Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Polyp đại tràng là căn bệnh khởi phát từ tổn thương nhỏ lành tính, không nguy hiểm, nhưng chúng có thể phát triển thành u ác tính (ung thư). Vậy nên đừng bỏ lỡ những kiến thức về dấu hiệu, cách chẩn đoán, phương pháp điều trị bệnh được chia sẻ dưới đây, để đẩy lùi được căn bệnh tưởng chừng vô hại này.

Polyp đại tràng là gì?

Ngoài khái niệm về Polyp đại tràng thì “Polyp trực tràng là gì?” cũng là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Trên thực tế thì đại tràng (ruột già) là phần cuối của ống tiêu hóa, còn trực tràng lại là đường ruột cuối cùng của đại tràng và gần với hậu môn.

Polyp trực tràng và đại tràng là tình trạng tổn thương nhỏ có hình dáng khối u bất thường hình thành trên bề mặt đại tràng (ruột già), có thể là trong thành ruột hoặc trong lòng ruột. Nó có thể phẳng hoặc lồi vào trong đại tràng, một người có thể bị một polyp đại tràng hoặc nhiều hơn, tùy vào từng tình trạng mỗi người.

Trong thời gian đầu mắc phải thì tưởng chừng đây là căn bệnh vô hại, không có triệu chứng rõ ràng nhưng chỉ trong một thời gian. Vì sau đó, khối u lành tính này có thể phát triển thành ác tính (ung thư đại tràng), nhưng không phải người mắc bệnh nào cũng bị vậy.

Nếu người bệnh phát hiện muộn thì chức năng hệ tiêu hóa, sức khỏe và chất lượng cuộc sống cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Ngược lại, khi kịp thời phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, thì hướng điều trị cũng đơn giản và an toàn hơn rất nhiều.

polyp dai trang
Hình ảnh polyp trực tràng và đại tràng

Các loại polyp đại tràng phổ biến hiện nay

Trong bệnh lý hiện nay thì có hai loại polyp đại trực tràng thường gặp phải như:

Polyp tăng sản:

Loại Polyp này có kích thước nhỏ, thường được phát hiện ở phần cuối cùng của ruột già (đại tràng sigma, trực tràng) dựa vào kết quả của. Đối với loại Polyp này thì người bệnh hoàn toàn yên tâm, vì nó không có khả năng trở thành ác tính.

Tuy nhiên chỉ khi có kết quả của mô bệnh học thông qua mẫu Polyp cắt bỏ thì mới xác định cũng như phân biệt được loại Polyp này.

Polyp tuyến:

Hay còn được gọi là Adenomas, là loại Polyp phổ biến vì chiếm đến ⅔ trên tổng số người mắc bệnh Polyp đại - trực tràng. Gồm 3 loại là:

  • Tubular - Tuyến ống (có cuống, nằm trên đại tràng);
  • Vilous - Tuyến nhung mao (không cuống, đa phần nằm trên đoạn trực tràng;
  • Tubulovillous - Tuyến ống nhung mao (được gọi gộp dựa theo 2 loại Polyp tuyến trên).

Chúng có thể phát triển thành ung thư, nhưng tỷ lệ rất thấp. Bởi 90% người mắc Polyp tuyến có kích thước khối u chưa đến 1,5cm. Nhóm Polyp này được phân chia thành nhiều nhóm nguy cơ mắc ung thư dựa vào kích thước, hình dạng, đặc điểm của chúng qua kính hiển vi.

Biểu hiện thường thấy ở người bệnh polyp đại tràng

Như đã chia sẻ ở trên thì bệnh này không có triệu chứng rõ ràng, nên người bệnh cũng khó xác định được và thường phát hiện khi đi khám bệnh tổng thể hoặc định kỳ.

Tuy nhiên dựa theo kết quả của khảo sát người bệnh thì các chuyên gia đầu ngành cũng đưa ra được kết luận về một số biểu hiện đặc trưng thường thấy ở người bệnh. Điển hình là:

  • Chảy máu từ trực tràng: Nếu phát hiện trên giấy vệ sinh hoặc quần lót trong có dính máu sau khi đi vệ sinh thì rất có thể liên quan đến bệnh Polyp đại - trực tràng. Tuy nhiên triệu chứng này phải loại trừ người bị nứt hậu môn hoặc bệnh trĩ.
  • Rối loạn đại tiện: Đây là dấu hiệu dễ gặp ở nhiều bệnh lý đại tràng khác, tuy nhiên việc bị tiêu chảy, táo bón kéo dài từ 1 tuần trở lên thì cũng có khả năng mắc phải bệnh Polyp trực tràng, đại tràng.
  • Màu phân có vệt đỏ của máu hoặc màu đen: Cần phân biệt được màu của máu và màu thực phẩm hoặc thuốc trong phân.
  • Buồn nôn, đau bụng: Lưu ý là bị bệnh này thì sẽ hiếm khi nôn, mà chỉ có cảm giác buồn nôn, nôn khan.
  • Cơ thể thiếu máu: Do bệnh này thường bị chảy máu bên trong nên khó phát hiện, nếu không để ý. Nên đôi khi còn gây ra tình trạng thiếu sắt ở người mắc bệnh.

Với những biểu hiện không rõ ràng ở trên, đôi khi cũng giúp bạn kịp thời phát hiện được căn bệnh sớm.

polyp dai trang
Polyp đại trực tràng gây đau bụng

Triệu chứng Polyp Đại Tràng phổ biến

Nguyên nhân và yếu tố, nguy cơ gây bệnh

Polyp đại trực tràng là căn bệnh được phát hiện từ xa xưa, có đến gần 20% dân số trưởng thành mắc bệnh và chủ yếu tập trung ở nhóm người có độ tuổi 50.

Vốn là một căn bệnh trong hệ tiêu hóa, đường ruột tương tự như bệnh viêm đại tràng. Nên nguyên do gây bệnh Polyp cũng sẽ liên quan nhiều đến chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống của người bệnh. Ngoài ra vẫn có một số yếu tố khác nữa, cụ thể:

  • Sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá…), béo phì (thừa cân), chưa áp dụng chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý.
  • Có một số bệnh lý nền: Ung thư tử cung/ buồng trứng trước 50 tuổi, viêm ruột.
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh này hoặc ung thư đại tràng.

Tuy nhiên, đó chỉ là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chứ không phải ai có những điều trên cũng sẽ bị mắc bệnh.

Polyp đại tràng có nguy hiểm không nếu chưa điều trị?

Như thông tin chia sẻ ở trên thì bạn cũng thấy được sự thực tế của căn bệnh, mỗi loại hay mỗi kích thước Polyp cũng sẽ có mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau.

Vậy nên việc không chữa trị dứt điểm cũng sẽ khiến người bệnh mắc phải những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư kể cả Polyp trực tràng hay đại tràng.

Cụ thể về mức độ nguy hiểm của bệnh polyp đại tràng mà mọi người nên biết là:

  • Kích thước < 1cm: Tỷ lệ phát triển thành ung thư 0 - 2%;
  • Kích thước từ 1 - 2 cm: Tỷ lệ phát triển thành ung thư 10 - 20%;
  • Kích thước > 2cm: Tỷ lệ phát triển thành ung thư 30 - 50%.

Tuy nhiên, đối với những Polyp đại tràng 5mm thì thường sẽ được cắt bỏ luôn trong quá trình nội soi và sinh thiết để tìm ra Polyp đó có chứa tế bào ung thư không.

Mặt khác, những Polyp đại tràng 3mm hoặc nhỏ hơn 0,5cm mà không gây ra triệu chứng hay sự bất thường nào thì sẽ được yêu cầu khám nội soi định kỳ để theo dõi. Còn trường hợp Polyp đó có hình dáng sần sùi hoặc bất thường thì trong quá trình nội soi cũng sẽ cắt bỏ và làm sinh thiết.

Chính vì vậy, nếu kích thước của Polyp không lớn, không gây các biểu hiện thì người bệnh cũng không cần quá lo lắng, và có thể yên tâm theo dõi định kỳ.

Phương pháp chẩn đoán bệnh Polyp đại tràng thường được áp dụng

Nếu như những căn bệnh có triệu chứng rõ ràng thì việc chẩn đoán cũng dễ dàng hơn, nhưng đối với bệnh Polyp đại tràng thì cần phải sử dụng nhiều phương pháp để chẩn đoán phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Cụ thể về một vài cách được áp dụng nhiều là:

  • Chụp cản quang đại tràng: Sử dụng bari - một loại chất lỏng, để đưa một lượng nhỏ vào trực tràng, rồi dùng tia x làm cho ruột già sáng lên, khi đó sẽ dễ dàng phát hiện được Polyp.
  • Nội soi đại tràng: Là phương pháp phổ biến, bởi các bác sĩ sẽ quan sát được đại tràng một cách linh hoạt nhờ vào camera gắn ở đầu ống nội soi đưa vào trực tràng. Ngoài ra, ống nội soi cũng có cả công cụ giúp bác sĩ loại bỏ được Polyp.
  • Soi đại tràng sigma (xích ma): Bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn ống dẻo và siêu mỏng có tia sáng, camera ở đầu rồi đưa qua đường trực tràng để bác sĩ quan sát được phần cuối của ruột già.
  • Chụp CT scan (chụp cắt lớp vi tính): Một ống mỏng mềm, dẻo được bác sĩ đưa vào và sử dụng x-quang để tạo ra hình dáng bên của đại tràng thông qua màn hình để quan sát.
  • Xét nghiệm mẫu phân: Thường thì phương pháp chẩn đoán này được sử dụng khi người bệnh có khả năng bị ung thư.

polyp dai trang
Nội soi - Phương pháp chẩn đoán phổ biến

Ai dễ mắc polyp đại tràng?

Những nhóm đối tượng sau có nguy cơ cao mắc polyp đại tràng:

  • Người trên 50 tuổi: Theo thống kê, nguy cơ mắc polyp đại tràng tăng đáng kể ở người trên 50 tuổi. Với mỗi năm sau 50 tuổi, nguy cơ này lại tiếp tục gia tăng.
  • Người có tiền sử gia đình bị polyp hoặc ung thư đại tràng: Nếu bố mẹ, anh chị em ruột thịt từng có tiền sử mắc polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng, nguy cơ di truyền của bạn cao hơn đáng kể so với người bình thường.
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh: Thực phẩm giàu chất béo, cholesterol, ít chất xơ là "thủ phạm" hàng đầu gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có polyp đại tràng.
  • Người lười vận động, ít tập thể dục: Ít hoạt động thể chất làm chậm quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho polyp hình thành.
  • Người mắc bệnh lý viêm loét đại tràng kinh niên hoặc bệnh Crohn: Những người mắc các bệnh lý viêm đường ruột mạn tính có niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài, đây là yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến polyp đại tràng.
  • Người hút thuốc lá thường xuyên: Các chất độc hại trong thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn gây hại đến hệ tiêu hóa, làm tổn thương niêm mạc đại tràng và tăng nguy cơ polyp.
  • Người béo phì: Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên thành ruột, rối loạn nhu động ruột, là yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của polyp đại tràng.

polyp-dai-trang (3)
Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh

  • Người mắc bệnh lý hội chứng Lynch (HNPCC): Đây là hội chứng di truyền hiếm gặp làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư đại tràng và các bệnh ung thư khác. Người mắc hội chứng Lynch có nguy cơ cao hơn nhiều lần so với người bình thường trong việc phát triển polyp đại tràng có khả năng ung thư.

Các biện pháp phòng ngừa Polyp đại tràng

Phòng ngừa đóng vai trò then chốt trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc polyp đại tràng. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả được khuyến cáo bởi các chuyên gia y tế:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Tăng cường rau xanh, trái cây: Các loại rau xanh (cải xanh, súp lơ, rau bina), trái cây (táo, bưởi, đu đủ) là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Chất xơ giúp nhuận tràng (ruột), thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, hạn chế tiếp xúc của các chất gây hại với niêm mạc đại tràng.
  • Bổ sung ngũ cốc nguyên cám: Gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen chứa nhiều chất xơ không hòa tan, hỗ trợ nhu động ruột, giảm táo bón - một yếu tố nguy cơ hình thành polyp.
  • Hạn chế thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn: Thịt đỏ (bò, dê, cừu) khó tiêu hóa, có thể làm tăng áp lực lên thành đại tràng. Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo, ít chất xơ, không có lợi cho sức khỏe đường ruột.
  • Uống đủ nước: Nước giúp làm mềm phân, hỗ trợ nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón. Nhu cầu nước hàng ngày khoảng 1,5 - 2 lít, tùy thuộc vào thể trạng và điều kiện thời tiết.

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh lý, trong đó có polyp đại tràng. Nghiên cứu cho thấy mỡ thừa tích tụ trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến nồng độ hormone, làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào niêm mạc đại tràng, hình thành polyp.

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Chỉ số khối cơ thể (BMI) lý tưởng nằm trong khoảng 18,5 - 24,9.
  • Giảm cân khoa học: Nếu thừa cân, béo phì, cần thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân an toàn, kết hợp với luyện tập thể dục theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Tập thể dục thường xuyên

Hoạt động thể chất thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột, bao gồm:

  • Tăng cường nhu động ruột: Thể dục thể thao giúp nhu động ruột diễn ra đều đặn, hạn chế tình trạng táo bón.
  • Kiểm soát cân nặng: Luyện tập giúp đốt cháy calo, ngăn ngừa tích tụ mỡ thừa, giảm nguy cơ polyp đại tràng.
  • Cải thiện hệ miễn dịch: Hoạt động thể chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh.

Các hình thức tập luyện phù hợp bao gồm đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp... Nên duy trì ít nhất 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải hầu hết các ngày trong tuần.

Ngừng hút thuốc lá

Các chất độc hại trong thuốc lá, chẳng hạn như nicotine, tar, có thể gây hại cho niêm mạc đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ viêm loét và hình thành polyp đại tràng. Bỏ thuốc lá là biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe đường ruột nói chung và phòng ngừa polyp đại tràng nói riêng.

Nội soi đại tràng định kỳ

Đây là phương pháp hiệu quả nhất để tầm soát polyp đại tràng. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi mềm, có camera nhỏ đi vào đại tràng để kiểm tra trực tiếp niêm mạc.

  • Độ tuổi bắt đầu: Thời điểm bắt đầu nội soi đại tràng phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ của từng người. Thảo luận với bác sĩ để xác định thời điểm nội soi phù hợp.
  • Tần suất thực hiện: Thông thường, nội soi đại tràng định kỳ được thực hiện 5 - 10 năm một lần ở người lớn khỏe mạnh không có tiền sử gia đình. Tần suất nội soi có thể thay đổi tùy thuộc vào kết quả của lần nội soi trước và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Polyp đại tràng thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng một số dấu hiệu cảnh báo dưới đây cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ:

  • Xuất hiện máu trong phân: Nếu bạn thấy có máu trong phân, đặc biệt là máu đỏ tươi hoặc máu đen, đây có thể là dấu hiệu của polyp đại tràng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác về tiêu hóa.
  • Thay đổi thói quen đại tiện: Sự thay đổi đột ngột trong thói quen đại tiện, chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, có thể là dấu hiệu của polyp hoặc các vấn đề khác ở đại tràng.
  • Đau bụng kéo dài: Đau bụng kéo dài, không rõ nguyên nhân cũng có thể là một dấu hiệu cần được kiểm tra. Polyp đại tràng có thể gây tắc nghẽn hoặc kích thích niêm mạc đại tràng, dẫn đến đau bụng.
  • Giảm cân không rõ lý do: Nếu bạn giảm cân đột ngột và không có lý do rõ ràng, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ để loại trừ khả năng polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng.

Chia sẻ về các phương pháp điều trị polyp trực tràng - đại tràng

Polyp đại - trực tràng là căn bệnh tưởng chừng đơn giản, không nguy hiểm vì không triệu chứng, nhưng thực tế thì không vậy. Nếu như không theo dõi định kỳ, không điều trị triệt để thì không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra, khi nguy cơ mắc căn bệnh ung thư đang trực chờ. Dưới đây sẽ là những cách chữa trị khoa học, phổ biến được áp dụng nhiều.

Điều trị nội khoa

Với nội dung đã chia sẻ ở trên thì bạn cũng đã thấy được phạm vi về sự lành tính của bệnh Polyp rồi. Vậy nên, nhóm người mắc bệnh trong diện đó là những trường hợp nhẹ. Và các bác sĩ cũng thường sẽ tư vấn, kê đơn cho người bệnh Polyp uống một số thuốc kháng viêm cùng với thuốc bổ hỗ trợ chứng năng của đường tiêu hóa.

Nhưng cách này chỉ mang tính chất tạm thời, không đảm bảo được việc chữa dứt điểm bệnh, nên khi ngưng dùng thuốc thì khối u lành tính đó vẫn sẽ phát triển.

  • Thuốc Balsalazide: Hỗ trợ điều trị bệnh tương tối tốt nhờ vào khả năng làm giảm tình trạng xuất huyết, viêm loét.
  • Thuốc Mesalazine (Thuốc kháng viêm): Chống/ điều trị viêm hiệu quả, liều lượng sẽ được kê đơn tùy theo tình trạng mỗi người. Tuy nhiên thời gian sử dụng thuốc tối đa từ 3 - 6 tuần, không thì sẽ gây ra những tác dụng phụ khác.
  • Thuốc Olsalazine: Thường được chỉ định chỉ uống 1 - 2 lần/ ngày tùy vào từng thể trạng của người bệnh Polyp trực tràng - đại tràng.

Điều trị Polyp đại tràng bằng ngoại khoa

Chính là phương pháp cắt bỏ Polyp đại trực tràng, bằng cách này hiệu quả mang lại cũng khá tốt. Trước khi tiến hành, người bệnh cũng sẽ kê đơn cho người bệnh được tiêm thuốc an thần giảm đau.

Trong trường hợp nhẹ (Polyp nhỏ) thì sẽ đơn giản hơn, chỉ cần sử dụng phương pháp nội soi. Nếu nặng, thì bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phẫu thuật. Chi tiết về các phương pháp là:

  • Polyp có cuống: Sử dụng kỹ thuật Snare cắt bỏ.
  • Polyp có cuống to: Sử dụng dòng điện cắt (Coagulation,Blend Cut) với cường độ cho phép.
  • Polyp nằm ở chỗ khuất, khó: Sử dụng thêm ống nhựa trong ngắn vào máy soi để cắt.
  • Polyp có khả năng hoặc đã phát triển thành ung thư: Tùy thuộc vào mức độ của bệnh để có phương pháp điều trị. Nếu nguy cơ mắc thấp thì không cần điều trị đặc biệt gì thêm. Ngược lại, nếu đã gây tổn thương hay xâm lấn sang đại tràng thì cắt bỏ và điều trị thêm.
  • Polyp nhỏ: Sử dụng dụng cụ y khoa cắt bỏ thông qua ống nội soi từ trực tràng vào.

Có trường hợp bệnh nặng hơn nữa thì sẽ phải áp dụng phẫu thuật thay thế, cắt bỏ phần ruột già rồi ghép với ruột non. Sau đó sẽ tạo một lỗ mở (hậu môn nhân tạo) để chất thải được đưa ra ngoài.

Mặc dù phương pháp ngoại khoa này hiệu quả, nhưng lại có thể gây ra những biến chứng như thủng đại tràng, chảy máu… Vậy nên, dù cách điều trị gì thì người bệnh cũng cần phải lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để được điều trị an toàn, hiệu quả.

polyp dai trang
Điều trị bệnh polyp bằng phẫu thuật

Điều trị Polyp đại tràng bằng thuốc dân gian

Dưới đây sẽ là một số bài thuốc được áp dụng từ thời xa xưa:

Bài thuốc số 1: Cây xà thiệt thảo, lấy 200g loại tươi hoặc 20g loại khô sắc với 0,6 lít nước. Khi sôi thì tắt nhỏ lửa đun 5 phút thì tắt, sau đó chia ra uống 2 - 3 lần hằng ngày.

Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các dược liệu: cây xạ đen (30g), cây hoàng cầm (15g), cây mảnh cộng khô (25g) và cây xà thiệt thảo (30g). Sau đó rửa sạch, cắt khúc và đem sắc với 1,5 lít nước cho đến khi cạn còn khoảng 0,6 lít thì tắt bếp. Người bệnh có thể để nguội rồi uống trong ngày.

Lời khuyên dành cho người bệnh sau khi cắt bỏ Polyp đại - trực tràng

Để đảm bảo quá trình điều trị được hiệu quả, hạn chế các biến chứng sau phẫu thuật thì người bệnh cũng nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.

Bữa ăn đầu tiên sau phẫu thuật: Thường thì phải sau 1 - 2 ngày sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân mới được ăn, hoặc hơn tùy vào chỉ định của bác sĩ. Vậy nên, bữa ăn này cần phải lựa chọn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu ví dụ như cháo trắng, súp.

Xây dựng Menu bữa ăn hợp lý:

  • Bổ sung nhiều chất xơ (rau xanh, cam, nho, chuối,...): Bởi đường tiêu hóa cần được kích thích, phục hồi và ngăn chặn triệu chứng táo bón trở lại. Và chất xơ là thành phần không thể bỏ qua nếu người bệnh muốn đạt được điều đó.
  • Bổ sung thức ăn giàu đạm: Như thịt gà, ngũ cốc, cá,... Người bệnh có thể băm nhỏ, xay nhuyễn để không bị khó tiêu.
  • Bổ sung chất béo: Như đậu nành, lạc, dầu dừa… sẽ giúp cho bệnh nhân hấp thu được nhiều vitamin, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.

Tích cực vận động cơ thể: Lên lịch tập thể dục hằng ngày sao cho điều độ và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Hệ miễn dịch, sức đề kháng và khả năng hấp thu dưỡng chất cũng sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Tránh suy nghĩ tiêu cực, luôn giữ tinh thần lạc quan: Nếu tinh thần không tốt, luôn lo âu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đường tiêu hóa.

Theo dõi sức khỏe, thăm khám bệnh định kỳ: Đa phần người bệnh sau phẫu thuật chủ quan, không đến khám định kỳ theo chỉ định bác sĩ. Việc thăm khám thường xuyên là cần thiết, không chỉ ở những bệnh nhân chưa được cắt bỏ polyp mà cả đối tượng đã hoàn thành điều trị bệnh. Như vậy vừa để theo dõi vừa để kịp thời phát hiện những biến chứng khác.

Tránh xa những nguy cơ gây bệnh: Nội dung cụ thể về nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh đã được chia sẻ cụ thể ở trên. Và đó cũng chính là những điều mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân nên tránh xa. Bởi đó cũng chính là những tác nhân tác động tiêu cực đến tình trạng sức khỏe của người.

Dược Liệu hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Dược liệu đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền và hiện đại để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, bao gồm polyp đại tràng. Các nghiên cứu khoa học gần đây cũng đã chứng minh rằng một số dược liệu có thể giúp ngăn ngừa và điều trị polyp đại tràng hiệu quả. Một số loại dược liệu thường được sử dụng:

  • Nghệ: Curcumin trong nghệ có đặc tính chống viêm, giúp giảm kích ứng niêm mạc đại tràng.
  • Mộc hương: Kích thích tiêu hóa, giảm đầy bụng, ợ hơi, hỗ trợ nhuận tràng.
  • Lá khôi: Theo Đông y, lá khôi có tác dụng giảm viêm loét dạ dày tá tràng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa.
  • Bình vôi: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa.
  • Lá vối: Giảm co thắt dạ dày, điều trị tiêu chảy, giúp nhuận tràng.

polyp-dai-trang (1)
Uống nước lá vối thường xuyên giúp cải thiện tình trạng bệnh

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dược liệu chỉ đóng vai trò hỗ trợ, không thay thế các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định. Bên cạnh đó, hiệu quả của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của từng người.

Vậy là tất tần tật những thông tin liên quan đến bệnh Polyp đại tràng đã được chia sẻ ở trên, mong rằng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để khắc phục bệnh.

Danh sách dược liệu tham khảo

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Polyp Đại Tràng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan