Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu của thai kỳ) là giai đoạn thai nhi mới hình thành, chưa ổn định và vô cùng nhạy cảm. Cơ thể của mẹ sẽ có nhiều thay đổi, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, suy giảm sức đề kháng. Vậy bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu có nguy hiểm không và cách khắc phục như thế nào? Nội dung bài viết này sẽ giúp thai phụ vượt qua chứng mất ngủ để có thai kỳ khỏe mạnh.

Nhiều bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do ốm nghén
Nhiều bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do ốm nghén

Nguyên nhân bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu

Ngay khi thai nhi được hình thành, cơ thể mẹ đã có những “tín hiệu” phản hồi, các hormone thay đổi mạnh mẽ và biểu hiện ra ngoài qua những dấu hiệu: ốm nghén, đi tiểu nhiều lần, nổi mụn, thèm ăn, căng cứng bầu ngực, mỏi người, đau bụng, mất ngủ… Tuy nhiên những thay đổi đột ngột của cơ thể để sẵn sàng cho hành trình hơn 9 tháng nuôi dưỡng thai nhi có thể khiến bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu, xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản dưới đây.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do ốm nghén

Hầu hết các mẹ bầu khi mang thai đều phải trải qua giai đoạn ốm nghén (nặng hoặc nhẹ tùy thể trạng mỗi người), nhất là trong 3 tháng đầu thai kì. Bởi lúc này, hormone HCG trong cơ thể mẹ được sản sinh và tăng trưởng nhanh chóng, gây ra các dấu hiệu buồn nôn, nhạy cảm với mùi, mệt mỏi, chán ăn…

Tuy hiện tượng ốm nghén không gây hại cho thai nhi nhưng làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, là nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu.

Mất ngủ khi mang thai tháng đầu do tiểu nhiều lần vào buổi tối

Để tạo không gian phát triển cho thai nhi, kích thước dạ con của bà bầu sẽ có xu hướng ngày càng lớn, chèn ép bàng quang. Đồng thời, trong thai kì, thận cũng phải hoạt động với công suất lớn hơn, thậm chí gấp đôi bình thường, gây gia tăng hàm lượng ure, kích thích quá trình sản sinh nước tiểu. Vì vậy, các mẹ bầu sẽ phải thường xuyên đi tiểu vào ban đêm, thậm chí là khi đang ngủ ngon giấc, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.

Bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu do đau mỏi cơ thể, khó thở

Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu mang thai với hiện tượng chuẩn bị đến kì kinh, bởi triệu chứng mỏi cơ và đau bụng dưới (do thai đang trong giai đoạn làm tổ). Những cơn đau mỏi này cũng có thể là nguyên nhân khiến me bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu.

Trong giai đoạn đầu, bà bầu có thể cảm thấy việc hô hấp khó khăn hơn do cơ hoành bị chèn ép bởi dạ con. Mẹ bầu cần thở nhiều và sâu hơn, khiến chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng.

Đau mỏi cơ thể là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu
Đau mỏi cơ thể là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu

Một số nguyên nhân khác khiến mang thai 3 tháng đầu bị mất ngủ

Để đảm bảo bơm máu nuôi thai nhi, tim phải tăng công suất hoạt động, nhịp tim tăng cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến mất ngủ khi mang thai tháng đầu.

Mẹ bầu thường gặp các vấn đề về tiêu hóa khi mang thai như ợ nóng, táo bón, khó tiêu… bởi tình trạng thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn và không gian của dạ dày bị thu hẹp. Do đó, ăn quá no cũng khiến bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu.

Mang thai bên cạnh niềm vui vì được làm mẹ cũng tạo ra nhiều áp lực, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới phát hiện sự hình thành của thai nhi. Hiện tượng hưng phấn hoặc lo lắng, căng thẳng (về sự phát triển của thai nhi, công việc, tài chính…) dễ khiến mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu.

Mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mất ngủ không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thải nhi. Tuy nhiên, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai – đối tượng đang cần tăng cường sức khỏe để nuôi dưỡng thai nhi. Mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu (thường xuyên có thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày, hay thức dậy giữa đêm, mộng mị nhiều…) sẽ làm gia tăng cao nguy cơ trầm cảm và rối loạn huyết áp.

Mất ngủ khiến tinh thần mẹ căng thẳng, lo lắng sản sinh hormone không có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mẹ suy nhược, mệt mỏi ảnh hưởng đến thai nhi. Thậm chí, hiện tượng này kéo dài và ngày càng nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi (thai nhi bị nhẹ cân, khó nuôi, tăng nguy cơ dị tật…).

Nhiều trường hợp mẹ bị mất ngủ trong quá trình mang thai gây khó sinh, phải sinh mổ và kéo dài thời gian sinh. Vì vậy, khi có biểu hiện mất ngủ, khó ngủ kéo dài và nghiêm trọng, mẹ bầu thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp cải thiện tình trạng này.

Chẩn đoán

Mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ thường được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và khai thác tiền sử bệnh. Bác sĩ sẽ hỏi về:

  • Thời gian và mức độ mất ngủ: Bạn khó đi vào giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, hay dậy sớm và không thể ngủ lại? Tình trạng này kéo dài bao lâu và ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của bạn?
  • Các triệu chứng khác: Bạn có gặp phải các triệu chứng khác như mệt mỏi, cáu gắt, khó tập trung, lo âu, hay trầm cảm không?
  • Tiền sử bệnh: Bạn có tiền sử mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, hoặc các bệnh lý khác không?
  • Lối sống và thói quen: Bạn có thường xuyên sử dụng các chất kích thích như caffeine hay nicotine không? Bạn có thói quen ngủ nghỉ đều đặn không?

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn ghi nhật ký giấc ngủ để theo dõi chi tiết về tình trạng mất ngủ của mình. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân bệnh lý khác gây mất ngủ.

Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân mất ngủ là bước quan trọng để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mất ngủ trong 3 tháng đầu thai kỳ, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

Cách điều trị cho bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu

3 tháng đầu thường là giai đoạn khó khăn đối với những bà bầu. Vì vậy, để cải thiện các tình trạng ốm nghén, mất ngủ, tăng cường sức khỏe, mẹ bầu không nên dùng thuốc mà cần thay đổi thói quen sinh hoạt và áp dụng những biện pháp dưới đây.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Bước vào giai đoạn mang thai, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là mẹ bầu được khuyến khích ăn càng nhiều càng tốt, ăn cho hai người… Bởi điều này dễ gây tăng cân, béo phì, tiểu đường thai kì và gia tăng các triệu chứng khó tiêu. Thay vào đó, các bà bầu nên tìm hiểu một chế độ dinh dưỡng phù hợp với thể trạng cơ thể (tùy mức cân nặng cần tăng trong thai kì) và bệnh lý nền của bản thân.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu nên cải thiện chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu nên cải thiện chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên ưu tiên nguồn thực phẩm giàu axit forlic và vitamin B trong những tháng đầu, ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu có thể dễ dàng tìm thấy các thực phẩm tốt cho sức khỏe như: rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, nho khô…

Để hỗ trợ hệ tiêu hóa vốn đang bị “chèn ép”, bên cạnh ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu, rau xanh, mẹ bầu cần chú ý chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ (5 – 6 bữa mỗi ngày), ăn chậm và tránh ăn quá muộn vào buổi tối. Ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa phần nào, giảm cảm giác đầy bụng, ợ nóng hay khó chịu.

Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường (dễ gây tiểu đường thai kì) và các đồ uống có chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà… Thường xuyên sử dụng chất kích thích không chỉ gây mất ngủ mà còn gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

Vận động nhẹ nhàng giúp khắc phục tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu

3 tháng đầu là giai đoạn mẹ bầu cần giữ gìn, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn cần tuyệt đối ngồi im ở một chỗ. Đối với những mẹ bầu có thể trạng cơ thể bình thường, không bị khuyến cáo phải “treo chân” để giữ thai, bạn cần duy trì vận động phù hợp để tăng cường lưu thông khí huyết và sức khỏe, giảm căng thẳng.

Thường xuyên vận động nhẹ nhàng sẽ giúp các bà bầu hạn chế tình trạng mất ngủ 3 tháng đầu và cải thiện phần nào các triệu chứng về tiêu hóa. Mẹ bầu có thể dành thời gian 30 phút mỗi tối để đi bộ nhẹ nhàng, tập thiền hoặc các bài yoga dành cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu. Các bà bầu thường xuyên vận động sẽ đảm bảo nền tảng sức khỏe tốt, dễ dàng hơn khi sinh thường.

Tập yoga mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai, khắc phục tình trạng khó thở và mất ngủ
Tập yoga mỗi ngày giúp cơ thể dẻo dai, khắc phục tình trạng khó thở và mất ngủ

Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp

Về cơ bản, mẹ bầu ở giai đoạn đầu mang thai có thể nằm ngủ thoải mái, không chịu quá nhiều gò bó. Tuy nhiên, tư thế ngủ tốt nhất được các bác sĩ sản khoa khuyến cáo là nằm nghiêng bên trái và gác chân lên cao. Tư thế nằm nghiêng trái sẽ tăng cường máu lên tim, giúp thai nhi cảm thấy dễ chịu hơn ở trong bụng mẹ và cải thiện tình trạng mất ngủ do khó thở hay nhịp tim tăng cao.

Phân bổ thời gian ngủ trong ngày hợp lý

Một trong những biểu hiện ốm nghén ở phụ nữ giai đoạn đầu thai kì là nghén ngủ. Mẹ bầu thường xuyên rơi vào những cơn buồn ngủ kéo dài, mất tập trung trong công việc vào ban ngày do hormone progesterone trong cơ thể gia tăng.

Để đối phó với tình trạng này, bạn có thể để cơ thể mình được nghỉ ngơi, thư giãn thông qua các giấc ngủ trưa. Một giấc ngủ khoảng 30 – 60 phút vào buổi trưa sẽ giúp giảm các triệu chứng ốm nghén, tái tạo sức lao động. Tuy nhiên, lạm dụng giấc ngủ ban ngày cũng có thể gây hiện tượng bị khó ngủ, mất ngủ ở bà bầu vào ban đêm. Vì vậy, bạn cần tập thói quen ngủ trưa đúng giờ và không kéo dài quá 60 phút.

Ngâm chân nước ấm giúp giảm tình trạng bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu

Thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ không chỉ giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giữ ấm bàn chân vào mùa lạnh mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể và giảm mệt mỏi. Mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu nên chịu khó ngâm chân bằng nước muối ấm pha với gừng hoặc các loại thảo dược trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để điều trị tình trạng mất ngủ.

Cải thiện không gian ngủ

Bên cạnh các yếu tố chủ quan, bà bầu cũng nên lưu ý các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến giấc ngủ, xuất phát từ không gian phòng ngủ, như: ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn… Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, cơ thể phụ nữ có thể cảm thấy lạnh hoặc nóng hơn bình thường, vì vậy, cần điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp hoặc ưu tiên sử dụng thêm các loại tinh dầu có mùi hương dễ chịu, không ảnh hưởng đến thai nhi.

Thực phẩm cải thiện giấc ngủ cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Ngoài việc thay đổi các thói quen sinh hoạt, tăng cường vận động và cải thiện không gian ngủ, bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu có thể tìm đến các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thay thế thực phẩm chức năng, điều trị chứng mất ngủ.

Trứng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bữa ăn nhẹ bằng trứng (bữa sáng hoặc bữa phụ buổi chiều) sẽ giúp cung cấp một lượng lớn protein, ngăn ngừa hiện tượng giật mình hay mộng mị, từ đó cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Vì vậy thực phẩm giàu năng lượng này luôn được nằm trong danh sách ưu tiên sử dụng đối với các mẹ bầu mang thai.

Trứng là loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu
Trứng là loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu

Chuối

Đây là một loại quả giàu chất dinh dưỡng và hàm lượng lớn magie, có tác dụng an thần, hỗ trợ hệ tiêu hóa (khắc phục hiện tượng táo bón) và giảm căng thẳng. Mẹ bầu bị khó ngủ ăn chuối sẽ giúp tăng cường sản sinh serotonin – hormone kích thích cơn buồn ngủ đến nhanh, giúp dễ ngủ và sâu giấc hơn.

Sữa tươi

Thay vì các loại thức uống chứa nhiều chất kích thích gây mất ngủ (cà phê, chè đặc, bia, rượu…), một ly sữa ấm vào buổi tối sẽ giúp bà bầu dễ đi vào giấc ngủ nhờ hàm lượng axit amino cao trong sữa. Nếu sợ tăng cân quá mức trong thời gian thai kì, mẹ bầu có thể lựa chọn uống sữa tươi không đường, giúp con hấp thụ tốt.

Hàm lượng chất tytophan cao trong bơ sẽ giúp điều trị chứng mất ngủ ở bà bầu hiệu quả. Đồng thời, bơ cũng được ví như một loại “siêu thực phẩm” chứa nhiều chất dinh dưỡng quý, ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi.

Hạt sen

Nhờ tác dụng an thần, giảm căng thẳng, hạt sen được xem như một bài thuốc Đông y chữa mất ngủ hiệu quả. Mẹ bầu có thể cải thiện giấc ngủ bằng cách uống trà hạt sen hoặc ăn các món chế biến từ hạt sen như: canh gà hầm sen, chè sen, cháo sen hầm chim…

Đậu xanh nguyên vỏ

Đậu xanh được xếp vào nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Bởi đậu xanh (đặc biệt là đậu xanh nguyên vỏ) chứa hàm lượng cao chất xơ, protein tự nhiên, vitamin nhóm B, E, canxi, sắt…

Bà bầu mất ngủ thường xuyên ăn đậu xanh sẽ giúp điều trị táo bón để các vấn đề về tiêu hóa không ảnh hưởng giấc ngủ. Đồng thời, đậu xanh còn có tác dụng giảm mỡ thừa, ngăn chặn nguy cơ tiểu đường thai kì, tái tạo vết thương, lợi sữa… Mỗi tuần bà bầu nên nấu cháo đậu xanh, hạt sen với gà hoặc chim để bồi bổ cơ thể, trị chứng mất ngủ.

Mất ngủ nên bổ sung thêm đậu xanh
Mất ngủ nên bổ sung thêm đậu xanh

Sữa chua

Hai thành phần chính trong sữa chua là bifido bacterium và lactobacillus acidophilus đều có tác dụng bổ sung lợi khuẩn có lợi, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị chứng biếng ăn và buồn nôn ở giai đoạn đầu thai kì. Bên cạnh đó, sữa chua còn cung cấp nhiều chất xơ, giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, tăng cường miễn dịch. Vì vậy, bà bầu được khuyến cáo nên ăn sữa chua trong thời gian mang thai (tuy nhiên không nên ăn quá nhiều).

Khi nào bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu cần đi khám bác sĩ?

Bà bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra ngày càng nghiêm trọng (dù đã áp dụng các biện pháp tự nhiên ở trên), gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc ngủ. Bởi hiện nay, chưa có bất kì loại thuốc ngủ này được xếp loại nhóm A (đã thử nghiệm trên người và có bằng chứng an toàn đối với phụ nữ mang thai). Việc tự ý sử dụng thuốc ngủ, quá liều lượng hoặc không đúng loại thuốc sẽ gây phụ thuộc vào thuốc và tăng nguy cơ trầm cảm, dị tật thai nhi.

Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các mẹ bầu bị mất ngủ 3 tháng đầu tìm được nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả!

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Bà bầu gặp phải tình trạng mất ngủ cần hết sức cẩn trọng trong việc chọn lựa thuốc, vì không phải loại nào cũng an toàn cho cả mẹ và bé. Thay vì chỉ dựa vào thuốc, mẹ bầu có thể thử áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, kết hợp với lối sống lành mạnh để cải thiện giấc ngủ. Nếu triệu chứng kéo dài và nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Mặc dù có nhiều lợi ích, socola có thể gây khó ngủ nếu ăn quá nhiều, do chứa tyrosine – chất kích thích dopamine, làm tăng tỉnh táo. Các thức uống chứa caffeine cũng có tác dụng tương tự, khiến khó ngủ hơn.

Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...
Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng...
Mất ngủ mắt thâm quầng là nỗi ám ảnh của nhiều người do ngủ không đủ giấc, thức khuya, mệt mỏi, dị ứng… Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thần thái, thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Lý giải hiện tượng mắt...
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...
Thuốc giảm cân giúp giữ vóc dáng cân đối nhưng có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ… Vậy uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả, an toàn. Bạn nên lưu lại để ứng dụng khi cần.  Chuyên gia giải đáp: Tại sao...
Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể hàng ngày và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng uống vitamin C gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thực hư vấn đề này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Bà Bầu Mất Ngủ 3 Tháng Đầu bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan