ viêm khớp và thoái hóa khớp. Ổn định chức năng cho hệ thống xương khớp, bảo vệ các khớp xương. Đồng thời, trong dâu tây cũng có chứa khá nhiều quercetin giúp cải thiện chứng sưng khớp nhanh chóng. So với các loại trái cây khác, hàm lượng quercetin của dâu tây lớn hơn đáng kể.

Bị gout nên ăn trái cây gì? Quả chuối

Chuối là trái cây quen thuộc và rất được ưa thích. Với những bệnh nhân bị gout mãn tính và cả cấp tính, chuối là hoa quả đặc biệt nên sử dụng. Chuối có chứa lượng lớn thành phần kali. Khi bổ sung chuối, kali sẽ được hấp thụ vào cơ thể một cách nhanh chóng, phát huy công dụng chuyển hóa axit uric sang dạng lỏng. Sau đó, axit uric sẽ được chuyển tới thận và được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.

Chuối cũng được nghiên cứu và ghi nhận có lượng vitamin C cao, chứa khoảng 105 calo và có khá ít fructose. Do đó, khi ăn 1 tới 2 quả chuối mỗi ngày đồng nghĩa cơ thể bạn đã được bổ sung đủ lượng vitamin cần nạp cho cơ thể. Sức khỏe của chúng ta từ đó được nâng cao hơn, giảm các triệu chứng viêm sưng do gout gây ra và loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể người bệnh.

Cùng với vitamin C và kali, chuối còn có thêm thành phần khác cũng rất quan trọng, đó là acid folic, magie và vitamin B6. Các hoạt chất này tăng cường làm giảm các cơn đau, tăng cường sức khỏe, sức bền và sự dẻo dai cho các khớp xương.

Ổi

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Câu trả lời chính là ổi. Ổi thuộc nhóm các loại trái cây được đặc biệt khuyến khích sử dụng cho những người đang có nồng độ axit uric cao và những người đang bị gout. Ổi có chứa lượng lớn các vitamin như: Vitamin A, vitamin C, Vitamin B1 và chất chống oxy hóa. Khi bạn sử dụng ổi thường xuyên, sức khỏe sẽ được cải thiện đáng kể, khả năng chống viêm được nâng cao và hệ miễn dịch cũng được tăng cường.

Đã có rất nhiều kết quả ghi nhận ổi giúp làm giảm hiệu quả nồng độ axit uric trong máu, làm lành các tổn thương ở khớp và chống nhiễm khuẩn. Ăn ổn thường xuyên cũng là cách để chúng ta hạn chế nguy cơ bị gout và thoái hóa khớp xương.

Ổi giúp giảm nguy cơ bị gout và thoái hóa khớp xương
Ổi giúp giảm nguy cơ bị gout và thoái hóa khớp xương

Trong ổi cũng có chứa không ít hàm lượng kali và canxi. Khi cơ thể được cung cấp đủ canxi sẽ giúp làm tăng mật độ xương, xương khớp khỏe hơn và dẻo dai hơn. Kali giúp cho bệnh nhân loại bỏ các độc tố trong cơ thể, giảm axit uric và ngăn ngừa việc hình thành các tinh thể muối.

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Quả lý gai

Quả lý gai cũng có chứa khá ít nhân purin và có thể điều chỉnh sự hình thành, tích tụ các tinh thể muối tại vị trí mô khớp. Bởi vậy, các chuyên gia rất khuyến khích bệnh nhân sử dụng lý gai khi bị gout hoặc có nồng độ axit uric tăng cao. Lý gai có chứa khá nhiều các hoạt chất nổi bật như: Polyphenols, tannins, flavonoid. Flavonoid là một thành phần có khả năng điều trị các chứng viêm nhiễm, giảm đau cũng như tham gia điều hòa quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể. Flavonoid cũng có khả năng chống oxy hóa, tăng cường làm bền thành mạch và giảm lượng cholesterol có trong máu.

Với polyphenols, đây là chất chống oxy hóa giúp giảm các tổn thương ở mô mềm cũng nwh khớp do các tế bào tự do tấn công. Polyphenols cũng có thể giảm huyết áp. Do đó, bệnh nhân nên thường xuyên sử dụng quả lý gai để hỗ trợ điều trị gout tốt nhất.

Quả đào

Trong danh sách các loại trái cây người bị gout nên ăn không thể thiếu quả đào. Đào cũng có chứa ít lượng purin, đồng thời có nhiều thành phần có giá trị dinh dưỡng cao. Trong đó, một số dinh dưỡng quan trọng nhất gồm: Vitamin A, vitamin C, vitamin B1, B6, B2, B3, niacin, axit folic, beta-carotene, chất xơ.

Chất xơ sẽ giúp bệnh nhân đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các protein, giảm sự lắng đọng các axit uric. Nhóm vitamin và beta-carotene giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, giảm triệu chứng viêm, chống oxy hóa và hạn chế các tổn thương bởi gout.

Đào phát huy tác dụng giảm sự lắng động uric trong cơ thể
Đào phát huy tác dụng giảm sự lắng động uric trong cơ thể
Bệnh gout nên ăn hoa quả gì
Bệnh gout nên ăn hoa quả gì

Quả đào cũng có một số khoáng chất quen thuộc khác như: Kẽm, canxi, magie, sắt, photpho, mangan, đồng, kali. Vì vậy, bệnh nhân có thể duy trì tốt hoạt động của các khớp, tăng cường độ cứng cho xương cũng như củng cố thêm quá trình tái khoáng của cơ thể. Lượng axit uric cũng nhờ đó có thể giảm đi đáng kể.

Bệnh gout nên ăn hoa quả gì? Mơ tươi

Mơ tươi vừa có lượng oxalat thấp, và có ít nhân purin, rất thích hợp để sử dụng cho các bệnh nhân bị gout. Mơ khi được sử dụng thường xuyên sẽ làm giảm đi nồng độ axit uric, hạn chế tốt sự bùng phát của viêm gout cấp cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mơ cũng là nguồn cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể. Dựa theo nghiên cứu, khi chúng ta ăn 2 quả mơ một ngày sẽ được bổ sung các thành phần sau: Vitamin E, vitamin C, kali, chất xơ vừa hỗ trợ cơ thể loại bỏ axit uric vừa giúp quá trình điều trị gout có kết quả tốt hơn.

Mơ cũng có chứa một số beta-carotene, lutein và zeaxanthin giúp chống oxy hóa rất tốt, làm giảm các tổn thương và hạn chế nguy cơ khớp thoái hóa. Hoạt chất flavonoid và cryptoxanthin giúp tăng cường chống viêm, giảm đau nhức và ổn định sự chuyển hóa chất trong cơ thể.

Thêm vào đó, mơ cũng có khá nhiều canxi cùng kali giúp phòng ngừa tốt tình trạng thoái hóa ở mô sụn, cải thiện mật độ xương và làm giảm hàm lượng axit uric. Hai thành phần này còn có khả năng ức chế sự hoạt động của các enzyme phá hủy các tế bào xương.

Bệnh nhân chỉ sử dụng mơ tươi, vì mơ khô có lượng oxalat khá cao làm tăng mức nghiêm trọng của gout và có thể gây ra sỏi thận.

Bị gout nên ăn quả gì? Quả bơ

Quả bơ có giá trị dinh dưỡng cao và rất thích hợp đối với những bệnh nhân bị gout. Trong bơ có chứa lượng axit oleic khá cao giúp ức chế sự hoạt động của các gốc tự do và làm giảm viêm. Đồng thời, hoạt chất này còn có công dụng làm giảm cơn đau nhức ở khớp do gout cấp gây ra.

Bơ có rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho người bệnh
Bơ có rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho người bệnh

Bơ cũng có chứa khá nhiều vitamin E và kali cùng một số dinh dưỡng khác. Những dưỡng chất này đều tham gia vào quá trình thúc đẩy phục hồi sau tổn thương ở các sụn khớp. Làm giảm lượng cholesterol có hại cũng như giúp chúng ta duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Bơ hỗ trợ tốt người thừa cân béo phì chữa trị gout.

Đặc biệt, hàm lượng kali có trong bơ được ghi nhận chiếm tới 14%, lượng kali này đủ để hỗ trợ cơ thể chuyển hóa và thực hiện bài tiết axit uric ra bên ngoài. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng bởi bơ cũng có hàm lượng purin rất thấp. Bơ thích hợp cho cả bệnh nhân mãn tính và cấp tính.

Trên đây là các loại trái cây giải đáp cho thắc mắc bệnh gout nên ăn hoa quả gì. Hy vọng rằng qua những thông tin này, người bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực đơn. Kết hợp đúng các thực phẩm cùng biện pháp chữa trị tích cực sẽ giúp bệnh nhân đẩy lùi gout nhanh chóng và an toàn.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan