Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh suyễn ở trẻ là một tình trạng khá phổ biến hiện nay, điều đáng lo ngại đó là bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng. Nếu bệnh hen suyễn không chữa trị tích cực và kịp thời sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó phác đồ điều trị cấp cứu suyễn trẻ em như thế nào đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Bệnh suyễn ở trẻ em là bệnh gì?

Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn hiện nay đang ngày càng tăng cao. Đây là một căn bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Đến nay các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ được lý do tại sao tỷ lệ trẻ em mắc bệnh suyễn lại gia tăng nhanh đến vậy. Có thể do ô nhiễm môi trường hoặc cũng có thể là do các tác nhân gây dị ứng khác có trong đồ ăn, quần áo hoặc mỹ phẩm gây ra.

Hen suyễn là chứng bệnh mạn tính khi đường dẫn khí bị viêm nhiễm làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ. Tình trạng này có thể do phản ứng miễn dịch với các chất kích ứng và những chất ô nhiễm có trong không khí gây ra. Thực tế bệnh hen suyễn và bệnh dị ứng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có đến 60% bệnh nhân bị hen suyễn do dị ứng hoặc do sốt. Trẻ em bị các loại dị ứng trong thời kỳ sơ sinh hoặc dị ứng thức ăn,… cũng sẽ có nguy cơ cao bị mắc các bệnh hen suyễn hơn những trẻ khác.

Tỷ lệ trẻ nhỏ bị bệnh suyễn ngày càng gia tăng
Tỷ lệ trẻ nhỏ bị bệnh suyễn ngày càng gia tăng

Khi trẻ tiếp xúc với không khí lạnh hoặc bị các bệnh về viêm đường hô hấp sẽ khiến những cơn hen suyễn của trẻ bộc phát. Những triệu chứng này xuất hiện khi đường dẫn khí tiếp xúc với các chất kích ứng. Sau đó gây phản ứng dị ứng khiến cho đường thở bị sưng lên, co thắt và tiết ra nhiều chất nhầy. Đường dẫn khí bị co thắt sẽ tạo ra những âm thanh khác lạ, nghe rin rít hoặc như tiếng huýt sáo.

Cách xử lý cơn suyễn tại nhà như thế nào ?

Sau khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh suyễn, cha mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ cần cho trẻ dùng các loại thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh như:

  • Ventolin MDI 100mcg: Tiến hành xịt 4-6 nhát nếu có buồng đệm hoặc 2 nhát nếu không dùng buồng đệm.
  • Phun khí dung với ventolin: Trẻ dưới 5 tuổi: 2.5ml; trẻ trên 5 tuổi: 5ml.
Ventolin giúp hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng khó chịu của bệnh hen suyễn
Ventolin giúp hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng khó chịu của bệnh hen suyễn

Trẻ cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận trong suốt thời gian điều trị bằng ventolin. Nếu chưa thấy các triệu chứng được cải thiện có thể lặp lại sau 20 phút, tối đa 3 lần. Nếu trẻ hết khó thở, hết khò khè tiếp tục duy trì sử dụng khí dung Ventolin trong 2 ngày liên tiếp, cứ khoảng 4-6 giờ dùng 1 lần. Sau đó đưa trẻ đi tái khám sau 24 – 48 giờ điều trị tại nhà.

Dấu hiệu nhận biết cơn suyễn cấp ở trẻ em

Cơn suyễn cấp là tình trạng nghiêm trọng và cần được nhận biết kịp thời để có biện pháp can thiệp hiệu quả. Các dấu hiệu nhận biết cơn suyễn cấp ở trẻ em bao gồm:

Triệu chứng hô hấp

  • Khó thở: Trẻ có thể thở gấp, thở hổn hển hoặc thở ra tiếng rít.
  • Thở nhanh: Tốc độ thở của trẻ tăng lên, có thể thấy rõ qua việc ngực và bụng di chuyển nhanh.
  • Thở khò khè: Tiếng thở rít, khò khè nghe rõ khi trẻ thở ra.

Triệu chứng ngoài hô hấp

  • Mặt tái nhợt: Da mặt của trẻ có thể trở nên xanh xao, thiếu sắc hồng tự nhiên.
  • Môi tím tái: Môi và móng tay của trẻ có thể chuyển sang màu tím hoặc xanh.
  • Mệt mỏi, khó chịu: Trẻ cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc nhiều hơn bình thường.

Cảnh báo khẩn cấp: Nếu trẻ có dấu hiệu khó thở nặng, không thể nói chuyện hoặc ăn uống, cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Đây là những dấu hiệu của cơn suyễn cấp nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Điều trị cấp cứu suyễn trẻ em

Việc điều trị cấp cứu suyễn trẻ em cần thực hiện tích cực và chính xác để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị cơn suyễn từ nhẹ đến trung bình

Cơn suyễn nhẹ

Điều trị ngoại trú:

  • Khí dung salbutamol 2.5 – 5 mg/lần
  • Hoặc MDI salbutamol (2 nhát/lần) mỗi 20 phút x 3 lần nếu cần.

Đánh giá sau 1 giờ:

  • Nhịp thở, mạch
  • Khó thở, sử dụng cơ hô hấp phụ
  • SaO2.

Cơn suyễn trung bình

Điều trị ngoại trú:

  • Khí dung salbutamol 2.5 – 5 mg/lần.
  • Hoặc MDI salbutamol buồng đệm (6-8 nhát/lần).

Đánh giá sau 1 giờ:

  • Nhịp thở, mạch
  • Khó thở, sử dụng cơ hô hấp phụ
  • SaO2.

Nếu người bệnh đáp ứng tốt như: Hết khò khè, không khó thở, SaO2 >= 95% thì sẽ được tiến hành điều trị ngoại trú bằng cách: Tiếp tục MDI salbutamol mỗi 3-4 giờ trong 24 – 48 giờ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa.

Nếu người bệnh đáp ứng không hoàn toàn như thở còn ran rít, khó thở, SaO2 chưa được cải thiện thì sẽ xem xét chỉ định nhập viện:

  • Khí dung salbutamol (2.5 – 5mg/lần).
  • Khí dung Itratropium (250 – 500ug/lần)
  • Prednisolon uống sớm (khi không đáp ứng với 1 lần khí dung salbutamol).

Nếu người bệnh không đáp ứng như: Còn ran rít, khó thở, rút lõm ngực, SaO2 < 92%, PaO2 <70 mmHg, PaCO2 >= 45mmHg, thì cần tiến hành nhập viện:

  • Khí dung salbutamol (2.5 – 5mg/lần).
  • Khí dung Itratropium (250 – 500ug/lần)
  • Prednisolon uống
  • Xem xét trị cơn suyễn nặng.
Loại thuốc xịt được sử dụng để điều trị cấp cứu suyễn trẻ em
Loại thuốc xịt được sử dụng để điều trị cấp cứu suyễn trẻ em

Phác đồ điều trị cắt cơn suyễn nặng/dọa ngưng thở

Trường hợp 1:

Cơn suyễn nặng nhập viện cấp cứu:

  • Tiến hành thở Oxy qua mặt nạ.
  • Khí dung salbutamon (2.5 – 5 mg/lần).
  • KD Ipratropium mỗi 3 lần x 20 phút (đánh giá lại sau mỗi lần phun).
  • Hydrocotison TM.

Đánh giá sau điều trị 1 giờ đồng hồ

  • Nhịp thở, mạch.
  • Khó thở, phải sử dụng cơ hô hấp phụ.
  • SaO2.

Nếu đáp ứng tốt:

  • Tiếp tục truyền Hydrocotison TM.
  • Không khó thở.
  • SaO2 >=95%.

Điều trị ngoại trú:

  • MDI sabutamol mỗi 3-4 giờ trong 24-48 giờ.
  • Prednisolon uống x 3 ngày.
  • Phòng ngừa.

Nếu đáp ứng không tốt:

  • Chuyền hồi sức Hydrocortison TM.
  • Truyền tĩnh mạch Magnesium Suifate.
  • Truyền tĩnh mạch Aminophylin (<1 tuổi)
  • Khí máu.
  • Thêm Truyền tĩnh mạch Salbutamol hoặc Terbutalin.

Trường hợp 2:

Cơn suyễn dọa ngừng thở nhập cấp cứu:

  • Oxy qua mặt nạ.
  • Terbutaline TDD trong vòng 20 phút.
  • Khí dung salbutamol (2,5 – 5mg/lần).
  • KD Ipratropium mỗi 20 phút x 3 lần (đánh giá lại sau mỗi lần phun).

Đánh giá sau điều trị 1 giờ đồng hồ

  • Nhịp thở, mạch.
  • Khó thở, phải sử dụng cơ hô hấp phụ.
  • SaO2.

Nếu đáp ứng tốt:

  • Tiếp tục truyền Hydrocotison TM.
  • Không khó thở.
  • SaO2 >=95%.

Điều trị ngoại trú:

  • MDI sabutamol mỗi 3-4 giờ trong 24-48 giờ.
  • Prednisolon uống x 3 ngày.
  • Phòng ngừa.

Nếu đáp ứng không tốt:

  • Chuyền hồi sức Hydrocortison TM.
  • Tiêm tĩnh mạch Magnesium Suifate.
  • Tiêm tĩnh mạch Aminophylin (<1 tuổi)
  • Khí máu.
  • Thêm tiêm tĩnh mạch Salbutamol hoặc Terbutalin.
Một số loại thuốc được dùng để tiêm tĩnh mạch cho trẻ
Một số loại thuốc được dùng để tiêm tĩnh mạch cho trẻ

Phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh hen suyễn ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tránh cho trẻ tiếp xúc các yếu tố dị nguyên không khí như khói bụi, lông thú cưng, khói thuốc lá, khói xe, ô nhiễm môi trường
  • Cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nơi ở sạch sẽ, ngăn nắp, giặt chăn gối và ga giường thường xuyên.
  • Thường xuyên sát trùng đồ chơi cho trẻ bằng nước sôi và phơi khô ngoài trời nắng.
  • Chất nặng mùi gây kích thích cần được loại bỏ khỏi không gian sống của trẻ.
  • Có chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về phương pháp điều trị cấp cứu suyễn trẻ em. Cha mẹ ngay từ bây giờ hãy chú ý nhiều hơn tới sức khỏe của trẻ để sớm đưa trẻ đi thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan