Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Do đó, bố mẹ nên hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa và cách phòng bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em để giúp con bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em là gì?
Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em được hiểu là bệnh viêm tai do màng nhĩ đóng kín. Điều này khiến các dịch tiết bị ứ đọng trong tai gây cảm giác đau đớn và ảnh hưởng đến thính lực. Dịch tai lúc này có thể là thanh dịch, dịch nhầy hoặc keo. Dựa vào thời gian phát bệnh, chúng ta có thể chia bệnh thành 3 thể như sau:
- Viêm tai giữa ứ dịch cấp tính: Bệnh mới khởi phát, thời gian 3 tuần trở lại
- Viêm tai giữa ứ dịch bán cấp: Bệnh kéo dài từ 3 tuần - 3 tháng
- Viêm tai giữa ứ dịch mãn tính: Thời gian bệnh trên 3 tháng
Dấu hiệu của bệnh viêm tai ứ dịch ở trẻ
Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em có những triệu chứng âm thầm, khó phát hiện. Một số biểu hiện bố mẹ có thể để ý như sau:
- Bé sốt cao, có thể lên tới 39 độ C.
- Trẻ biếng ăn, hay quấy khóc, khó ngủ, trằn trọc và hay dùng tay kéo vành tai.
- Bé không quay đầu lại hướng có âm thanh hoặc giảm thính lực.
- Xuất hiện dịch mủ chảy ra ống tai ngoài. Dấu hiệu này cho thấy màng nhĩ của trẻ đã bị vỡ do phải chịu áp lực quá mức.
- Trẻ có các mảng mủ hoặc dịch đã khô đóng vảy xung quanh tai.
- Khi kéo vành tai hoặc ấn vào vùng tai sẽ khiến trẻ đau nhói.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa ứ dịch. Trong đó có thể kể đến những tác nhân chính dưới đây:
- Cấu tạo cơ thể chưa hoàn thiện
Trong cấu trúc tai trẻ có một đường ống tai nhỏ, được gọi là vòi nhĩ (Eustachian). Vòi nhĩ có chức năng kết nối vùng tai giữa với phần sau của mũi và họng, bên cạnh đó cân bằng áp lực trong tai. Nhưng khi mũi và họng có dịch nhầy, đây sẽ là cơ hội để vi khuẩn phát triển nhanh chóng.
Lúc này, vì vòi nhĩ của trẻ rộng, ngắn lại phát triển theo chiều ngang nên khi mũi và họng tiết dịch nhầy, vi khuẩn có thể dễ dàng bám theo và di chuyển xung quanh khu vực này. Dịch mũi bị mắc kẹt trong khoang tai sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh viêm tai giữa.
- Hệ miễn dịch yếu
Sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ thường yếu. Do đó không có sức chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó, cấu trúc tai chữa hoàn chỉnh, ngắn cũng là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ.
- Tắc vòi nhĩ
Có thể là tắc vòi nhĩ cơ học hoặc tắc vòi nhĩ chức năng. Điều này dẫn đến tình trạng dịch ứ đọng phía sau màng nhĩ.
- Biến chứng của các bệnh lý vùng tai mũi họng
Các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm VA hay viêm xoang… cũng sẽ gây chèn ép, tắc vòi nhĩ cơ học.
Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em không phải là bệnh nan y khó chữa. Nếu được chữa trị đúng phương pháp, bệnh sẽ khỏi sau 1 đến 3 tuần . Còn nếu bố mẹ thờ ơ, chủ quan với bệnh, có thể trẻ sẽ phải chịu một số biến chứng sau đây:
- Trẻ chậm nói, chậm phát triển: Viêm tai giữa ứ dịch khiến thính lực của trẻ bị giảm sút. Việc không nghe rõ sẽ dẫn đến tình trạng bé không nói theo được. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé bị chậm nói, chậm phát triển trí tuệ so với những đứa trẻ bình thường khác.
- Gây mất thính lực lâu dài: Khi tai giữa bị tổn thương, dịch nhầy phía sau màng nhĩ có thể dần hết đi nhưng không biết mất hẳn. Tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương màng nhĩ và chuỗi xương đưa âm thanh. Từ đó dẫn đến việc trẻ mất khả năng nghe và điếc vĩnh viễn.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến não: Viêm tai ứ dịch ở trẻ em có thể gây viêm não, áp xe dưới màng cứng, áp xe não hay viêm màng não… cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
- Gây áp xe tai: Những khối u đầy mủ có thể khiến bé đau đớn ở tai và khu vực xung quanh. Nếu trở nặng có thể khiến bé bị áp xe tai rất nguy hiểm. Thông thường, áp xe tai có thể tự lành nhưng để đảm bảo an toàn cho con, mẹ nên đưa trẻ đến cơ quan y tế để chích mủ, tránh nhiễm trùng.
- Nguy cơ thủng màng nhĩ: Tình trạng dịch nhầy và mủ tích tụ bên trong tai giữa và gây áp lực lên màng nhĩ mà không thể thoát ra ngoài. Lúc này, các ổ mủ sẽ phải tự rách ra để chảy mủ ra ngoài. Điều này khiến trẻ đau tai dữ dội và chịu nguy cơ thủng màng nhĩ ngày càng cao.
- Viêm tai giữa có yếu tố lây lan: Nếu tình trạng viêm tai giữa bị nhiễm trùng không được điều trị kịp thời thì rất có thể những ổ viêm nhiễm sẽ lây sang những bộ phận liên quan. Loại nhiễm trùng này được gọi là Mastoiditis, cực nguy hiểm với sức khỏe trẻ.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Hỏi bệnh sử: Tìm hiểu các triệu chứng như giảm thính lực, cảm giác đầy tai, tiền sử viêm tai giữa hoặc bệnh hô hấp.
- Khám lâm sàng: Soi tai bằng đèn soi tai để quan sát màng nhĩ (lõm, giảm di động, thay đổi màu sắc), khám họng và mũi.
- Đo nhĩ lượng: Đánh giá chức năng tai giữa bằng cách đo áp suất và độ đàn hồi màng nhĩ.
- Đo thính lực: Kiểm tra mức độ giảm thính lực.
- Các xét nghiệm khác: Nội soi tai, chụp X-quang, CT scan (nếu cần).
Cần phân biệt viêm tai giữa ứ dịch với viêm tai giữa cấp, tắc ráy tai và giảm thính lực tiếp nhận. Chẩn đoán sớm giúp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng về thính lực và ngôn ngữ.
Đối tượng trẻ dễ bị viêm tai giữa ứ dịch
Viêm tai giữa ứ dịch có xu hướng ảnh hưởng phổ biến đến trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Yếu tố nguy cơ chính là do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện, đi kèm với cấu trúc vòi nhĩ (Eustachian tube) ngắn và nằm ngang, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch nhầy tích tụ trong tai giữa.
Ngoài ra, tình trạng viêm VA (viêm mũi họng) hoặc amidan quá phát cũng có thể gây tắc nghẽn vòi nhĩ, dẫn đến viêm tai giữa ứ dịch.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em bao gồm:
- Tiền sử viêm tai giữa cấp tái phát nhiều lần.
- Mắc các bệnh lý đường hô hấp trên mãn tính như viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
- Tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá.
- Trẻ đi nhà trẻ, tiếp xúc với nhiều trẻ khác.
- Các dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt như hở hàm ếch.
Cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ nhỏ
Để bảo vệ sức khỏe cho con, cha mẹ nên thực hiện một số phương pháp phòng tránh bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ như sau:
- Không nên lạm dụng việc bơm, rửa mũi cho bé bằng dung dịch muối biển rồi bắt trẻ xì mũi. Động tác này có thể khiến dịch trong hốc mũi đi vào khu vực tai giữa, từ đó tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, việc bơm rửa thường xuyên cũng khiến lớp thảm nhầy trên niêm mạc mũi bị tổn thương, gián tiếp gây nên tình trạng viêm tai.
- Trong 6 tháng đầu, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Đây là nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt nhất cho con, giúp trẻ chống lại vi khuẩn, vi rút.
- Hạn chế để trẻ nằm ngửa. Đặc biệt, mẹ không nên cho con uống sữa hoặc nước khi nằm ngửa.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đảm bảo khu vực ăn ngủ, sinh hoạt của trẻ luôn được sạch sẽ.
- Không để bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi và đặc biệt là thuốc lá.
- Bổ sung cho con các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó thực hiện kiêng khem nghiêm ngặt trong thời gian trẻ đang điều trị bệnh, tránh xa các thực phẩm như thực phẩm khô cứng, nhiều đường, thực phẩm tạo mủ...
- Thực hiện tiêm vacxin đầy đủ để bảo vệ sức khỏe cho con. Đặc biệt là những vacxin về cúm, phổi, đường hô hấp nói chung.
- Khi con mắc bệnh về đường hô hấp trong thời gian dài, bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ để thăm khám và điều trị dứt điểm. Tránh tình trạng bệnh kéo dài tạo điều kiện cho bệnh viêm tai giữa hình thành.
Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?
- Giảm thính lực: Đây là triệu chứng thường gặp nhất của OME. Trẻ có thể không phản ứng với âm thanh, nói lớn hơn bình thường, hay hỏi lại nhiều lần.
- Chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ: Do giảm thính lực, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc học nói và phát triển ngôn ngữ.
- Thường xuyên bị viêm tai giữa cấp: Nếu trẻ thường xuyên bị viêm tai giữa cấp (AOM), có thể là dấu hiệu của OME tiềm ẩn.
- Cảm giác đầy tai, ù tai: Trẻ có thể than phiền về cảm giác khó chịu trong tai, ù tai hoặc có tiếng lạo xạo trong tai.
- Chảy dịch tai: Đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ đã bị thủng do áp lực của dịch ứ đọng.
- Các triệu chứng khác: Sốt, đau tai, quấy khóc, khó ngủ, kém ăn.
Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ
Viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ hoàn toàn có thể chữa dứt điểm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng của bé, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường được sử dụng để chữa bệnh lý này.
Điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em bằng phương pháp Tây y
Tây y là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc chữa bệnh viêm tai giữa ứ dịch nói riêng và các bệnh lý khác nói chung. Trong Tây y, chúng ta có thể sử dụng những các phương pháp như sau:
Sử dụng thuốc uống
Nếu tình trạng bệnh của trẻ đang trong giai đoạn sung huyết, bác sĩ sẽ chỉ định chữa trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân. Những thuốc kháng sinh thường dùng có thể kể đến như:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc như Paracetamol hoặc Ibuprofen
- Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Azithromycin, Augmentin các Cephalosporin thế hệ I, II, III.
- Thuống kháng viêm: NSAIDs, corticoid. Thông thường, sau thời gian sử dụng 2 đến 5 ngày, các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
- Trường hợp trẻ đã rách màng nhĩ, bác sĩ có thể kể đơn thuốc nhỏ tai có kháng sinh và hydrocortisone để giúp ống tai lành nhanh hơn.
- Thuốc nhỏ có tác dụng tiêu viêm: Thuốc cortiphenicol, polydexa… giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Đặt ống thông màng nhĩ
Đặt ống thông màng nhĩ cũng là một trong những phương pháp trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ hiệu quả. Tuy vậy ở nước ta, cách này vẫn chưa quá phổ biến.
Về cơ bản, thủ thuật đặt ống thông màng nhĩ sẽ giúp trẻ dẫn lưu dịch ra ngoài bằng cách đặt một ống thông nhỏ giữa tai trong và tai ngoài, tạo ra một lỗ thủng bằng hạt gạo. Sau 6 tháng, ống sẽ tự rớt, màng nhĩ cũng sẽ được liền lại nhanh chóng.
Phương pháp thổi bóng bơm vòi nhĩ Otovent
Thổi bóng otovent thường được áp dụng cho trẻ lớn. Với cách này, người ta sẽ dùng một quả bóng nhỏ và cho trẻ thổi nó bằng mũi. Khi thổi, bóng otovent sẽ tạo ra một lực làm mở vòi nhĩ khiến các dịch ứ đọng trong tai thoát ra theo đường mũi.
Phương pháp này giúp trẻ cải thiện triệu chứng bệnh tự nhiên, an toàn. Tuy vậy, biện pháp này mới phổ biến ở một số nước phương Tây.
Phẫu thuật V.A
Nếu trẻ mắc viêm mô bạch huyết, bác sĩ có thể sẽ thực hiện cắt bỏ các mô này. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt bỏ V.A sẽ hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
Tây y điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em bằng thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau giúp kiểm soát triệu chứng nhanh chóng và ngăn ngừa biến chứng.
Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh có thể gây kháng thuốc và ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Một số thuốc còn gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng.
Điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em bằng phương pháp Đông y
Điều trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ nhỏ bằng phương pháp Đông y được nhiều người tin tưởng, áp dụng bởi tính an toàn. Tuy vậy, nó thường được sử dụng ở trẻ lớn. Trẻ sơ sinh hoặc dưới 6 tháng tuổi thì không nên áp dụng.
Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa ứ dịch chủ yếu là do thể trạng yếu, kèm theo đó là tình trạng ngưng trệ khí huyết, phong độc. Vì vậy, các bài thuốc Đông y thường sử dụng các dược liệu từ thiên nhiên, lành tính để giải độc, trị tận gốc bệnh và bồi dưỡng sức khỏe.
Một số dược liệu thiên nhiên thường được sử dụng trong Đông y để trị bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ như: chi tử, thảo sài hồ, hoàng cầm, ý dĩ, đan bì, cam thảo, nhân sâm, kim ngân hoa, mộc thông bồ công anh… Theo đó, tùy theo độ tuổi và thể trạng người bệnh, thầy thuốc sẽ kê đơn phù hợp, an toàn và hiệu quả.
Hiện nay, tình trạng thuốc Đông y giả trên thị trường diễn biến rất phức tạp. Do đó cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở lớn, uy tín để thăm khám và bốc thuốc.
Điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em bằng Đông y an toàn, ít tác dụng phụ, phù hợp với cơ địa trẻ và có khả năng nâng cao sức đề kháng, giảm tái phát.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi thời gian điều trị dài, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa từng trẻ và cần thầy thuốc có chuyên môn.
Mẹo dân gian chữa bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em
Bên cạnh Đông y và Tây y, nhiều người cũng truyền tai nhau mẹo chữa viêm tai giữa ứ dịch hiệu quả. Bạn có thể tham khảo những bài thuốc mà Tapchidongy.org tổng hợp dưới đây:
Trị viêm tai ứ dịch ở trẻ bằng cây sống đời
Theo y học cổ truyền, lá sống đời có vị chua, hơi chát. Nó có tác dụng giải độc gan, làm mát gan, tiêu trừ phù thũng và đẩy lùi triệu chứng bệnh viêm tai giữa ứ dịch vô cùng hiệu quả, an toàn.
Bên cạnh đó, lá sống đời còn có các chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu viêm. Do đó, nó được dùng để ngăn ngừa các triệu chứng của viêm tai giữa ứ dịch như chảy mủ, đau nhức tai rất hiệu quả.
Cách dùng bài thuốc từ lá sống đời cũng rất đơn giản như sau:
- Trước tiên, bạn chuẩn bị 3 đến 5 lá sống đời còn tươi, đem rửa sạch.
- Sau đó giã nát những lá này, lọc lấy nước cốt nhỏ vào tai trẻ.
- Mỗi lần 1 đến 2 giọt, ngày 3 lần. Bạn cứ thực hiện như vậy trong 1 tuần, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Sử dụng rau diếp cá trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em
Rau diếp cá cũng là một trong những nguyên liệu quen thuộc để chữa bệnh viêm tai giữa. Phương pháp chữa viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ bằng lá diếp cá được thực hiện như sau:
- Trước tiên, bạn cần chuẩn bị: 20g lá diếp cá khô, 10g táo đỏ.
- Sau đó bạn đem hai nguyên liệu này sắc với nước rồi cho trẻ uống.
- Ngày bạn cho bé uống 3 lần và uống khi thuốc còn ấm là tốt nhất.
- Nếu trẻ không chịu uống, bạn có thể dùng lá diếp cá tươi giã nát, lọc lấy nước rồi nhỏ vào tai.
- Mỗi lần bạn nhỏ vào tai trẻ từ 1 - 3 giọt, ngày 3 lần là được.
Khi áp dụng các phương pháp chữa bệnh, bạn vẫn cần theo dõi phản ứng và tình trạng cơ thể trẻ. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa con đến cơ quan y tế để được xử lý kịp thời.
Mẹo dân gian điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em có ưu điểm là an toàn, dễ thực hiện và chi phí thấp, giúp giảm triệu chứng khó chịu.
Tuy nhiên, hiệu quả chưa được kiểm chứng đầy đủ, có thể gây dị ứng, không phù hợp với mọi trường hợp và có thể làm chậm trễ điều trị chính thống.
Dược liệu hỗ trợ trị viêm tai giữa
Thế giới dược liệu phong phú mang đến nhiều lựa chọn cho việc hỗ trợ điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em. Các dược liệu này thường có nguồn gốc từ động - thực vật hoặc khoáng vật, đồng thời chứa các hoạt chất có khả năng tác động tích cực đến quá trình viêm nhiễm và phục hồi chức năng tai giữa.
Công dụng điển hình của các dược liệu:
- Kháng viêm, giảm đau giúp giảm sưng, đau và khó chịu ở tai.
- Kháng khuẩn, kháng virus ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus, giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng tai giữa.
- Tăng cường miễn dịch giúp cơ thể trẻ có kháng thể chống lại các tác nhân gây hại.
- Làm loãng dịch nhầy, giúp giảm ứ dịch trong tai giữa và cải thiện chức năng vòi nhĩ.
- An thần, trấn tĩnh giúp trẻ thư giãn, giảm căng thẳng và khó chịu do đau tai.
Cụ thể một số dược liệu như: Hoàng cầm, liên kiều, xa tiền tử, phục linh, trạch tả, bạch truật, hoàng kỳ, đương quy, xuyên khung, đào nhân, kim ngân hoa, liên kiều, sài đất,...
Việc sử dụng dược liệu hỗ trợ điều trị viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em là một phương pháp tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần thận trọng và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em hoàn toàn có thể chữa dứt điểm. Do đó khi thấy con có những biểu hiện bất thường, cha mẹ nên đưa bé đến có quan y tế chuyên môn để được thăm khám và điều trị nếu có bệnh. Ngoài ra, hãy thực hiện những phương pháp phòng tránh bệnh để giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.
Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.
Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.
So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính.
Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.
- Sử dụng thuốc Tây
- Cách điều trị tại nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!