Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Suy nhược thần kinh ngoại biên là tình trạng thần kinh ngoại biên bị suy nhược và tổn thương, gây ra triệu chứng đau, khó chịu, ngứa râm ran và tê liệt ở các chi. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên là gì và làm sao để điều trị hiệu quả?

Suy nhược thần kinh ngoại biên là gì?

Suy nhược thần kinh ngoại biên là bệnh lý do các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây ra. Trong đó, dây thần kinh ngoại biên là các dây thần kinh giúp truyền tín hiệu từ não, tủy sống đến các cơ và mô của cơ thể.

Triệu chứng của bệnh

Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng này là các rối loạn về cảm giác như tê và đau ở chân và tay. Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện các vấn đề về cơ bắp, tiêu hóa và tim mạch.

Cụ thể, những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng bệnh thần kinh ngoại biên là:

  • Đau và tê các chi: Dấu hiệu ban đầu của tình trạng suy nhược thần kinh thường là ngứa ran hoặc rát ở cánh tay và chân. Người bệnh sẽ bắt đầu cảm nhận được ở ngón chân và bàn chân, đồng thời bệnh nhân cũng có thể thấy đau ở bàn chân và cẳng chân. Ngoài ra, người bệnh cũng bị mất cảm giác ở cánh tay và chân, khiến người bệnh không nhận thấy gì khi giẫm lên vật nhọn hoặc chạm vào vật gì đó quá nóng hoặc quá lạnh.

suy nhuoc than kinh ngoai bien
Dấu hiệu ban đầu của tình trạng suy nhược thần kinh thường là ngứa ran

  • Vấn đề về cơ bắp: Các dây thần kinh bị tổn thương có thể khiến việc điều khiển cơ bắp gặp khó khăn hoặc yếu cơ. Chính vì vậy, người bệnh sẽ khó khăn hơn khi cử động và đôi khi nhận thấy cơ bắp bị co cứng, co giật hoặc teo lại.
  • Vấn đề về tiêu hóa: Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng no và ợ nóng mặc dù chỉ ăn một lượng ít thức ăn. Đôi khi người bệnh có thể nôn ra thức ăn chưa được tiêu hóa.
  • Vấn đề về tim mạch: Người bệnh có thể cảm thấy choáng váng, ngất xỉu khi đứng lên. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các cơn đau thắt ngực cùng với các dấu hiệu khác như mệt mỏi, đổ mồ hôi, khó thở và buồn nôn.

Ngoài ra, người mắc chứng suy nhược thần kinh ngoại biên còn có thể xuất hiện một số tình trạng như rối loạn cương dương, khó đạt cực khoái khi "yêu", rò rỉ nước tiểu hoặc đổ quá nhiều hoặc quá ít mồ hôi.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lý suy nhược thần kinh xảy ra do hậu quả của các chấn thương, bệnh lý chuyển hóa, nhiễm trùng, di truyền hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Những nguyên nhân này làm tổn thương và gây phá hủy dây thần kinh ngoại biên, từ đó dẫn tới các hiện tượng rối loạn cảm giác, tê và đau ở các chi:

  • Chấn thương chèn ép lên và ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh.
  • Các nguyên nhân chuyển hóa bao gồm suy dinh dưỡng, đái tháo đường, thiếu vitamin B và bệnh Porphyria.
  • Các bệnh lý khác như hội chứng Sjogren, Lupus, viêm đa động mạch nút, bệnh đa xơ cứng...
  • Nguyên nhân nhiễm trùng bao gồm virus thủy đậu, virus herpes, HIV/AIDS, bệnh phong, bệnh giang mai.
  • Một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng suy nhược dây thần kinh có thể kể đến như hóa trị, nghiện rượu, sử dụng isoniazid...

Những ảnh hưởng của suy nhược thần kinh ngoại biên

Suy nhược thần kinh ngoại biên gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh. Thần kinh bị suy yếu khiến người bệnh mất cảm giác ở các chi, do đó da và các bộ phận khác trên cơ thể dễ bị tổn thương.

Nguy hiểm hơn, bệnh suy nhược thần kinh ngoại biên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Tổn thương da: Người bệnh mất cảm giác đau và nhiệt độ nên có thể khiến da bị tổn thương hoặc bị bỏng.
  • Nhiễm trùng: Những vị trí bị mất cảm giác do thần kinh ngoại biên gây ra thường dễ dẫn đến nhiễm trùng.
  • Té ngã: Mất cảm giác và cơ bắp bị yếu có thể khiến người bệnh mất cân bằng và té ngã.

Có thể thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng của hiện tượng suy nhược thần kinh ngoại biên tới sức khỏe và đời sống của người bệnh. Do đó, cần phải phát hiện và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng suy nhược phát triển trầm trọng.

Lưu ý khi bị suy nhược thần kinh ngoại biên

Để hỗ trợ điều trị bệnh thần kinh ngoại biên hiệu quả thì người bệnh cần điều trị tốt các bệnh nền như viêm khớp, đái tháo đường... là các nguyên nhân gây bệnh, đồng thời thực hiện lối sống khoa học và tích cực.

Những biện pháp giúp cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh ngoại biên người bệnh có thể tham khảo là:

  • Tuân thủ theo chỉ định và liệu pháp điều trị của bác sĩ y khoa.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đầy đủ các vi, khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe và làm giảm các cơn đau do suy nhược thần kinh gây ra.

suy nhuoc than kinh ngoai bien
Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe

  • Người bệnh cần tránh các tư thế sinh hoạt xấu như tư thế ngồi lâu gây chèn ép lên các dây thần kinh ngoại biên.
  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại.
  • Kiêng cữ các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá...
  • Kiểm soát nồng độ đường huyết của cơ thể, đảm bảo lượng đường trong máu nằm trong ngưỡng cho phép.
  • Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, chú ý chăm sóc tốt cho bàn chân để tránh bị hoại tử, viêm loét.
  • Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi quá trình điều trị bệnh và can thiệp sớm nếu cần.

Điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên

Mục tiêu khi điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên được đặt ra là điều trị các bệnh lý nền, là nguyên nhân gây ra bệnh đồng thời làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất là sử dụng thuốc Tây, bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể tham khảo các bài thuốc Đông y cũng như các mẹo dân gian để làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Sử dụng thuốc Tây y

Để điều trị tình trạng suy nhược thần kinh ngoại biên, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc Tây để làm giảm các cơn đau và một số triệu chứng khác của bệnh.

suy nhuoc than kinh ngoai bien
Một số loại thuốc giảm đau được chỉ định để điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên

Một số loại thuốc giảm đau được chỉ định để điều trị thần kinh ngoại biên thường gặp bao gồm:

  • Thuốc chống co giật: Carmabazepin, Phenyltoin Gabapetin, được sử dụng để giảm các cơn đau do thần kinh suy yếu ở người bệnh.
  • Thuốc chống trầm cảm: Amitriptylin, Desipramin, Nortriptylin... được chỉ định để giảm các cơn đau ở người bị bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường.
  • Thuốc chống động kinh: Gabapentin (Neurontin), Pregabalin (Lyrica), Topiramate (Topamax) có công dụng điều trị bệnh động kinh.
  • Miếng dán Lidocain: Đây là miếng dán có chứa chất gây tê tại chỗ lidocaine vì vậy áp miếng dán này lên khu vực đau nhất sẽ giúp giảm đau.

Các loại thuốc được chỉ định để điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh tự ý kéo dài thời gian sử dụng.

Đối với các tình trạng suy nhược thần kinh nặng hoặc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp phẫu thuật để giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh ngoại biên.

Phương pháp Đông y

Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh còn được gọi là tâm căn suy nhược và cơ chế gây bệnh là do rối loạn 3 thể Tâm, Can, Thận. Ngoài ra, sang chấn tâm lý cũng là yếu tố gây ra tình trạng suy nhược thần kinh ngoại biên.

Các bài thuốc Đông y tập trung việc bổ âm, tăng cường khí huyết, tác động sâu vào đúng căn nguyên gây ra bệnh giúp điều trị bệnh tận gốc. Một số bài thuốc Đông y điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên người bệnh có thể tham khảo là:

  • Bài thuốc 1: Sài hồ, bán hạ, mạch môn, sinh địa, bạc hà, bạch truật, hoàng cầm, táo đỏ, gừng nướng chín, cam thảo, trần bì.
  • Bài thuốc 2: Hòa sơn, bạch linh, ngưu tất, phục thần, mạch môn, trạch tả, sơn thù, đan bì, thục địa.
  • Bài thuốc 3: Bạch truật, quế nhục, hạt sen, cam thảo, mộc hương, đương quy, thục địa, mạch môn, táo nhân, đẳng sâm, phục thần, hoàng kỳ, long nhãn.

Tùy thuộc vào từng đối tượng và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ gia giảm các vị thuốc khác nhau để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Đồng thời, để mang lại hiệu quả rõ rệt, người bệnh nên kiên trì thực hiện và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Áp dụng các mẹo dân gian

Với tình trạng suy nhược thần kinh mới khởi phát, còn nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian điều trị bệnh đơn giản tại nhà. Phương pháp này khá an toàn và lành tính bởi đều là các bài thuốc nam từ thiên nhiên dễ kiếm, dễ thực hiện. Một số mẹo dân gian điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên bệnh nhân có thể tham khảo như:

suy nhuoc than kinh ngoai bien
Cây xấu hổ có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh

  • Chuối sứ: Chuối sứ là loại quả có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, trong chuối chín còn chứa hàm lượng đường glucose, sucrose, sắt, canxi và một số loại vitamin A, B1, B6, C... Chính vì vậy, chuối giúp phát triển hệ thần kinh và hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả. Người bệnh chỉ cần ăn 2 quả chuối sứ vào mỗi buổi sáng lúc bụng còn hơi đói để điều trị bệnh.
  • Gừng: Không chỉ là một loại gia vị, gừng còn là bài thuốc nam có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng tê bì chân tay hiệu quả. Trong gừng có chứa nhiều hoạt chất có công dụng làm co giãn mạch máu, kích thích bơm máu đến tay chân như zingiberene, shogaol, gingerol… Ngâm chân vào nước muối gừng ấm mỗi ngày giúp người bệnh lưu thông khí huyết, giảm tê bì chân tay hiệu quả.
  • Cây xấu hổ: Cây xấu hổ hay còn được gọi là cây trinh nữ, là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng an thần, giảm đau, kháng viêm, chữa đau nhức và tê bì chân tay. Cách đơn giản nhất để sử dụng cây xấu hổ điều trị suy nhược thần kinh ngoại biên là tẩm rễ cây xấu hổ với rượu rồi đem sắc, lọc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Các mẹo dân gian điều trị suy nhược thần kinh không dùng thuốc chỉ áp dụng được với tình trạng bệnh nhẹ. Ngoài ra, người bệnh cần kiên trì áp dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Suy nhược thần kinh ngoại biên không phải là một bệnh duy nhất mà là một triệu chứng với nhiều bệnh lý tiềm năng. Chính vì vậy, người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, xây dựng lối sống khoa học lành mạnh cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh.

Câu hỏi thường gặp

Chữa suy nhược thần kinh có thể thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và sở thích cá nhân. Dưới đây là một số lựa chọn tốt cho việc điều trị suy nhược thần kinh:

  • Khoa Tâm - Thần kinh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  • Trung tâm điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Vinmec
  • Khoa Tâm lý và Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Hồng Ngọc
  • Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (cơ sở 1)
  • Khoa Nội Thần kinh Tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115
  • Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy

Để cải thiện suy nhược thần kinh, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như ăn uống đủ chất, tập thể dục, ngủ đủ giấc và quản lý căng thẳng. Bên cạnh đó, tâm lý trị liệu và các bài thuốc Đông y, mẹo dân gian cũng có thể hỗ trợ quá trình điều trị. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế kịp thời.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Suy Nhược Thần Kinh Ngoại Biên bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan