Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Ợ hơi sau khi ăn không đơn giản là một triệu chứng sinh lý. Bởi, đôi khi nó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh về hệ tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ợ hơi sau khi ăn là gì?

Ợ hơi sau khi ăn, hay còn gọi là ợ hơi thực quản, là hiện tượng không khí bị đẩy ngược từ dạ dày lên thực quản và thoát ra ngoài qua đường miệng, thường kèm theo âm thanh đặc trưng. Đây là một quá trình sinh lý bình thường, giúp giải phóng lượng khí dư thừa tích tụ trong dạ dày trong quá trình ăn uống.

Ợ hơi sau khi ăn là hiện tượng sinh lý bình thường
Ợ hơi sau khi ăn là hiện tượng sinh lý bình thường

Cơ chế:

Trong quá trình ăn uống, chúng ta không chỉ nuốt thức ăn mà còn vô tình nuốt một lượng không khí nhất định. Lượng khí này kết hợp với khí sinh ra từ quá trình tiêu hóa thức ăn, tạo thành một áp lực nhất định trong dạ dày. Khi áp lực này vượt quá ngưỡng chịu đựng của cơ vòng thực quản dưới (LES), cơ vòng này sẽ tạm thời mở ra, cho phép khí thoát lên thực quản và ra ngoài qua miệng, gây ra hiện tượng ợ hơi.

Phân loại

  • Ợ hơi sinh lý: Xảy ra sau bữa ăn, đặc biệt là sau khi ăn quá nhanh, quá no, hoặc ăn các loại thực phẩm sinh hơi như đậu, bắp cải, nước ngọt có ga... Đây là hiện tượng bình thường và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
  • Ợ hơi bệnh lý: Xảy ra thường xuyên, kéo dài, kèm theo các triệu chứng khác như ợ chua, ợ nóng, đau ngực, buồn nôn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng, hoặc các vấn đề về vận động đường tiêu hóa.

Nguyên nhân ợ hơi sau khi ăn

Ợ hơi sau khi ăn là tình trạng xảy ra khi chúng ta đưa thức ăn vào cơ thể. Lúc này, phần thực quản dưới sẽ bị giãn ra khiến khí từ dạ dày đến thực quản thoát ra ngoài. Khí này sẽ từ đó đi qua đường miệng và gây ra tiếng ợ hơi. Ở mỗi người tiếng ợ hơi lại khác nhau đó là tùy vào lượng khí thoát ra nhiều hay ít.

Nguyên nhân ợ hơi sau ăn có thể là ợ hơi sinh lý hoặc là dấu hiệu bệnh lý:

Yếu tố sinh lý

Ợ hơi sinh lý là phản ứng cơ thể đẩy khí dư thừa trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Tình trạng này thường xuất hiện sau ăn, khi dung nạp những thực phẩm không tốt cho dạ dày, hoặc ăn quá no.

Ợ hơi sinh lý thường biến mất rất nhanh sau khoảng 2 tiếng sau khi ăn và không xuất hiện các triệu chứng gì khó chịu, không có cảm giác chua, đắng… trong miệng.

Ợ hơi sau ăn là do bệnh lý

Ngược lại với ợ hơi sinh lý, ợ hơi bệnh lý xuất hiện thường xuyên, kèm theo triệu chứng khác như ợ chua, đắng miệng, trào ngược,... Khi đó người bệnh cần đi khám để điều trị, bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý:

Đau dạ dày có thể là nguyên nhân khiến bạn ợ hơi sau khi ăn
Đau dạ dày có thể là nguyên nhân khiến bạn ợ hơi sau khi ăn

  • Đau dạ dày: Bệnh nhân bị ợ hơi sau khi ăn do đau dạ dày thường có biểu hiện thức ăn chậm tiêu hóa, ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh nhân sẽ có biểu hiện chướng bụng, hay bị ợ hơi sau khi ăn, nôn, buồn nôn, đau hoặc tức vùng thượng vị, hay bị trào ngược về đêm.
  • Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Người bệnh sẽ có triệu chứng đau âm ỉ vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ rát, rối loạn tiêu hóa, luôn cảm thấy khó chịu trong dạ dày.

Ợ hơi sau ăn có nguy hiểm không?

Không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà việc ợ hơi nhiều sau ăn còn có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị sớm. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh.

Viêm hệ thống hô hấp

Đây là một trong những biến chứng của ợ hơi sau ăn nếu không được điều trị. Việc viêm hệ thống hô hấp có thể tái phát nhiều lần, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bệnh nhân. Thậm chí, nó còn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi…

Hẹp thực quản

Khi bị chít hẹp thực quản, phần niêm mạc sẽ liên tục bị viêm loét. Từ đó để lại những vết sẹo ở niêm mạc thực quản. Những vết sẹo này sẽ khiến thực quản mất đi độ co giãn, đàn hồi vốn có, gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt.

Không chỉ thế, khi bị biến chứng này, bệnh nhân dễ bị vỡ hoặc rách thực quản nếu phải nuốt lượng thức ăn lớn.

Barrett thực quản

Barrett thực quản xảy ra khi tế bào lót của vùng thấp ở thực quản bị thay đổi bất thường. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó hoàn toàn có thể gây bệnh ung thư thực quản.

Ung thư thực quản

Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân mắc chứng ợ hơi sau khi ăn mắc phải. Lúc này, các cơn trào ngược dạ dày thực quản sẽ xuất hiện liên tục khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng, sút cân nhanh, cơ thể mệt mỏi và tỷ lệ chữa khỏi bệnh không cao.

Do đó, khi bị chứng ợ hơi sau khi ăn do bệnh lý thì bệnh nhân cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Ợ hơi sau khi ăn cần được điều trị càng sớm càng tốt
Ợ hơi sau khi ăn cần được điều trị càng sớm càng tốt

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù ợ hơi sau khi ăn thường không đáng lo, bạn nên đi khám nếu:

  • Ợ hơi kéo dài hơn 2 tuần, không cải thiện dù đã thay đổi lối sống.
  • Kèm theo triệu chứng khác: đau ngực, khó nuốt, buồn nôn, nôn, sụt cân, ho dai dẳng, phân bất thường.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây phiền toái trong sinh hoạt.
  • Ợ hơi nhiều sau khi dùng thuốc mới.
  • Trẻ em ợ hơi thường xuyên.

Cách chẩn đoán chính xác nguyên nhân ợ hơi

Thu thập thông tin bệnh sử:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh nhân về các triệu chứng, bao gồm tần suất ợ hơi, thời gian xuất hiện (sau khi ăn, khi đói, hay cả hai), các loại thực phẩm liên quan, các triệu chứng kèm theo (đầy bụng, khó tiêu, đau bụng...) cũng như tiền sử bệnh lý và các thuốc đang sử dụng.
  • Điều này giúp bác sĩ xác định các yếu tố nguy cơ và loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn.

Khám lâm sàng:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, đặc biệt chú ý đến vùng bụng, để kiểm tra các dấu hiệu bất thường như chướng bụng, đau, khối u...
  • Bác sĩ có thể thực hiện các thao tác như gõ, sờ, nghe để đánh giá tình trạng các cơ quan trong ổ bụng.

Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng (nếu cần):

Nếu nghi ngờ có bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:

Nội soi dạ dày là cách chẩn đoán bệnh chính xác
Nội soi dạ dày là cách chẩn đoán bệnh chính xác

  • Nội soi tiêu hóa trên: Để quan sát trực tiếp thực quản, dạ dày và tá tràng, phát hiện các tổn thương như viêm loét, trào ngược dạ dày thực quản...
  • Xét nghiệm hơi thở: Giúp phát hiện tình trạng không dung nạp lactose hoặc fructose, các nguyên nhân gây ra ợ hơi và đầy bụng.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng gan, thận và các chỉ số khác liên quan đến sức khỏe tiêu hóa.
  • Siêu âm bụng: Nhằm kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng, từ đó phát hiện các bất thường như sỏi mật, viêm tụy...

Chẩn đoán phân biệt:

Bác sĩ sẽ xem xét tất cả các thông tin thu thập được từ thăm khám, hỏi bệnh sử và các xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt ợ hơi sau khi ăn với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS)
  • Thoát vị hoành
  • Viêm túi thừa
  • Bệnh lý tuyến tụy
  • Bệnh lý đường mật

Ợ hơi nhiều sau ăn phải làm sao? Các biện pháp khắc phục

Theo chuyên gia khuyến cáo, tình trạng ợ hơi hoàn toàn có thể khắc phục nếu người bệnh nhận biết và điều trị sớm. Một số biện pháp được điều trị phổ biến như:

Sử dụng thuốc Tây

Theo các bác sĩ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để chữa chứng thường xuyên ợ hơi sau khi ăn.

  • Nhóm thuốc chống axit và chống tiết axit: Công dụng là làm giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, trung hòa axit… Nhờ đó có thể làm giảm triệu chứng ợ hơi.
  • Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: Đây là những loại thuốc có công dụng điều tiết axit dạ dày.
  • Nhóm thuốc ức chế proton: Nhóm này lại có công dụng cải thiện hoạt động tiết dịch vị ở dạ dày. Từ đó, ngăn chặn tình trạng trào ngược, ợ hơi, ợ chua.
  • Nhóm thuốc điều hòa sự co bóp ở dạ dày: Thuốc này giúp làm ổn định tốc độ co bóp ở dạ dày. Nhờ đó có thể thay đổi tình trạng khó tiêu giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường.
  • Nhóm thuốc kích thích tiêu hóa, men tiêu hóa: Nhóm thuốc này sẽ nhanh chóng giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn. Từ đó có thể làm giảm cảm giác đầy bụng ợ hơi sau khi ăn.

Điều trị ợ hơi sau khi ăn bằng thuốc Tây là cách đang được vận dụng nhiều hiện nay
Điều trị ợ hơi sau khi ăn bằng thuốc Tây là cách đang được vận dụng nhiều hiện nay

Sử dụng thuốc Tây giúp giảm nhanh triệu chứng, nhưng gây tác phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Chữa ợ hơi nhiều sau khi ăn bằng mẹo dân gian

Chữa ợ hơi bằng mẹo dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên như: gừng, lá bạc hà,... an toàn lành tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Dùng gừng

Không chỉ được dùng làm gia vị mà gừng còn có tác dụng chữa đầy hơi, nôn mửa, bệnh tiêu hóa cực tốt. Cách chữa hiện tượng ợ hơi sau khi ăn bằng gừng rất đơn giản như sau:

  • Đầu tiên, bạn lấy củ gừng tươi mang rửa sạch và gọt bỏ lớp vỏ.
  • Sau đó, cắt gừng tươi thành từng lát rồi cho vào miệng ngậm, nhai từ từ và nuốt dần.
  • Hoặc bạn cũng có thể lấy củ gừng tươi rửa sạch rồi mang giã nát. Sau đó, bạn cho vào cốc nước nóng, thêm chút mật ong và uống là được.

Lá bạc hà cải thiện tình trạng ợ hơi

Đây là một vị thuốc dân gian có công dụng chữa các bệnh liên quan tới dạ dày rất tốt. Đó là nhờ thành phần menthol có trong lá bạc hà. Chất này có thể cải thiện hoạt động của nhu động ruột. Từ đó, đánh tan các khí hơi nên có thể làm giảm triệu chứng ợ hơi sau bữa ăn. Cách làm như sau:

  • Đầu tiên, bạn lấy lá bạc hà, mang rửa sạch.
  • Sau đó, bạn cho lá bạc hà vào nước hãm với 150ml nước sôi. Sau 15 phút thì lấy ra uống.

Lá bạc hà hoàn toàn có thể trị chứng ợ hơi sau khi ăn hiệu quả
Lá bạc hà hoàn toàn có thể trị chứng ợ hơi sau khi ăn hiệu quả

Tỏi giảm ợ hơi sau ăn

Tỏi cũng là thứ gia vị quen thuộc trong căn bếp. Tuy nhiên, ít người biết rằng nó còn là một loại thuốc chuyên chữa các chứng đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu. Để chữa chứng ợ hơi nhiều lần sau khi ăn bằng tỏi, bạn có thể:

  • Lấy 30g tỏi ta, bóc vỏ sạch sẽ.
  • Sau đó, bạn trộn với 5g đường phèn, thêm 60ml nước ấm rồi để chừng 10 phút cho ngấm.
  • Cuối cùng, bạn chia ra uống 2 lần/ngày là được.

Chườm nóng

Chườm nóng là một mẹo chữa ợ hơi sau khi ăn được dân gian áp dụng từ lâu đời. Nó có thể giúp loại bỏ tình trạng này một cách nhanh chóng. Đó là nhờ nhiệt độ ấm khi chườm sẽ kích thích máu trong hệ tiêu hóa lưu thông tốt hơn. Cách làm như sau:

  • Bạn nhúng 1 chiếc khăn sạch vào nước nóng rồi vắt ráo nước.
  • Sau đó, đặt khăn này lên bụng và nằm thư giãn trong 20 phút. Nếu khăn nguội bạn có thể tiếp tục thực hiện lại.

Đông y trị toàn diện

Trong Đông y, ợ hơi sau khi ăn không chỉ đơn thuần là việc đẩy khí từ dạ dày ra ngoài. Nó phản ánh sự mất cân bằng trong cơ thể, đặc biệt là ở hệ tiêu hóa.

Theo quan điểm này, ợ hơi thường bắt nguồn từ tình trạng Tỳ vị hư nhược, tức là chức năng tiêu hóa suy yếu, thức ăn không được chuyển hóa tốt, gây ứ đọng và sinh hơi. Ngoài ra, Can khí uất kết (căng thẳng, stress) hay Thực tích (ăn quá nhiều, ăn đồ khó tiêu) cũng có thể là nguyên nhân.

Đông y nhìn nhận ợ hơi là triệu chứng của một vấn đề sâu xa hơn, cần được điều trị từ gốc rễ để cân bằng lại chức năng các tạng phủ, chứ không chỉ đơn thuần là giải quyết triệu chứng tức thời.

Các bài thuốc uống cho hiệu quả tích cực:

  • Bình vị tán: Chỉ thực, hậu phác, trần bì, sa nhân, cam thảo, phục linh, bán hạ, mạch nha, sơn tra, thần khúc. Bài thuốc này có tác dụng kiện tỳ, hòa vị, hành khí, tiêu thực, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng và ợ hơi.
  • Hương sa lục quân tử thang: Nhân sâm, cam thảo, trần bì, bạch truật, phục linh, bán hạ, mộc hương, sa nhân. Bài thuốc này có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, hóa thấp, lý khí, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm ợ hơi do tỳ vị hư nhược.
  • Tiêu dao tán: Sài hồ, bạch thược, bạch truật, đương quy, cam thảo, trần bì, bạc hà, chỉ xác, sài hồ, gừng tươi. Bài thuốc này có tác dụng sơ can lý khí, kiện tỳ hòa vị, thường dùng cho các trường hợp ợ hơi kèm theo các triệu chứng như đau tức ngực, căng thẳng, stress.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh toàn diện và không gây tác dụng phụ
Bài thuốc Đông y chữa bệnh toàn diện và không gây tác dụng phụ

Cách dùng: Thuốc thường được sắc uống hàng ngày, liều lượng và thời gian sử dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của từng người. Để đảm bảo an toàn tối đa, người bệnh nên xin ý kiến của thầy thuốc.

Lời khuyên chuyên gia khi bị ợ hơi sau khi ăn

Để phòng tình trạng ợ hơi sau khi ăn tái phát, bạn nên tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Một số thực phẩm có thể khắc phục chứng ợ hơi sau khi ăn mà bạn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày như: Sữa chua, đu đủ chín, chuối, dứa, dưa hấu. Từ đó, giúp ngăn chặn nguy cơ bị đầy bụng ợ hơi sau khi ăn.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa như bình thường. Mỗi bữa, bệnh nhân chỉ nên ăn khoảng 60%, không nên ăn no quá. Việc này sẽ giúp giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Nhờ đó có thể làm giảm hiện tượng ợ hơi sau khi ăn.
  • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa sẽ giúp giải quyết tình trạng rối loạn nhịp sinh học của dạ dày. Nhờ đó có thể phòng bệnh trào ngược và giải quyết tình trạng ợ hơi sau ăn.
  • Nhai kỹ thức ăn có tác dụng cải thiện quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Việc này không chỉ chữa chứng ợ hơi sau khi ăn mà còn có thể phòng các bệnh về dạ dày khác.
  • Khi ăn không nói chuyện, cười đùa vì sẽ khiến không khí đi vào dạ dày nhiều hơn. Hậu quả là không khí đi vào dạ dày và gây nên chứng ợ hơi sau khi ăn. Ngoài ra, việc vừa ăn vừa cười nói còn dễ khiến bạn bị sặc nữa.
  • Không thức khuya vì từ 21 giờ trở đi là thời gian mà cơ quan nội tạng bắt đầu phục hồi tổn thương. Nếu bạn cứ thức khuya thì những tổn thương không được làm lành. Khi đó, bạn sẽ mắc bệnh dạ dày. Ngoài ra, việc thức khuya còn khiến dạ dày tăng tiết axit. Lúc này, bạn cũng dễ mắc bệnh viêm loét, đau dạ dày.

 

Kết luận

Ợ hơi sau khi ăn đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Nếu không được chữa trị kịp thời có khả năng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí là cướp đi tính mạng của bệnh nhân. Do đó, tốt nhất nếu thấy mình hay xuất hiện triệu chứng này thì nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn.


Top địa chỉ phòng khám Ợ Hơi Sau Khi Ăn


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan