Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều thai phụ hiện nay. Bởi chế độ ăn khoa học giúp kiểm soát cơn đau, cải thiện triệu chứng đau dạ dày hiệu quả. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin mẹ bầu đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì và thực đơn cho giúp tăng cường sức khỏe của mẹ và thai nhi phát triển toàn diện 

Đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì?

Đau dày khi khi mang thai là bệnh lý phổ biến ở thai phụ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Tình trạng này khiến mẹ bầu ăn không ngon, sút cân, ảnh hưởng đến đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị cơn đau dạ dày hiệu quả. Ngược lại thai phụ ăn uống không đều độ, kích thích hệ tiêu hóa cơn đau và triệu chứng buồn nôn, ợ hơi, ợ chua nghiêm trọng hơn.

Vậy khi đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì? Một số thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung như:

đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bầu hiện nay
đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì là câu hỏi thắc mắc của nhiều mẹ bầu hiện nay

Bổ sung nhiều sau rau xanh

Đây là nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyến cáo bổ sung trong thực đơn hằng ngày giúp kích thích hệ tiêu hóa và cải hiện một số vấn đề về đường ruột. Trong rau xanh chứa nhiều chất xơ, nước và khả năng trung hòa axit trong dạ dày giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị và cơn đau hiệu quả.

Hơn nữa thực phẩm rau xanh cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Những rau xanh tốt cho mẹ bầu khi đau dạ dày như: súp lơ, rau dền, rau lang, bắp cải, rau mồng tơi,….

Sữa chua thực phẩm không nên bỏ qua khi bị đau dạ dày

Trong sữa chua chưa nguồn lợi khuẩn probiotic dồi dào, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ tiêu hóa hoạt động tốt giảm đau và triệu chứng ợ, hơi ợ chua nhanh chóng.

Hơn nữa sữa chua còn cung cấp dưỡng chất tốt cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên sử dụng sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 30-60 phút hoặc dùng kèm theo yến mạch, óc chó, hạt chia, để tăng cường kháng cơ thể.

Bà bầu nên bổ sung sữa chua khi bị đau dạ dày
Bà bầu nên bổ sung sữa chua khi bị đau dạ dày

Trái cây giàu vitamin và chất chống oxy hóa

Tình trạng đau dạ dày thường diễn ra vào thời kỳ đầu của thai kỳ do nội tiết tố thay đổi. Do đó trái cây như cơ, cam, bưởi, táo, chuối,… cung cấp vitamin và khoáng chất cho thể giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể. Từ đó giảm tình trạng cơ thể mệt mở và triệu chứng đau dạ dày.

Tuy nhiên mẹ bầu không nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều axit như cam, quýt, dâu tây, dứa,… đặc biệt sử dụng khi bụng đói sẽ kích thích dạ dày và khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.

Do đó thai phụ nên bổ sung trái cây sau ăn khoảng 30-60 phút.

Thực phẩm chứa omega 3

Thực phẩm giàu omega 3 chứa nhiều axit béo có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Hơn nữa, thực phẩm này còn giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc, tiểu đường thai kỳ hay tiền sản giật,…

Mẹ bầu nên bổ sung thực đơn giàu omega  3 trong thực đơn hằng ngày như: cá hồi, hạnh nhân, hạt lanh, hạt óc chó, dầu ô liu,…

Theo một số nghiên cứu, omega 3 còn tốt sự phát triển não bộ ở trẻ và ngăn ngừa bệnh lý bẩm sinh như viêm dạ dị ứng, viêm phế quản, trẻ sinh ra khỏe mạnh.

Thực phẩm omega 3 giúp kháng khuẩn và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương
Thực phẩm omega 3 giúp kháng khuẩn và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương

Thực phẩm giàu protein

Protein là thành phần không thiếu đối với sức khỏe mẹ bầu, với tác dụng đảm bảo nồng độ hormone, tăng cường vận chuyển oxy trong má và nâng cao hệ miễn dịch cho người bệnh.

Bên cạnh đó thực phẩm giàu vitamin còn giúp cơ thể mẹ tránh suy nhược mệt mỏi, cải thiện triệu chứng đau dạ dày, thai nhi phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu tham khảo một số thực phẩm như: cá hồi, thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc, đậu nành, các loại hạt, trứng, sữa,…

Thực phẩm giàu tinh bột

Bổ sung thực phẩm giàu tinh bột cung cấp năng lượng, nâng cao sức khỏe và suy nhược ở bà bầu. Thực phẩm này giúp hút dịch vị dạ dày dư thừa, bảo vệ niêm mạc dạ dày từ đó giảm đau và triệu chứng đau dày.

Những thực phẩm tinh bột mẹ bầu nên sử dụng như: bánh mì, đậu nành, yến mạch, khoai tây, gạo lứt, ngũ cốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Theo chuyên gia dinh dưỡng mẹ bầu sử dụng 2300 – 2400 kcal/ ngày và tinh bột chiếm 65-75% . Thai phụ không nên bổ sung quá nhiều, cần cân bằng tinh bột và thực phẩm khác.

Mẹ bầu không nên bỏ qua ngũ cốc khi bị đau dạ dày
Mẹ bầu không nên bỏ qua ngũ cốc khi bị đau dạ dày

Bổ sung đầy đủ nước

Cung cấp mỗi ngày khoảng 2.5 – 3 lít nước giúp cân bằng điện giải, trung hòa axit trong dịch vị cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả. Hơn nữa bổ sung nước giúp đảm bảo lượng nước ối trong tử cung, giảm tình trạng ốm nghén đầu thai kỳ.

Theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bên cạnh nước, thai phụ nên bổ sung nước ép trái cây cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp nâng cao sức khỏe mẹ và bé.

Gợi ý một số món ăn cho bà bầu khi mang thai

Nếu bạn còn đang băn khoăn mẹ bầu đau dạ dày nên ăn gì? Hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây vừa giúp hỗ trợ điều trị bệnh và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sức khỏe mẹ và phát triển của thai nhi. Mỗi giai đoạn thai kỳ cần bổ sung chất dinh dưỡng khác nhau.

Mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn gì? – Thực đơn bà bầu 3 tháng đầu

Giai đoạn này mẹ chưa cần tăng cân, cần ổn định thai nhi, một số thực đơn cho mẹ tham khảo như:

Thực đơn số 1

Bữa sáng

  • Bánh mì kẹp
  • 1 cốc sữa
  • Hoa quả tráng miệng: 1 quả táo

Bữa trưa

  • 2 chén cơm
  • 1 món mặn (cá kho, tôm rim, thịt bằm,… )
  • 1 món rau (Cải thìa xào, cải bông xào,… )
  • 1 món canh

Bữa tối

  •  2 chén cơm
  • Đậu phụ nhồi thịt heo
  • 1 món rau xào
  • 1 bát canh ( canh mướp đắng nhồi thịt hoặc canh rau muống luộc)

Thực đơn số 2:

Bữa sáng

  • Bánh giò
  • Sữa

Bữa trưa

  • 2 chén cơm
  • 1 món mặn (cá kho, thịt kho hoặc chả mực rim)
  • 1 món rau xào
  • 1 bát canh ( canh cua nấu mướp, canh cá)

Bữa tối

  • 2 bát cơm
  • 1 món mặn ( gà kho, thịt bò xào)
  • 1 món xào (giá xào lòng, rau bí xào)
  • 1 món canh

Thực đơn số 3:

Bữa sáng

  • Xôi
  • 1 cốc sữa

Bữa trưa

  •  2 chén cơm
  • Mực nhồi thịt kho tộ hoặc món mặn khác
  • 1 món xào ( rau bí xào, rau cải xào)
  • 1 bát canh ( canh rau ngot, canh rau cải nấu thịt bằm,…)

Bữa tối

  • 2 chén cơm
  • Chả trứng, đậu trắng hầm kết hợp với món mặn khác
  • 1 món xào (măng xào tỏi, rau muống xào)
  • 1 món canh
Gợi ý thực đơn bà bầu mang thai 3 tháng đầu
Gợi ý thực đơn bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa

Giai đoạn này mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và hải sản

Thực đơn số 1: 

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Sữa chua
  • Hoa quả tráng miệng: dưa hấu

Bữa trưa

  • 2 chén cơm trắng
  • Bò lúc lắc khoai tây
  • Rau bina xào đậu phụ
  • Hoa quả tráng miệng

Bữa tối

  • 2 chén cơm
  • Cá sốt cà chua hoặc thịt bò xào
  • Canh rau ngót

Thực đơn số 2: 

Bữa sáng

  • Trứng cuộn hấp nấm
  •  Bánh mì bơ tỏi
  • 1 cốc sữa

Bữa trưa

  • 2 chén cơm
  • Súp lơ xào tôm
  • Cua hấp hoặc luộc
  • Hoa quả tráng miệng: nho

Bữa tối

  • 2 chén cơm
  • Cá hồi áp chảo sốt bơ chanh
  • Canh mồng tơi nấu ngao hoặc canh rau ngót

Thực đơn số 3

Bữa sáng

  • Phở gà
  • Táo

Bữa trưa

  • 2 chén cơm
  •  Canh cải xoong nấu thịt bằm
  • Sườn kho khoai tây
  • Giá hẹ xào thịt
  • Hoa quả trang miệng

Bữa tối

  • 2 chén cơm
  • Canh bí đỏ nấu thịt
  • Đậu hũ sốt thịt băm
  • Súp lơ, đậu que, mực xào dứa

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng tuổi

Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nên cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, chất béo, khoáng chất, hạn chế đô ăn ít chất dinh dưỡng

Gợi ý một số món ăn cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Gợi ý một số món ăn cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Thực đơn số 1

Bữa sáng: Hoành thánh

Bữa trưa

  • 2 chén cơm
  • Bông bí xào dầu hào
  • Canh khoai mỡ tôm băm
  • Cá thu kho trà xanh
  • Hoa quả tráng miệng: măng cụt

Bữa tối

  • Su hào xào nấm đông cô
  • Canh chua bông so đũa cá basa
  • Chả lụa kho tiêu
  • Hoa quả: thanh long

Thực đơn số 2

Bữa sáng

  • Phở
  • Sữa tươi hoặc nước ép hoa quả

Bữa trưa

  • 2 chén cơm
  • Canh cua nấu bí xanh
  • Thịt lợn kho lạc hoặc dừa
  • Chè đậu đỏ nước cốt dừa

Bữa tối

  • 2 chén cơm
  • Đậu rồng xào tỏi
  • Canh mồng tơi nấu tôm khô
  • Đậu phụ dồn thịt sốt cà
  • Hoa quả tráng miệng

Thực đơn số 3

Bữa sáng

  • Miến gà
  • Sữa đậu nành

Bữa trưa

  • 2 chén cơm
  • Bông cải xào cùng nấm và cà rốt
  • Canh cải bó xôi nấu giò
  • Đậu phụ non sốt thịt bò bằm
  • Hoa quả

Bữa tối

  • 2 chén cơm
  • Ngó sen xào tôm
  • Canh rong biển sườn son
  • Mực rán nước mắm
  • Hoa quả

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn đau dạ dày bà bầu

Để cung cấp chế độ dinh dưỡng khoa học giảm triệu chứng đau dạ dày, mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây khi xây dựng thực đơn.

  • Bổ sung thực phẩm đa dạng hỗ trợ điều trị đau dạ dày những đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, không nên bổ sung quá nhiều một thực phẩm
  • Xây dựng chế độ thực đơn phù hợp với sự phát triển của thai nhi, không nên bổ sung quá nhiều thực phẩm hoặc quá ít ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, sức khỏe mẹ và bé
  • Nên chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, các bữa ăn nên cách nhau ít nhất 2 giờ, mỗi bữa ăn dung nạp thực phẩm vừa đủ tránh gây áp lực lên dạ dày gây đau dạ dày trong quá trình mang thai
  • Không vận động mạnh hoặc nằm luôn sau khi ăn, nên ăn chậm nhai kỹ tránh kích ứng lên hệ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất
  • Nên bổ sung món ăn dễ tiêu hóa, như canh, cháo, món hầm tránh áp lực lên cơ quan tiêu hóa và cải thiện triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn
  • Thời gian nghỉ ngơi khoa học, hợp lý, tránh căng thẳng stress
  • Với tình trạng bệnh nghiêm trọng cần đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tuyệt đối không nên sử dụng thuốc điều trị

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh giúp cải thiện cơn đau và triệu chứng đau dạ dày hiệu quả. Ngược lại mẹ bầu chủ quan, không kiêng khem khiến tình trạng bệnh  diễn biến nghiêm trọng ảnh hưởng sức khỏe mẹ và phát triển thai nhi.

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Dinh dưỡng
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan