Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Triệu chứng đau rát vùng hậu môn, khó đi ngoài… có thể là biểu hiện của bệnh trĩ nội. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy mọi người cần sớm tìm hiểu và điều trị dứt điểm.

Trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội còn có tên khoa học khác là Internal Hemorrhoids, đây là tình trạng giãn phình tĩnh mạch ở đường lược, vị trí nằm sâu trong trực tràng. Theo Raoul Bensaude - Người đầu tiên phẫu thuật trực tràng tại Pháp: “Bệnh trĩ ảnh hưởng tới những bó mạch trĩ và tổ chức xung quanh mạch máu, chúng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau”

Việc cấu trúc ống hậu môn bị áp lực tĩnh mạch chèn ép gây ra tình trạng xung huyết, chảy máu hoặc ứ đọng. Lâu dần các búi trĩ hình thành và lớn dần có thể sa ra ngoài hay cách gọi khác là sa búi trĩ.

Biểu hiện của bệnh trĩ nội

Triệu chứng trĩ nội điển hình gồm xuất huyết và sa búi trĩ. Tùy cấp độ mà tình trạng bệnh lý sẽ tăng dần, rõ nhất là những biểu hiện như:

Chảy máu

Chảy máu khi búi trĩ bị xung huyết và cọ xát bởi chất thải. Thường ở giai đoạn đầu người bệnh khó nhận biết được sự thay đổi do không có cảm giác đau rát. Lâu dần bệnh lý chuyển biến nghiêm trọng sẽ thấy lượng máu xuất ra ngoài thành giọt hoặc theo tia. Đặc biệt khi đi lại, ngồi xổm hoặc vận động mạnh sẽ khiến cơ thể mất máu nhiều hơn.

tri-noi
Triệu chứng phổ biến nhất khi bị trĩ nội đó là chảy máu hậu môn, đau rát, ngứa ngáy khi đi ngoài và sa búi trĩ

Nghiêm trọng nhất là khi lượng máu bị đọng lại trong trực tràng sẽ khiến khi đi ngoài thành từng cục máu nhỏ, gây nhiễm trùng…

Sa búi trĩ

Biểu hiện thứ hai đó là sa búi trĩ, sau khi niêm mạc thành hậu môn bị tổn thương và mất máu, búi trĩ bị sưng lên, phát triển là sa ra ngoài.

Ban đầu với những bệnh nhân  có triệu chứng trĩ nội thì búi trĩ hoàn toàn có thể tự co vào. Sau một thời gian không điều trị triệt để, búi trĩ sẽ tăng kích thước, nặng hơn và sa hẳn ra ngoài dù có sử dụng tay để đẩy vào. Ở giai đoạn này người bệnh dễ mắc phải các bệnh do nhiễm trùng hoặc hoại tử. Cảm giác dễ nhận thấy nhất ở bệnh nhân bị trĩ nội là đau rát hậu môn, chảy dịch, ngứa hậu môn… chúng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày.

Phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh nhân mà các chuyên gia thường chia thành 4 cấp độ:

tri-noi
Tuỳ từng cấp độ mà biểu hiệu quả người bệnh sẽ phát triển khác nhau

  • Bệnh trĩ nội độ 1: Giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ, lúc này người bệnh sẽ không có cảm giác đau rát gì, nhưng khi đại tiện sẽ thấy xuất huyết nhẹ. Nếu không điều trị kịp thời điều trị bệnh sẽ chuyển biến nặng gây mệt mỏi, thiếu máu, đại tiện khó khăn.
  • Bệnh trĩ nội độ 2: Bộ Y tế phân độ trĩ theo tình trạng búi trĩ, ở trường hợp này, khi người bệnh đi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài nhưng vẫn có thể tự co lên được. Các triệu chứng lâm sàng tương tự như cấp độ một, ngoài ra bệnh nhân có thể thấy ngứa quanh hậu môn.
  • Bệnh trĩ nội độ 3: Người bệnh khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh trĩ nội như đau đớn thường xuyên, chảy máu nhiều thành giọt hoặc tia. Đám rối tĩnh mạch giãn nở quá mức khiến kích thước búi trĩ tăng, không thể tự co lên được. Bị trĩ nội độ 3 gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh, đồng thời khiến bạn mất dần khả năng tập trung và kiểm soát bệnh lý trên.
  • Bệnh trĩ nội độ 4: Mức độ nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nội, người bệnh dễ mắc phải các biến chứng như nhiễm trùng máu, ung thư trực tràng, hoại tử… Biểu hiện rõ rệt khi búi trĩ phình to, sa hẳn ra ngoài hậu môn kể cả dùng tay tác động. Những hoạt động sinh hoạt hằng ngày sẽ bị ảnh hưởng, việc điều trị kịp thời sẽ giúp tính mạng của người bệnh được đảm bảo.

Các triệu chứng của bệnh trĩ nội khó phát hiện, nên khi người bệnh tới bệnh viện thường tình trạng đã ở giai đoạn nguy hiểm. So với trĩ ngoại, dấu hiệu của trĩ nội sẽ được phân chia theo các cấp độ khác nhau. Để hiểu rõ hơn về bệnh trĩ nội, triệu chứng và điều trị như thế nào hãy theo dõi phần tiếp theo dưới đây.

Nguyên nhân gây ra trĩ nội

Bệnh trĩ nội có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nguyên nhân có thể do di truyền, các bệnh tiêu hoá hoặc ngồi quá nhiều. Năm 1965, hai nhà khoa học Jackson và Robertson đã có một nghiên cứu về sự phát sinh của điểm trĩ. Trong đó, nguyên nhân chính là do các hốc tuyến hậu môn trực tràng tác động và làm tổn thương tĩnh mạch hoặc thành tĩnh mạch. Dẫn tới việc nhiễm khuẩn, sự tăng sinh mạch máu hậu môn cũng là một giả thuyết nhưng lại có nhiều ý kiến trái chiều về điều này.

Vấn đề tiêu hoá hoặc các vấn đề thay đổi trong cơ thể cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng nhiều tới tình trạng của người bệnh. Một số bệnh lý phổ biến như:

  • Rối loạn tiêu hoá: Táo bón, phân lỏng, lỵ mót rặn nhiều những vấn đề này khiến hậu môn - trực tràng bị chèn ép, tăng áp lực gây ra trĩ nội.
  • Giai đoạn sinh lý ảnh hưởng: Kinh nguyệt, mang thai, sau khi sinh hoặc thay đổi nội tiết tố.
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì cơ hậu môn và các tĩnh mạch bị suy yếu và tổn thương. Vì vậy mà đa số người bệnh đều có độ tuổi trung niên (35 tuổi) trở lên.
  • Phụ nữ mang thai: Vào tháng cuối thai kỳ, tử cung co giãn và nở rộng khiến phần tĩnh mạch ở khu vực đào thải bị tăng áp lực, xuất hiện xu hướng giãn tĩnh mạch và hình thành búi trĩ.
  • Quan hệ bằng đường hậu môn: Rất nhiều cặp đôi dị tính và đồng tính thích quan hệ bằng đường hậu môn do chúng đem lại cảm giác kích thích nhiều hơn. Hoạt động tình dục làm tăng ma sát lên niêm mạc ống hậu môn, lâu ngày làm giãn tĩnh mạch, phình đại, viêm nhiễm và ứ huyết.

Ngoài ra, một số yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống, việc sử dụng kháng sinh không phù hợp hoặc hoạt động thể thao không hợp lý...

Thắc mắc thường gặp của người bệnh

Nghiên cứu của Podolak G.A - 1978 cứ 4 - 5 người trên 40 tuổi có tỉ lệ mắc trĩ cao hơn bình thường. Bệnh lý mặc dù không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều trở ngại và khó khăn trong sinh hoạt. Chính vì vậy mà rất nhiều người bệnh thường thắc mắc nhiều vấn đề như trĩ nội có tự hết không hay trĩ nội có cần phẫu thuật không… Để giải đáp vấn đề này, Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Trưởng khoa Khám Bệnh của bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương có những ý kiến sau.

Trĩ nội nguy hiểm ra sao?

Tâm lý chủ quan, ngại ngùng khiến người bệnh thường bỏ qua giai đoạn điều trị vàng. Bệnh lý đã ở giai đoạn khó điều trị dễ gây biến chứng như:

tri-noi
Trĩ nội sẽ rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan và không sớm điều trị

  • Sa trĩ tắc mạch: Khi các cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ bị ứ đọng, gây phù nên vùng niêm mạc, trực tràng.
  • Thiếu máu: Do mất máu quá nhiều, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Khi nhận thấy sự thay đổi của cơ thể thì người bệnh cần tới bác sĩ để kiểm tra sớm nhất.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Việc suy giảm chức năng của hậu môn sẽ khiến hơn ga trong bụng bị tích tụ càng khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.
  • Nhiễm khuẩn: Khi búi trĩ bị sa ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập. Tình trạng viêm loét, phù nề hoặc hoại tử xảy ra và nếu không điều trị sớm sẽ biến chứng gây nhiễm trùng máu hoặc nặng hơn là tử vong.

Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm tỉ lệ biến chứng, đồng thời giúp người bệnh không phải chịu cảm giác đau đớn dữ dội khi đi ngoài hoặc ngồi xổm.

Trĩ nội có tự hết không?

Theo Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết: “Bệnh trĩ nội hay bệnh trĩ ngoại đều không thể tự cải thiện nếu người bệnh không áp dụng bất kỳ biện pháp chăm sóc tại nhà nào. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chăm sóc hoặc sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị trong vài tuần. Trong trường hợp bệnh quá nặng người bệnh cần phải thực hiện phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ, ngăn ngừa các biến chứng một cách tối đa".

Tuy nhiên không phương pháp nào đem lại kết quả toàn diện 100%, theo chuyên gia thì vẫn có khoảng 6,3% người bệnh tái phát sau khi thực hiện phẫu thuật. Việc kết hợp giữa chăm sóc sức khoẻ và ngăn ngừa tái phát là điều cần thiết.

Chẩn đoán trĩ nội bằng cách nào?

Việc chẩn đoán trĩ nội cần có sự can thiệp của thiết bị y tế, bác sĩ sẽ thăm khám thông qua các câu hỏi về tiền sử bệnh lý, chế độ ăn uống hoặc các triệu chứng cơ bản của người bệnh. Sau đó người bệnh sẽ phải thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Ngồi xổm để xác định mức độ sa búi trĩ
  • Bước 2: Thực hiện nội soi trực tràng - hậu môn

Các bước chẩn đoán không quá phức tạp, ngoài ra để kết quả chính xác nhất người bệnh nên làm thêm các xét nghiệm như máu, phân, hay chụp X-quang...

Đối tượng có nguy cơ cao mắc trĩ nội

Bệnh trĩ nội, một trong những bệnh lý phổ biến của hệ tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau trong cộng đồng. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao hơn đối với bệnh lý này. Việc hiểu rõ các đối tượng này giúp chúng ta đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả hơn.

Người lớn tuổi

Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh trĩ nội. Khi tuổi tác tăng, các mô nâng đỡ ở trực tràng và hậu môn dần mất đi độ đàn hồi và trở nên yếu hơn. Điều này dẫn đến sự gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở khu vực này, gây ra trĩ nội. Ngoài ra, quá trình lão hóa tự nhiên cũng làm giảm khả năng tiêu hóa và tăng nguy cơ táo bón, một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là một nhóm đối tượng đặc biệt dễ bị trĩ nội. Trong thai kỳ, tử cung mở rộng và tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng chậu và trực tràng. Hơn nữa, sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng làm giãn nở các tĩnh mạch, dẫn đến nguy cơ trĩ nội cao hơn. Táo bón, một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Người có lối sống ít vận động

Lối sống ít vận động, đặc biệt là những người làm việc văn phòng hoặc những công việc yêu cầu ngồi lâu, là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh trĩ nội. Việc ngồi quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn, làm giảm lưu thông máu và dẫn đến sự phình to của các búi trĩ.

Người bị táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính

Táo bón và tiêu chảy mãn tính đều gây ra sự căng thẳng và áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, dẫn đến nguy cơ trĩ nội. Việc rặn mạnh khi đi vệ sinh do táo bón hoặc đi vệ sinh quá thường xuyên do tiêu chảy cũng góp phần làm tổn thương các mô vùng hậu môn.

Người béo phì

Béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng khác. Trọng lượng cơ thể lớn gây ra áp lực liên tục lên các tĩnh mạch vùng hậu môn, làm tăng nguy cơ trĩ nội. Hơn nữa, người béo phì thường có chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động, càng làm tăng nguy cơ táo bón và trĩ.

Biện pháp phòng ngừa trĩ nội

Bệnh trĩ nội tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. May mắn thay, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả có thể giúp bạn giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh trĩ nội. Dưới đây là một số chiến lược dự phòng quan trọng:

Chế độ ăn giàu chất xơ

  • Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhu động ruột, giúp phân mềm hơn và dễ dàng đi ngoài. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng táo bón - một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh trĩ nội.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả: Rau xanh và hoa quả là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Nên ưu tiên các loại rau lá màu xanh đậm, trái cây họ cam quýt, quả bơ...
  • Ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám: Ngũ cốc nguyên cám, chẳng hạn như gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen... chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, hỗ trợ nhuận tràng hiệu quả.
  • Nạp đủ đạm: Chất đạm cũng đóng góp một phần trong việc duy trì nhu động ruột khỏe mạnh. Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, cá, trứng, các loại đậu...

Uống đủ nước

  • Nước giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực khi đi ngoài. Nhu cầu nước hàng ngày của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, hoạt động thể chất, thời tiết... Tuy nhiên, theo khuyến cáo chung, người trưởng thành nên uống khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày.
  • Lưu ý: Nên uống nước lọc hoặc các loại trà thảo dược nhẹ nhàng thay vì đồ uống có đường hoặc có gas.

Tập thể dục thường xuyên

  • Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên tĩnh mạch hậu môn - trực tràng, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành búi trĩ.
  • Các bài tập thể dục tim mạch như đi bộ, bơi lội, đạp xe... được khuyến khích thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần.
  • Ngồi nhiều nên được hạn chế. Nếu công việc đòi hỏi ngồi nhiều, hãy đứng dậy và đi lại vài phút sau mỗi 30 - 60 phút.

Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu

  • Tránh nhịn đi nặng là điều quan trọng. Khi có nhu cầu đi ngoài, hãy đi ngay để tránh phân bị khô cứng lại, gây táo bón và rặn mạnh khi đi cầu.

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh

  • Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên toàn bộ hệ thống tĩnh mạch, bao gồm cả tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng, là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trĩ nội.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, từ đó giúp phòng ngừa trĩ nội.

Tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh

  • Tránh ngồi xổm quá lâu khi đi vệ sinh vì tư thế này làm tăng áp lực lên vùng bụng và hậu môn.
  • Nên sử dụng bồn cầu có thiết kế giúp nâng cao đầu gối so với hông, tạo thành góc khoảng 35 độ, giúp dễ đi ngoài hơn.

Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ

  • Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách sau mỗi lần đi ngoài giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm ngứa rát và khó chịu ở hậu môn - triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ nội.
  • Nên sử dụng nước ấm và dung dịch vệ sinh vùng kín dịu nhẹ để lau rửa.
  • Tránh lau chùi quá mạnh hoặc dùng xà phòng có chất tẩy rửa mạnh vì có thể gây kích ứng vùng da nhạy cảm này.

Giảm căng thẳng

  • Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các vấn đề về đường ruột như táo bón, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội.
  • Thực hiện các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thiền, hít thở sâu... có thể giúp ích trong việc phòng ngừa bệnh trĩ nội.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Trĩ nội là một tình trạng y tế không hiếm gặp và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy khi nào chúng ta nên gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị? Một số triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần sự can thiệp của bác sĩ:

  • Chảy máu: Nếu bạn thấy máu trong phân hoặc trên giấy vệ sinh sau khi đi cầu, đó có thể là dấu hiệu của trĩ nội.
  • Đau đớn và khó chịu: Cảm giác đau rát, khó chịu kéo dài khi ngồi hoặc đi cầu.
  • Sưng tấy: Các búi trĩ phình to gây cảm giác căng tức và khó chịu.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài: Những vấn đề về tiêu hóa kéo dài cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trĩ nội.

Ngoài ra, nếu sau khi áp dụng các biện pháp tự chăm sóc như thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường vận động và sử dụng các thuốc bôi ngoài da mà tình trạng không cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị chuyên sâu hơn.

Cách điều trị trĩ nội hiệu quả

Phụ thuộc vào mức độ bệnh lý cũng như biểu hiện của người bệnh ta có rất nhiều phương pháp điều trị.

Biện pháp cải thiện tại nhà

Những người mới bị trĩ, ở giai đoạn 1 hoặc 2 hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng bằng các áp dụng những mẹo dưới đây.

  • Ngâm mình: Việc ngâm mình trong bồn tắm từ 10 - 15 phút sẽ giúp hạn chế áp lực lên tĩnh mạch, đồng thời dịu ngay cơn đau do trĩ gây ra. Người bệnh có thể thêm chút giấm táo vào trong nước để có tác dụng chống viêm.
  • Thoa dầu olive: Một số loại axit béo, vitamin E và chất chống oxy hoá trong dầu olive thích hợp để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát ở hậu môn. Hằng ngày bạn sử dụng khoảng 10ml dầu thoa lên vùng trĩ khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
  • Chườm đá lạnh: Sử dụng túi nước đá áp vào búi trĩ khoảng 5 phút sẽ tạm thời làm dịu cơn đau, nhưng không nên quá lạm dụng vì sẽ phá hỏng tế bào da ở khu vực này.

Các biện pháp chỉ phù hợp để cải thiện cơn đau, không có tác dụng chữa trị dứt điểm vì vậy người bệnh cần tới cơ sở y tế sớm để được bác sĩ tư vấn phương án phù hợp.

Sử dụng thuốc Tây y

Ở giai đoạn nhẹ (cấp độ 1 hoặc cấp độ 2) bệnh nhân bị trĩ nội có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc hỗ trợ tiêu hoá…

tri-noi
Điều trị trĩ nội bằng thuốc Tây y đem lại hiệu quả đối với cấp độ 1 và 2

  • Gel bôi trực tiếp hậu môn: Nhằm làm giảm cơn ngứa ngáy, phù nề và kháng khuẩn. Thông thường các loại thuốc sẽ chứa thành phần hydrocortisone, chất kháng sinh và một số hoạt chất làm dịu như kẽm oxide, panthenol… Các loại thuốc bôi còn giúp tăng sức bền của thành tĩnh mạch, co búi trĩ và cầm máu hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Cảm giác đau dữ dội ở hậu môn do phù nề, xung huyết khiến người bệnh khó chịu. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như paracetamol, ibuprofen,naproxen, diclofenac…
  • Thuốc nhuận tràng: Tình trạng trĩ kéo dài khiến việc đại tiện khó khăn, thuốc nhuận tràng thúc đẩy nhu động ruột, hạn chế ứ đọng chất thải giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Một số loại thuốc khác hỗ trợ người bệnh như vitamin C, kháng sinh và nhu động ruột sẽ đảm bảo cơn đau dịu đi và việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn.

Can thiệp ngoại khoa

Khi tình trạng bệnh chuyển nặng, khó điều trị hoặc sử dụng thuốc không còn hiệu quả, người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ túi trĩ. Hiện nay có hai thủ thuật chính để điều trị bệnh trĩ nội đó là:

  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Phương pháp này được tiến sĩ Blaisdel phát minh năm 1956 và cải tiến lại bởi Barron năm 1963. Bằng phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng vòng cao su (an toàn đối với cơ thể) thắt chặt cổ búi trĩ, khi đó búi trĩ sẽ không được cung cấp máu và dinh dưỡng khiến chúng hoại tử sau 5 - 7 ngày.

tri-noi
Phẫu thuật chữa trĩ nội đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn có khả tái phát

  • Chích xơ

Giai đoạn trĩ nội độ 2, bác sĩ sẽ phải chích xơ búi trĩ, tiêm dung dịch đặc biệt vào búi trĩ để gây ra phản ứng xơ hoá nhằm hạn chế xuất huyết.

  • Áp lạnh búi trĩ bằng nito lỏng

Người đầu tiên sử dụng phương pháp này là Lewis năm 1969, dưới tác động của nhiệt độ thấp, khiến các búi trĩ nội hoá băng sau đó hoại tử lạnh, cuối cùng sơ hoá teo đi, người bệnh chỉ mất từ 6 - 8 tuần là có thể bình phục.

  • Phẫu thuật cắt búi trĩ 

Phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu không dùng dao kéo thay vào đó bác sĩ sẽ dùng sóng tần sản sinh ra nhiệt điện, kích thích các ion mang điện để đốt búi trĩ.

  • Phẫu thuật Longo

tri-noi
Phương pháp Longo được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả và khả năng phục hồi nhanh chóng của chúng

Trong trường hợp búi trĩ bị sa quá nặng, bác sĩ sẽ sử dụng máy khâu vòng cắt niêm mạc ở đường lược để giúp tuần hoàn vùng búi trĩ phục hồi. Phương pháp này sẽ cắt sa trĩ bằng stapler, nguyên tắc đó là:

Bước 1: Cắt một phần trĩ nội sau đó “treo" phần trĩ còn lại để làm mô đệm cho ống hậu môn.

Bước 2: Tiếp tục gây tê và nong ống hậu môn để đẩy khối trĩ trở lại vị trí ban đầu.

Bước 3: Lắp stapler và buộc sợi chỉ khâu sao cho chúng ôm lấy nòng trong.

Phương pháp này sẽ giảm cơn đau sau mổ một cách đáng kể, đồng thời người bệnh có thể đại tiện ngay sau khi phẫu thuật.

  • Cách khâu triệt mạch THD: 

Dựa trên nguyên tắc làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích, cách điều trị trĩ nội khâu thắt động mạch trí và khâu treo búi trĩ dưới dưỡng dẫn của đầu dò siêu âm Doppler.

Bước 1: Nong hậu môn và đặt phanh ở các vị trí 3h, 8h, 11h

Bước 2: Khâu treo triệt mạch ở từng búi trĩ giúp kéo các khối búi này vào sâu trong ống hậu môn hơn.

Bước 3: Cầm máu bằng một miếng băng như surgicel hoặc spingel.

Sau đó sát trùng từ 2 - 3 lần/ngày sẽ giúp vết mổ nhanh chóng lành lại.

Ngoài ra còn nhiều phương pháp như chiếu tia hồng ngoại, đốt nhiệt điện… Ưu điểm của những cách chữa bệnh trĩ nội có kết quả cao lên tới gần 80%, thời gian lành vết thương nhanh chóng nhưng vẫn có khả năng tái phát.

Trường hợp được chỉ định phẫu thuật đó là:

  • Trĩ nội có biến chứng dai dẳng gây thiếu máu
  • Cơ hậu môn yếu hoặc khó co thắt
  • Hậu môn bị viêm nhiễm, sưng đau, phù nề hoặc hoạt tử
  • Sa trĩ vòng kèm đau nhức dữ dội

Bài thuốc điều trị trĩ nội bằng Đông y

Bên cạnh phương pháp Tây y, thì điều trị trĩ nội bằng Y học cổ truyền cũng được ưa chuộng. Hiệu quả lâu dài, bồi bổ và phục hồi cơ thể từ tận gốc rễ đồng thời không lo những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây sẽ là một số bài thuốc chữa bệnh trĩ nội cho bạn tham khảo:

Bài thuốc trị trĩ nội thể huyết ứ 

Người bệnh nhận thấy các dấu hiệu như hậu môn đau nhức, sưng đỏ hoạ , đi ngoài ra máu, táo bón… Áp dụng bài thuốc sẽ giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng đại tiện.

tri-noi
Bệnh do huyết ứ gây nên cần sử dụng thảo dược thanh nhiệt, giải độc, cầm máu, tiêu viêm

  • Chuẩn bị: Hoa hoè 12g, chỉ xác, đào nhân, hồng hoa mỗi vị 8g, đương quy, bạch thược mỗi vị 12g, sinh địa 20g, đại hoàng 4g.
  • Thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm rồi đổ nước xâm xấp, khi còn một nửa thì tắt bếp. Chia thành 2 thang, uống hết trong ngày.

Bài thuốc xoa dịu cơn đau trĩ nội 

Những người bị trĩ ở giai đoạn 1 hoặc 2 có thể áp dụng bài thuốc này để giảm đau, tiêu viêm và hạn chế huyết ứ giúp việc đi đại tiện trở nên tốt hơn.

  • Chuẩn bị: Nhọ nồi, kinh giới, hoè hoa, trắc bách diệp mỗi vị 16g. Sinh địa và huyền sâm 12g
  • Thực hiện: Đem sao vàng các nguyên liệu trên trong vòng 15 phút. Sau đó bỏ vào bình sắc thuốc và đun sôi trong vòng 45 phút. Chia thành nhiều thang uống liên tục từ 7 - 10 ngày.

Bài thuốc dạng bôi

Khi các búi trĩ sa ra ngoài rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm hại, gây viêm nhiễm, cách sử dụng thuốc Đông y chữa bệnh là giải pháp an toàn mà nhiều người ưa chuộng:

tri-noi
Thảo dược quý có tác dụng điều trị bệnh lòi dom hiệu quả

  • Chuẩn bị: 30g tô mộc, 20g hoàng đằng và ngũ bội, 10g hoàng liên
  • Thực hiện: Đen nghiền thành bột các vị thuốc trên, khi sử dụng thì cho khoảng 2 thìa nước ấm hoà thành bột sệt. Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau đó dùng khăn bông hoặc tăm bông bôi hỗn hợp thuốc lên. Thực hiện liên tục trong thời gian dài để đem lại hiệu quả mong muốn

Sử dụng thuốc Đông y cần tính kiên nhẫn vì chúng mất nhiều thời gian để nhận thấy kết quả, trong thời gian sử dụng hạn chế bia rượu, thuốc lá hoặc vận động mạnh.

Mẹo chăm sóc trĩ nội tại nhà

Bệnh nhân bị trĩ nội thường gặp vẫn đề trong sinh hoạt hằng ngày, các chuyên gia có một số lời khuyên để phòng tránh và hạn chế trĩ tái phát như sau:

  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất đồng thời giúp giảm áp lực đối với hệ tiêu hoá.
  • Vệ sinh hậu môn sau khi đi ngoài sạch sẽ để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập, gây viêm.
  • Hạn chế thực phẩm khó tiêu, hoặc dễ gây táo bón như thịt bò, gan, hải sản…
  • Không sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá hoặc các món ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng từ 15 - 20 phút mỗi ngày
  • Tránh ngồi xổm hoặc ngồi quá lâu một chỗ

Bệnh trĩ nội không quá nguy hiểm nhưng chúng ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh không phải chịu cảm giác đau buốt, mệt mỏi...Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về trĩ nội là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị trĩ nội hiệu quả.

Huyệt đạo hỗ trợ điều trị trĩ nội

Theo Y học cổ truyền, việc bấm huyệt đạo có thể hỗ trợ cải thiện lưu thông khí huyết, giảm đau và co búi trĩ nội. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây không phải là phương pháp điều trị chính và hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh, cơ địa của từng người, cũng như tay nghề của người thực hiện.

Dưới đây là một số huyệt đạo thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị trĩ nội:

  • Huyệt Trường Cường: Thuộc kinh Đởm, nằm ở vị trí phía dưới mấu lồi xương cùng cụt khoảng 4 thốn (khoảng 6-8cm). Bấm huyệt Trường Cường có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, giảm đau rát ở vùng hậu môn.
  • Huyệt Hợp Cốc: Thuộc kinh Đại Trường, nằm trên mu bàn tay, giữa mu bàn tay thứ nhất và thứ hai, ngay chính giữa đường nối giữa ngón cái và ngón trỏ. Bấm huyệt Hợp Cốc giúp điều hòa khí huyết, giảm táo bón.
  • Huyệt Thiên Chư: Thuộc kinh Vị, nằm ở bụng dưới, cách rốn 1,5 thốn (khoảng 2,5cm) về phía bên trái (huyệt Đài Khí nằm cách rốn 1,5 thốn về phía bên phải). Bấm huyệt Thiên Chư có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng.
  • Huyệt Súc Đảm: Thuộc kinh Vị, nằm cách dưới đầu gối ngoài khoảng 1 thốn (khoảng 1,5-2cm), đo dọc theo bờ ngoài của xương chày. Bấm huyệt Ashi acupoint (ST36) giúp tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện tình trạng táo bón.

Lưu ý:

  • Bấm huyệt đạo cần được thực hiện bởi các lương y, người có chuyên môn về Y học cổ truyền để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
  • Bấm huyệt đạo chỉ là liệu pháp hỗ trợ, không thay thế được các phương pháp điều trị y tế do bác sĩ chỉ định.
  • Kết hợp bấm huyệt đạo với các biện pháp khác như dùng thuốc, thay đổi lối sống để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Danh sách huyệt đạo tham khảo

Dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh

Dược liệu trong y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh trĩ nội. Các loại dược liệu này không chỉ giúp làm giảm viêm, giảm đau mà còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe toàn diện cho người bệnh. Dưới đây là một số dược liệu thường được sử dụng trong điều trị trĩ nội.

Rau diếp cá

Rau diếp cá, còn gọi là ngư tinh thảo, là một loại cây thảo dược phổ biến trong y học cổ truyền. Diếp cá chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn và làm mát, giúp giảm sưng và đau do trĩ nội gây ra.

  • Hoạt chất chính: Quercitrin, isoquercitrin, rutin.
  • Công dụng: Giảm viêm, giảm sưng, cải thiện lưu thông máu, làm mát và thanh nhiệt cơ thể.
  • Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng tươi (xay lấy nước uống hoặc ăn sống), hoặc chế biến thành các dạng thuốc bôi hoặc viên nang.

Cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu là một loại thảo dược có tính mát, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm và đau nhức.

  • Hoạt chất chính: Flavonoid, alkaloid, saponin.
  • Công dụng: Giảm đau, chống viêm, giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu do trĩ nội.
  • Cách dùng: Thường được dùng dưới dạng nước sắc uống hoặc dạng bột.

Hòe hoa

Hòe hoa, còn được biết đến với tên gọi hoa hòe, là một loại dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền, đặc biệt hiệu quả trong việc làm bền thành mạch và giảm chảy máu.

  • Hoạt chất chính: Rutin, quercetin, genistein.
  • Công dụng: Tăng cường sức bền của thành mạch, giảm chảy máu, chống viêm, kháng khuẩn.
  • Cách dùng: Có thể sử dụng dưới dạng trà, nước sắc, hoặc chiết xuất trong các dạng viên nang.

Nghệ

Nghệ được biết đến với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, nhờ hoạt chất curcumin.

  • Hoạt chất chính: Curcumin.
  • Công dụng: Chống viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng bột nghệ, nước cốt, hoặc các chế phẩm chứa curcumin.

Mộc hoa trắng

Mộc hoa trắng là một loại dược liệu có tính mát, giúp làm dịu các triệu chứng viêm nhiễm và đau nhức.

  • Hoạt chất chính: Conessine, kurchicine.
  • Công dụng: Giảm viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa.
  • Cách dùng: Thường được dùng dưới dạng nước sắc uống.

Trắc bách diệp

Trắc bách diệp là một loại cây thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh lý về máu và viêm nhiễm.

  • Hoạt chất chính: Flavonoid, saponin.
  • Công dụng: Chống viêm, cầm máu, hỗ trợ làm lành vết thương.
  • Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng nước sắc hoặc dạng bột.

Lá sen

Lá sen có tính hàn, vị đắng, thường được dùng trong y học cổ truyền để thanh nhiệt, giải độc và cải thiện tuần hoàn máu.

  • Hoạt chất chính: Alkaloid, flavonoid, tanin.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, cải thiện tuần hoàn máu, giảm sưng và đau do trĩ nội.
  • Cách dùng: Thường được dùng dưới dạng trà hoặc nước sắc uống.

Hương nhu

Hương nhu, hay còn gọi là tía tô đất, là một loại thảo dược có tính ấm, giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả.

  • Hoạt chất chính: Eugenol, carvacrol, thymol.
  • Công dụng: Chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu.
  • Cách dùng: Có thể dùng dưới dạng nước sắc hoặc tinh dầu.

Các loại dược liệu trên không chỉ có tác dụng điều trị mà còn giúp cải thiện sức khỏe toàn diện, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến trĩ nội. Việc sử dụng dược liệu cần tuân theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bệnh trĩ có tự khỏi được không là câu hỏi của rất nhiều người khi mắc phải chứng bệnh khó chịu này. Vì bệnh trĩ xuất hiện tại “vùng kín” nên bệnh nhân thường che giấu, có tâm lý e ngại, xấu hổ và không dám đi thăm khám. Vậy thực tế bệnh trĩ có tự khỏi được không? Cùng...

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về cắt trĩ ngoại, giải đáp thắc mắc về mức độ đau đớn và thời gian hồi phục. Bạn sẽ được tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật phổ biến, chi phí cũng như những biến chứng có thể xảy ra. Hướng dẫn chi tiết về chế độ ăn uống và chăm sóc vết mổ sẽ giúp bạn tối ưu hóa quá trình hồi phục. Hãy cùng khám phá để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi quyết định thực hiện cắt trĩ ngoại!

Bệnh trĩ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Trên thực tế chỉ cần bạn xây dựng lối sống lành mạnh, ăn uống, vận động hợp lý sẽ giảm thiểu nguy cơ bị trĩ.

Bbệnh trĩ thông thường sẽ không ảnh hưởng đến quá trình thụ thai cũng như khả năng mang thai ở phụ nữ. Thế nhưng, nếu có dự định mang thai các chị em nên điều trị dứt điểm bệnh lý này để tránh những tác động không tốt đến thai nhi cũng như người mẹ.

Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có những cơ sở điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn, bao gồm những bệnh viện hàng đầu như: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy. Mỗi cơ sở đều được trang bị các phương pháp và thiết bị hiện đại, cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giúp người bệnh yên tâm trong quá trình điều trị. Người bệnh nên đặt lịch khám trước và chọn phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình.

Trĩ chảy máu khiến người bệnh đau đớn, suy kiệt, nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm. Bệnh này xuất hiện do đâu, phải làm sao để xử lý nhanh và an toàn? Cùng tapchidongy.org tìm hiều về tình trạng này và cách giải quyết cho người bị trĩ. [caption id="attachment_23998" align="aligncenter" width="730"] Trĩ chảy máu là hiện tượng gì?[/caption]...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Trĩ Nội bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan