Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm xoang với các triệu chứng dai dẳng, khó điều trị và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc điều trị viêm xoang mạn tính đúng cách giúp hạn chế nguy cơ biến chứng và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Chẩn đoán viêm xoang mạn tính

Viêm xoang mạn tính hay còn gọi là viêm mũi xoang mãn tính là tình trạng các xoang quanh mũi bị viêm và phù nề kéo dài từ 12 tuần trở lên. Để chẩn đoán tình trạng này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh và tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán như sau:

  • Nội soi mũi là kỹ thuật đưa ống nội soi dài và mềm có gắn đèn vào mũi để quan sát rõ các hốc xoang trong mũi.
  • Tiến hành chụp CT hoặc MRI để có những hình ảnh chi tiết các xoang và mũi, thông qua hình ảnh có thể xác định được lớp viêm hoặc tình trạng tắc nghẽn dịch nhầy trong hốc xoang.
  • Các bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra dị ứng khi nghi ngờ nguyên nhân gây viêm xoang do dị ứng. Phương pháp xét nghiệm dị ứng da được áp dụng trong trường hợp này.
  • Cấy mũi xoang để xác định nguyên nhân gây viêm xoang do nấm hay vi trùng gây ra.
Viêm xoang mãn tính là tình trạng các xoang quanh mũi bị viêm và phù nề kéo dài từ 12 tuần trở lên
Viêm xoang mãn tính là tình trạng các xoang quanh mũi bị viêm và phù nề kéo dài từ 12 tuần trở lên

Việc chẩn đoán bệnh là rất cần thiết giúp việc điều trị viêm xoang mạn tính mang lại hiệu quả tốt hơn.

Phác đồ điều trị viêm xoang mạn tính theo Tây y

Để có được phác đồ điều trị viêm xoang mạn tính bằng Tây y, các bác sĩ sẽ dựa trên chẩn đoán, nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, nếu tình trạng viêm xoang xuất phát từ dị ứng, người bệnh có thể được chỉ định liệu pháp miễn dịch để điều trị bệnh.

Với các nguyên nhân khác, người bệnh được điều trị dựa trên phác đồ dùng thuốc hoặc chỉ định phẫu thuật cụ thể như sau:

Điều trị bằng thuốc Tây

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. Các loại thuốc kháng sinh hay được sử dụng là: Erythromycin, Roxithromycin, Clarithromycin…
  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau được sử dụng cho người bị viêm xoang mạn tính để giảm cảm giác đau đớn, khó chịu là Aspirin hoặc Ibuprofen. Các loại thuốc này hoạt động trên nguyên tắc ức chế tín hiệu đau đến não.
  • Thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có thể sử dụng ở cả dạng xịt và dạng uống để thông xoang, giảm bít tắc lỗ thông xoang.
  • Các loại thuốc xịt mũi: Một số thuốc thường sử dụng là Pseudoephedrine, Naphazoline và Phenylephrine. Hoặc có thể sử dụng thuốc thông mũi và miệng OTC là Sudafed Acrifed.
  • Nhóm thuốc chống phù nề bằng corticoid: Giúp làm giảm phù nề tại chỗ giúp kích thích dẫn lưu xoang để giảm sưng, viêm và giảm đau cho người bệnh.

Việc sử dụng thuốc chữa viêm xoang mạn tính phải dựa trên chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng và tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian điều trị theo yêu cầu.

Điều trị viêm xoang mạn tính bằng kháng sinh
Điều trị viêm xoang mạn tính bằng kháng sinh

Phẫu thuật

Khi điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả hoặc bệnh viêm xoang xảy ra do các nguyên nhân từ cấu trúc mũi…, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị triệt để viêm xoang.

Phương pháp mổ nội soi xoang hoặc nạo xoang là các phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Khi can thiệp ngoại khoa, người bệnh có thể phục hồi chức năng sinh lý xoang nhanh chóng nhưng có thể làm tăng nguy cơ suy giảm miễn dịch cơ thể.

Vì thế, người bệnh dễ gặp phải các rủi ro trong và sau quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, viêm xoang vẫn có thể tái phát nếu không có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tốt nhất.

Hiệu quả điều trị viêm xoang mãn tính theo Tây y phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nặng của bệnh, loại thuốc sử dụng, đáp ứng của từng bệnh nhân… Thông thường, thuốc Tây y có thể kiểm soát tốt các triệu chứng viêm xoang trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm và ngăn ngừa tái phát, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như vệ sinh mũi xoang, tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, tăng cường sức đề kháng…

Điều trị viêm xoang mạn tính bằng Đông y

Theo quan điểm của Đông y, tình trạng viêm xoang xuất phát do hư ở tạng thận và phế, yếu ở tỳ vị dẫn tới khí huyết không lưu thông, dịch sẽ bị tràn lên mũi gây ứ đọng dẫn đến viêm xoang.

Bên cạnh đó, căn nguyên của bệnh xuất phát từ phế khí hư tổn cùng với tình trạng phong hàn, thấp nhiệt hoặc nhiệt độc tích tụ trong cơ thể. Người bệnh có triệu chứng đau nhức mặt, chảy dịch mũi có mùi hôi và mất khứu giác lâu ngày.

Chính vì thế, nguyên tắc điều trị của Đông y là điều trị căn nguyên gây bệnh, dùng phép thanh nhiệt, giải độc để điều trị. Một số bài thuốc Đông y hiệu quả, được áp dụng nhiều trong điều trị viêm xoang mạn tính có thể kể đến như sau:

  • Bài thuốc Ích khí tổng minh thang

Giúp trị chứng chảy dịch mũi có mủ.

Tên bài thuốc Tên thành phần Thành phần hóa học Công dụng
Ích Khí Tổng Minh Thang Hoàng kỳ Astragaloside IV, flavonoid Nâng cao hệ miễn dịch, bổ khí, chống viêm
Cát cánh Platycodin D Long đờm, giảm ho, kháng viêm
Mạnh kinh tử Menisperine Giảm đau, chống viêm
Nhân sâm Ginsenoside Tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi
Hoàng liên Berberin Kháng khuẩn, chống viêm
Thăng ma Nâng cao dương khí, giảm phù nề
Bạch thược Paeoniflorin Giảm đau, chống co thắt
Thạch xương bồ Flavonoid, coumarin Lợi niệu, tiêu viêm

  • Bài thuốc Lục thần tán

Giúp đẩy lùi tà khí, bổ thận âm hiệu quả.

Tên bài thuốc Tên thành phần Thành phần hóa học Công dụng
Lục Thần Tán Nhân sâm Ginsenoside Tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi
Phục linh Polysacarit Lợi tiểu, tiêu phù, tăng cường miễn dịch
Cam thảo Glycyrrhizin Giảm ho, long đờm, chống viêm
Bạch truật Atractylodin Kiện tỳ, giảm viêm
Biển đậu saponin Tiêu đờm, giảm ho
Hoàng cầm baicalin Kháng khuẩn, chống viêm
Hoàng kỳ Astragaloside IV, flavonoid Bổ khí, nâng cao hệ miễn dịch, chống viêm
Bối mẫu Friedeline Giảm ho, long đờm
Hạnh nhân Amygdalin

Cách sắc thuốc:

  1. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, đổ 1 lít nước.
  2. Sắc nhỏ lửa trong 30 phút.
  3. Một lần sắc thuốc uống chia ra 2-3 lần uống/ngày.

Các bài thuốc Đông Y sẽ đi chữa từ căn nguyên của bệnh, thời gian phát huy hiệu quả của thuốc thường dài, nhưng sẽ ít gây tác dụng phụ và an toàn.

Lưu ý: Với mỗi một bệnh nhân sẽ có cách điều trị và liều lượng khác nhau, dẫn đến kết quả đem lại cũng sẽ khác nhau. Vậy nên bạn cần đến thăm khám để xác định được bài thuốc phù hợp nhất

Mẹo dân gian trị viêm xoang mạn tính

Bên cạnh việc áp dụng phác đồ điều trị Tây hoặc các bài thuốc Đông y, một số bài thuốc dân gian điều trị bệnh viêm xoang mạn tính cũng được sử dụng phổ biến:

Rượu tỏi

Công dụng:

  • Kháng khuẩn, kháng virus: Allicin trong tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm xoang.
  • Chống viêm: Các hợp chất sulfur hữu cơ giúp giảm viêm nhiễm trong xoang.
  • Tăng cường miễn dịch: Vitamin C, selen và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
  • Giảm đau: Tỏi có thể giúp giảm đau nhức do viêm xoang.

Có thể sử dụng rượu tỏi trị viêm xoang bằng cách:

  • Chuẩn bị 50gr tỏi thái lát mỏng ngâm với 300ml rượu trắng.
  • Ngâm khoảng 2 đến 5 ngày ở nơi thoáng mát là có thể sử dụng.
  • Người bệnh dùng rượu tỏi thoa trực tiếp lên mũi.
  • Thực hiện liên tục trong khoảng 5 đến 10 ngày để có hiệu quả tốt.

Dùng râu ngô và đương quy

Công dụng:

  • Râu ngô:
    • Lợi tiểu, giảm phù nề: Giúp giảm sưng viêm niêm mạc xoang.
    • Kháng khuẩn, chống viêm: Các flavonoid và saponin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
  • Đương quy:
    • Cải thiện tuần hoàn máu: Giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng xoang, giảm tắc nghẽn.
    • Giảm đau, chống viêm: Các coumarin và tinh dầu có tác dụng giảm đau, chống viêm.

Cách thực hiện: Bạn chỉ cần chuẩn bị đương quy và râu ngô nấu nước uống hàng ngày sẽ giúp điều trị viêm xoang mạn tính.

Dùng lá lốt trị viêm xoang:

Lá lốt cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và làm sạch rất tốt.

Công dụng:

  • Kháng khuẩn, kháng viêm: Tinh dầu và các hợp chất phenol có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
  • Giảm đau: Các hoạt chất trong lá lốt có tác dụng giảm đau nhức do viêm xoang.
  • Làm ấm, thông mũi: Lá lốt có tính ấm, giúp làm ấm và thông thoáng đường thở.

Cách thực hiện: Sử dụng từ 20 đến 25 lá lốt, đun sôi và lấy nước để xông hơi khoảng 5 đến 10 phút giúp giảm mệt mỏi và dễ thở hơn.

Dùng lá lốt
Dùng lá lốt

Sử dụng hoa ngũ sắc

Công dụng:

  • Tinh dầu: Chứa các thành phần như cadinen, caryophyllen, geratocromen… có tác dụng chống viêm, chống phù nề, kháng khuẩn.
  • Flavonoid: Có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.
  • Coumarin: Có tác dụng chống viêm, chống dị ứng.

Người bệnh có thể chọn những cây ngũ sắc tươi và ngâm với nước muối. Giã nhuyễn một nắm cây ngũ sắc và lọc lấy nước cốt.

Sử dụng tăm bông để thấm hỗn hợp sau đó thoa đều lên mũi. Áp dụng bài thuốc này liên tục trong 3 đến 5 ngày để giảm các triệu chứng viêm xoang.

Những lưu ý khi điều trị viêm xoang mạn tính

  • Khi có triệu chứng bệnh viêm xoang, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị.
  • Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị.
  • Nếu muốn kết hợp nhiều phương pháp điều trị viêm xoang, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Cần chú trọng đến việc tăng cường sức đề kháng sau khi điều trị bệnh.
  • Cần hạn chế tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và chú trọng sức khỏe trong giai đoạn chuyển mùa.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh những nơi có khói thuốc, bụi bẩn và chất độc hại.
  • Không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây dị ứng.
  • Có thể sử dụng máy tạo ẩm khi trời hanh khô.
  • Cần rửa mũi và súc họng đúng cách bằng nước muối sinh lý hàng ngày để làm sạch và diệt khuẩn vùng mũi và họng.

Điều trị viêm xoang mạn tính là quá trình dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Sau khi điều trị, người bệnh cần hết sức chú trọng đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày để chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa bệnh tái phát.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan