Bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề nhận được rất nhiều quam từ người bệnh. Bởi chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng giúp làm giảm các triệu chứng bệnh và thúc đẩy tốc độ hồi phục da. Dưới đây là giải đáp chi tiết từ chuyên gia Tạp Chí Đông Y.
Bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Chuyên gia phân tích
Theo nghiên cứu Y học, nhiều loại thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm da dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, chuyên gia đã thống kê các nhóm thực phẩm người bệnh cần loại bỏ khỏi thực đơn dinh dưỡng như sau:
Một số loại hải sản
Các loại hải sản như cua, sò, tôm, ghẹ,… là nhóm thực phẩm hàng đầu người bệnh viêm da dị ứng cần kiêng kị. Bởi trong thành những loại hải sản này có chứa hàm lượng lớn đạm và protein. Trong khi đó, cơ thể người bệnh đang yếu, hệ tiêu hóa hoạt động chưa ổn định khiến các chất này khó phân giải mà tích tụ trong cơ thể, lâu dần sẽ kích phát ra ngoài gây dị ứng, mẩn ngứa.
Đặc biệt, có một số hoạt chất trong nhóm hải sản này sản sinh ra histamin tự do – chất trung gian gây viêm da dị ứng, khiến triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ nghiêm trọng hơn. Do đó, chuyên gia Da liễu khuyến nghị người bệnh cần tránh tiêu thụ nhóm thực phẩm này.
Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Thực phẩm chứa niken
Những thực phẩm chứa hàm lượng niken cao gồm: Bột yến mạch, socola, thịt đóng hộp, trà đen,các động vật có vỏ như sò, nghêu,… Niken là chất gây kích thích phản ứng dị ứng ở người bệnh viêm da. Vậy nên, nếu tiêu thụ những thực phẩm này sẽ làm gia tăng triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu và khiến da lâu lành hơn.
Thực phẩm nhiều đường
Trước câu hỏi bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi, chuyên gia Da liễu cho biết người bệnh cần tránh ăn các món ăn chứa nhiều đường như bánh quy, kẹo ngọt,… Lý giải cho điều này là nồng độ đường cao trong máu sẽ kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch giải phóng cytokine (tác nhân gây viêm) dẫn đến ngứa da, sưng đỏ da.
Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Chất béo bão hoà
Trong quá trình điều trị viêm da dị ứng, bác sĩ khuyến nghị người bệnh hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, thịt bò, thịt cừu,…
Phân tích kỹ hơn, chuyên gia cho biết đề kháng của người bị viêm da dị ứng đang rất kém, các chức năng trong cơ thể cũng suy yếu, trong đó có hệ tiêu hóa. Khi nạp lượng lớn chất béo bão hòa khó phân giải, đồng thời cũng khiến các bộ phận nội tạng hoạt động nhiều. Điều này gây đầy bụng, mệt mỏi và kích thích các triệu chứng mẩn ngứa nghiêm trọng hơn.
Các loại thịt đỏ
Trong các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt trâu, thịt bò,… chứa nhiều chất béo bão hòa gây kích thích phản ứng viêm da, ngứa da. Đặc biệt, chuyên gia cũng tìm thấy trong thịt đỏ có lượng lớn dị nguyên galactose-alpha-1,3-galactose, nếu tiêu thụ nhiều sẽ dẫn đến những triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ kéo dài dai dẳng.
Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Thực phẩm chế biến sẵn
Khi bị viêm da dị ứng, người bệnh nên loại bỏ các thực phẩm chế biến sẵn như thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng,… Bởi trong thành phần của các thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia, hương liệu, phẩm màu. Các chất này không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến triệu chứng dị ứng ngứa ngáy, sưng đỏ nghiêm trọng hơn nhiều.
Sữa và sản phẩm từ sữa
Người bệnh không nên uống sữa và tiêu thụ các chế phẩm từ sữa như phomai, kem cheese,… khi đang bị viêm da dị ứng. Nguyên nhân do trong nhóm thực phẩm này chứa nhiều protein, nó có thể kích hoạt quá trình dị ứng, khiến triệu chứng bệnh bùng phát nặng hơn.
Thực phẩm chua
Bị viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Người bị bệnh da liễu này cần tránh ăn các thực phẩm chua như cải chua, kim chi, dưa chua, chanh quất,… Hàm lượng lớn acid có trong nhóm thực phẩm trên sẽ gây hại cho thận, khiến chức năng đào thải độc tố suy giảm. Cơ thể trong thời gian dài bị tích tụ độc tố sẽ dần khởi phát ra ngoài gây triệu chứng viêm da, ngứa da, mẩn đỏ,… Thậm chí tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho những vùng da đang bị viêm.
Viêm da dị ứng kiêng ăn gì? Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng như ớt, mù tạt, sa tế,… làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây nóng trong, bứt rứt khó chịu, khiến vùng da bị mẩn ngứa lan rộng hơn và nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chúng gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải của gan thận, làm cơ thể tích tụ nhiều độc tố và phát ra ngoài da. Ngoài khiến viêm dạ dị ứng nghiêm trọng hơn, đồ ăn cay nóng còn khiến người dùng dễ bị táo bón, khó tiêu, viêm dạ dày tá tràng,…
Các chất kích thích
Rượu bia, thuốc lào, thuốc lá hay cà phê,… có chứa các chất khiến triệu chứng viêm da dị ứng kéo dài dai dẳng và khó điều trị hơn. Lúc này, tình trạng da sẽ trở nên tiêu cực, điển hình như mẩn ngứa nghiêm trọng, khô da, sạm da,…. Bên cạnh đó, sử dụng các chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh huyết áp, thậm chí ung thư.
Người bệnh viêm da dị ứng nên ăn gì để mau khỏi?
Bên cạnh vấn đề “viêm da dị ứng kiêng ăn gì?”, người bệnh cũng cần quan tâm nên bổ sung thực phẩm gì để bệnh nhanh khỏi. Chuyên gia cho biết, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm sau đây:
Các loại cá biển
Người bị viêm da dị ứng nên ăn các loại cá biển như cá chép, cá thu, cá hồi, cá tuyết,… Bởi chúng chứa hàm lượng lớn omega 3 – hoạt chất có tác dụng kháng viêm mạnh, giúp khắc phục triệu chứng viêm da dị ứng, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng da hiệu quả.
Rau củ, trái cây tươi
Đây là nhóm thực phẩm được khuyến khích sử dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là những ai đang mắc bệnh da liễu như viêm da dị ứng. Rau củ, trái cây tươi sẽ bổ sung cho cơ thể nhiều hoạt chất, đặc biệt là nhóm các loại vitamin tốt cho da như: .
- Vitamin E: Có chứa nhiều trong bơ, rau bina, kiwi, cải bắp,… giúp làn da mềm mịn, đạt độ ẩm tối ưu, hỗ trợ xây dựng hàng rào bảo vệ cho da trước các tác nhân dị nguyên ngoài môi trường.
- Vitamin A: Chứa trong đu đủ, cà chua, cà rốt,… Loại vitamin này có tác dụng tăng cường đề kháng và thúc đẩy da mau lành tổn thương, cải thiện ngứa da, mẩn đỏ da hiệu quả.
- Vitamin B: Có nhiều trong nhóm các loại rau xanh giúp thúc đẩy tái tạo mô biểu bì, nhờ đó các tổn thương do viêm da dị ứng gây ra nhanh lành hơn.
Protein trong nấm và thịt lợn
Các nghiên cứu cho thấy, protein trong nấm và thịt lợn có tác dụng liên kết các mô dưới da trở nên vững chắc hơn. Từ đó thúc đẩy vùng da bị dị ứng nhanh lành, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng bội nhiễm tốt hơn.
Thịt lớn cũng là nguồn cung cấp protein được khuyến nghị sử dụng thay thế cho nhóm thịt đỏ như thịt bò, thịt nghé, thịt cừu,… trong quá trình điều trị các bệnh da liễu như viêm da dị ứng.
Ngũ cốc nguyên hạt
Đây cũng là thực phẩm người bị viêm da dị ứng nên bổ sung. Vì trong ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều dưỡng chất như vitamin E, vitamin B cùng các chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể. Nó góp phần cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, sần cục cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn ngũ cốc cũng giúp da mịn màng, ngăn tình trạng lão hóa và kiểm soát cân nặng chặt chẽ hơn.
Hướng dẫn chăm sóc cơ thể khi bị viêm da dị ứng
Bên cạnh xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp, người bệnh viêm da cơ địa cần chú ý trong quá trình chăm sóc cơ thể như sau:
- Người bệnh tránh tiếp xúc với dị nguyên kích thích phản ứng dị ứng như bụi bẩn, các loại hóa chất, phấn hoa hoặc lông động vật.
- Không cào gãi, chà xát mạnh vào vùng da đang bị dị ứng vì điều này khiến triệu chứng nghiêm trọng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tắm rửa sạch sẽ, cần lưu ý điều chỉnh nhiệt độ nước tắm vừa phải, không tắm nước quá nóng sẽ khiến da khô, dễ bị kích ứng.
- Dùng kem dưỡng ẩm sau khi tắm để dưỡng da, chú ý chọn các loại kem dưỡng có thành phần tự nhiên, lành tính cho da.
- Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát và có chất liệu mềm mại, tránh dùng quần áo có chất liệu thô cứng, khi cọ vào da sẽ gây ngứa rát khó chịu.
Bài viết giải đáp chi tiết cho câu hỏi “viêm da dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?”. Từ đó, người bệnh dễ dàng xây dựng được thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình. Bên cạnh đó, cần chú ý điều chỉnh các thói quen sinh hoạt giúp làn da nhanh phục hồi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!