Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng khá phổ biến khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý thần kinh rất nguy hiểm và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Đau đầu 2 bên thái dương là gì? Biểu hiện đặc trưng

Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng đau đầu khá thường gặp. Đây là tình trạng đau đầu gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân mặc dù không phải là tình trạng quá nghiêm trọng.

Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng đau đầu khá thường gặp
Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng đau đầu khá thường gặp

Khi bị đau đầu 2 bên thái dương, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ, đau buốt ở vùng thái dương. Các cơn đau sẽ xuất hiện ở cả hai bên thái dương, đi theo động mạch của thái dương khiến người bệnh rất khó chịu.

Thông thường, người bệnh hay bị đau đầu vào một thời điểm nhạy cảm trong ngày, đặc biệt hay xuất hiện vào buổi sáng sớm dẫn tới ảnh hưởng đến giấc ngủ hay gây đau đầu khi ngủ dậy. Các cơn đau đầu thường kéo dài từ vài phút đến vài giờ và tình trạng đau biểu hiện khác nhau ở từng bệnh nhân.

Một số trường hợp xuất hiện cảm giác đau nhói ở vùng thái dương nhưng hiện tượng đau nhói khá hiếm gặp.

Nguyên nhân?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu 2 bên thái dương. Các nguyên nhân có thể xuất phát từ vấn đề thần kinh, răng miệng hoặc do một chấn động mạnh. Đau đầu 2 bên thái dương là bệnh gì cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau đầu và cũng là các bệnh lý có thể gặp phải khi người bệnh bị đau đầu ở thái dương.

  • Do căng thẳng thần kinh

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới các cơn đau đầu ở 2 bên thái dương. Khi người bệnh bị căng thẳng liên tục có thể xuất hiện các cơn đau như đè nén và căng tức ở vùng thái dương và lan sang vùng gáy.

Một số trường hợp đau đầu căng thẳng, người bệnh có thể bị hoa mắt nhẹ. Các cơn đau đầu do căng thẳng thần kinh không khiến người bệnh bị nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và không bị nôn hoặc buồn nôn.

  • Đau nửa đầu

Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu migraine là tình trạng đau nhói, dồn dập ở thái dương hay nửa vùng đầu. Người bệnh bị đau đầu và xuất hiện các triệu chứng khác như nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và các chuyển động ở đầu.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng nôn mửa, mất thị lực tạm thời, chóng mặt và gặp nhiều khó khăn khi nói chuyện hoặc di chuyển.

Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra và khiến người bệnh cảm thấy lo lắng
Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra và khiến người bệnh cảm thấy lo lắng
  • Đau đầu sau sang chấn

Đau đầu ở 2 bên thái dương có thể xuất hiện sau một cơn sang chấn. Các sang chấn có thể không gây ra tổn thương nghiêm trọng ở não và không khiến người bệnh mất tỉnh táo nhưng vẫn có thể gây ra các cơn đau đầu thường xuyên.

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như xây xẩm mặt mày, trí nhớ giảm sút, gặp phải những thay đổi về cảm xúc hoặc chất lượng giấc ngủ. Các cơn đau đầu này thường biến mất sau khoảng 3 tháng kể từ khi gặp phải sang chấn.

  • Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng đau đầu ở hai bên thái dương là do ảnh hưởng từ các vấn đề về răng miệng. Một số bệnh lý như viêm tế bào mạch máu lớn, viêm mạch máu thái dương hoặc xuất hiện nội, viêm màng não… cũng có thể gây ra các cơn đau đầu rất khó chịu.

Đau đầu 2 bên thái dương có nguy hiểm không?

Tình trạng đau đầu 2 bên thái dương tuy gây ra nhiều đau đớn và phiền toái cho người bệnh nhưng thực chất, đây là tình trạng không quá nguy hiểm như một số dạng đau đầu khác.

Hầu hết các trường hợp đau đầu thái dương đều xuất phát từ việc căng thẳng thần kinh. Điều này có thể nhanh chóng cải thiện nếu được điều trị và chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Tuy nhiên, một số trường hợp các cơn đau đầu có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm về não bộ, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra và xác định chính xác tình trạng bệnh.

Người bệnh cần đến bệnh viện khi xuất hiện những cơn đau đầu cấp tính và chưa từng trải qua. Đặc biệt, khi các cơn đau đến bất chợt kèm theo triệu chứng cứng cổ, hoa mắt, thay đổi cảm giác, đau đầu kèm sốt, thăng bằng kém và giảm khả năng di chuyển.

Ngoài ra, khi bị đau đầu sau khi chấn thương vùng đầu cần được kiểm tra một cách kỹ càng để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách điều trị đau đầu 2 bên thái dương

Khi có các triệu chứng đau đầu, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng đau, triệu chứng đau cũng như thời gian, mô hình các cơn đau bùng phát và yêu cầu một vài xét nghiệm để chẩn đoán.

Các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu, chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp não để loại trừ những nguyên nhân nghiêm trọng và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Dùng thuốc điều trị

Khi đã xác định được nguyên nhân gây đau đầu, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất để cải thiện tình trạng đau đầu.

Khi đó, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hạ huyết áp để điều trị chứng tăng huyết áp, chỉ định kháng sinh trong trường hợp bị viêm xoang hoặc viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương. Các nhóm thuốc này để điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Dùng thuốc giảm đau trị đau đầu nhanh chóng
Dùng thuốc giảm đau trị đau đầu nhanh chóng

Để cải thiện các triệu chứng đau đầu, người bệnh có thể được sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý và bấm huyệt để giảm đau hiệu quả. Hiện nay, thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến và tiện lợi nhất là Paracetamol. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm đau khác theo kê đơn của bác sĩ.

Việc sử dụng thuốc phải được sự đồng ý của bác sĩ và tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc để tránh tình trạng “nhờn thuốc” hoặc gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Các biện pháp cải thiện đau đầu tại nhà

Bên cạnh phương pháp dùng thuốc hoặc liệu pháp thay thế điều trị bệnh, các cách giảm đau tại nhà cũng có thể cải thiện tình trạng đau đầu hiệu quả:

  • Bệnh nhân có thể chườm lạnh hoặc chườm nóng lên vùng đầu và cổ để giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm đau đầu.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và tránh các yếu tố có thể gây căng thẳng đến thần kinh.
  • Người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý để cân bằng dinh dưỡng, không bỏ bữa dễ gây tụt huyết áp và cần duy trì chỉ số đường huyết ở mức an toàn.
  • Nên tắm bằng nước ấm để giúp cơ thể sảng khoái, giảm đau hiệu quả.
  • Người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên để đánh giá tình trạng bệnh cũng như loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm.
  • Nên vận động thường xuyên và cân bằng thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi một cách khoa học.

Các cơn đau đầu 2 bên thái dương tuy không quá nghiêm trọng như các tình trạng đau đầu khác nhưng cũng có thể gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám và chăm sóc sức khỏe của bản thân để cải thiện tình trạng bệnh một cách tốt nhất.

Xem thêm:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Đau đầu migraine thường gọi là cơn đau đầu vận mạch. Đây là một cơn đau đầu dữ dội đi kèm với cảm giác buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, nhất là ở trẻ em. Vậy đau đầu migraine ở trẻ em có nguy...

Đau đầu hay quên là tổ hợp triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân có thể là do stress, thiếu ngủ, chấn thương đầu đến bệnh lý thần kinh, rối loạn tâm thần. Các phương pháp điều trị bao gồm: Liệu pháp tâm lý, thuốc Tây y và Đông y, kết hợp mẹo dân gian. Người bệnh có thể phòng ngừa bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, quản lý căng thẳng và thăm khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng.

Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng khá phổ biến khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý thần kinh rất nguy hiểm và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau đầu 2 bên thái dương là gì? Biểu hiện đặc...
Đau đầu buồn nôn ở trẻ em là một trong những hiện tượng không hiếm gặp, triệu chứng đặc trưng cho một số bệnh lý. Các bố mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau đầu ở trẻ em thường do bệnh lý nào gây ra? Làm...
Ho bị đau đầu là hiện tượng thường gặp, người bệnh bị đau đầu sau khi ho. Các cơn đau đầu có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí có thể âm ỉ trong vài giờ. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị...
Một trong những cách mọi người thường nghĩ đến đầu tiên khi bị đau đầu là sử dụng miếng dán giảm đau đầu hoặc uống thuốc giảm đau. Vậy đau đầu dán gì hiệu quả và an toàn nhất hiện nay? Hãy tìm hiểu ngay thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây. Đau đầu dán gì? Top 5...
Đau đầu là tình trạng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tình trạng đau đầu kéo dài sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, đau đầu nên làm gì để giảm đau hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Nguyên...
Đau đầu ở thái dương là hiện tượng nhiều người thường xuyên mắc phải nhưng không biết rõ nguyên nhân vì sao. Đây là tình trạng đáng báo động bởi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần trang bị kiến thức về tình trạng này để có biện pháp điều trị kịp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan