Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu migraine thường gọi là cơn đau đầu vận mạch. Đây là một cơn đau đầu dữ dội đi kèm với cảm giác buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, nhất là ở trẻ em. Vậy đau đầu migraine ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị thế nào?

Đau đầu migraine ở trẻ em là gì? Triệu chứng bệnh

Đau đầu migraine là một bệnh lý thần kinh xảy ra khi người bệnh bị đau đầu dữ dội đi kèm với các triệu chứng như nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em. Đau đầu migraine ở trẻ em khiến trẻ rất đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển.

Thông thường, các cơn đau đầu migraine thường xuất hiện ở nửa đầu bên phải. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng trẻ có thể bị đau đầu bên trái hoặc cả hai bên.

Đau đầu migraine ở trẻ em khiến trẻ rất đau đớn, khó chịu
Đau đầu migraine ở trẻ em khiến trẻ rất đau đớn, khó chịu

Các triệu chứng của tình trạng này khá rõ ràng và phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của trẻ như sau:

  • Ở trẻ trong độ tuổi tập đi: Xuất hiện các triệu chứng như cơ thể bị xanh xao bất thường, trẻ kém vận động, quấy khóc và có triệu chứng đau đầu kèm nôn mửa.
  • Ở trẻ nhỏ: Các cơn đau đầu migraine có thể khiến trẻ bị nôn hoặc buồn nôn, bị đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Trẻ có cảm giác đau nhói ở đầu, đau cả đầu hoặc chỉ đau vùng trán.
  • Ở trẻ lớn hơn: Lúc này, trẻ có các triệu chứng khá giống với người lớn. Các cơn đau đầu của trẻ thường xuất hiện từ từ ở một nửa đầu sau đó đau lan ra cả đầu.
  • Đáng chú ý, các triệu chứng này thường thuyên giảm khi trẻ được nghỉ ngơi ở những nơi yên tĩnh, ít ánh sáng và trẻ được ngủ đủ giấc.

Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải các triệu chứng migraine aura – là các triệu chứng bất thường gặp phải trước và trong các cơn đau đầu. Đây là các triệu chứng về thị giác, trẻ có thể gặp phải tình trạng rối loạn thị giác, sợ ánh sáng…

Khi bị đau đầu, trẻ có thể quấy khóc hoặc hoảng loạn
Khi bị đau đầu, trẻ có thể quấy khóc hoặc hoảng loạn

Ngoài ra, một số trẻ còn có biểu hiện tê, dị cảm ở môi, ngón tay hoặc vùng mặt dưới. Trẻ có thể nghe thấy những âm thanh lạ trong tai như những tiếng chuông reo.

Các triệu chứng này thường kéo dài trong khoảng vài phút đến vài giờ. Một số triệu chứng có thể xuất hiện trước khi các cơn đau đầu migraine ập đến ở trẻ là tình trạng chán nản, thèm ăn, khó chịu, trẻ bị táo bón hoặc cứng cổ.

Nguyên nhân gây đau đầu migraine? Biến chứng

Hiện nay, tình trạng đau đầu migraine ở trẻ em vẫn chưa xác định được cụ thể nguyên nhân. Một số nghiên cứu cho rằng, vấn đề gen di truyền và môi trường sống là những yếu tố tác động và làm tăng nguy cơ đau đầu ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, tình trạng rối loạn thần kinh cũng có thể gây ra các cơn đau nửa đầu ở trẻ. Một số trường hợp khác như mất cân bằng serotonin – chất dẫn truyền thần kinh và điều tiết cảm giác đau cũng khiến người bệnh bị đau đầu.

Tình trạng đau đầu migraine ở trẻ em là bệnh lý thần kinh khá nguy hiểm, có thể trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. Khi các cơn đau kéo dài và dai dẳng có thể khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Trẻ bỏ ăn, ít vận động khiến sự phát triển cả thể chất và trí tuệ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, tình trạng đau đầu migraine có thể cảnh báo một số bệnh lý thần kinh và não bộ nguy hiểm ở trẻ. Vì thế, cha mẹ cần cẩn trọng, không được chủ quan và phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi trẻ bị đau đầu trong các tình huống sau:

  • Trẻ bị đau đầu sau chấn thương.
  • Trẻ bị đau đầu trong giấc ngủ dẫn tới rối loạn giấc ngủ.
  • Thị lực của trẻ giảm đột ngột, có thể xuất hiện tình trạng nhìn đôi.
  • Trẻ bị mất thăng bằng và hoảng loạn.
  • Có biểu hiện sốt cao từ 38 độ trở lên.
  • Trẻ bị đau đầu kéo dài từ 1 tháng trở lên.
  • Tình trạng đau đầu diễn ra ở trẻ dưới 3 tuổi.

Chẩn đoán và điều trị bệnh đau đầu migraine ở trẻ?

Khi trẻ bị đau đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị. Lúc này, các bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng lâm sàng và tiến hành thực hiện các biện pháp xét nghiệm, thực hiện chẩn đoán hình ảnh thông qua xét nghiệm MRI hoặc chụp CT cắt lớp.

Các biện pháp này giúp cung cấp hình ảnh bên trong cơ thể mà không thể chẩn đoán bằng mắt thường, giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách chính xác hơn.

Khi đã xác định được tình trạng đau đầu migraine, các bác sĩ có thể tìm ra căn nguyên gây bệnh hoặc một số bệnh lý thần kinh khác trẻ có thể gặp phải và có biện pháp can thiệp điều trị dứt điểm.

Có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau để dứt cơn đau
Có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau để dứt cơn đau

Ngoài ra, khi trẻ bị đau đầu migraine, cha mẹ có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng này bằng cách:

  • Cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau phổ biến nếu các cơn đau kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Để trẻ thư giãn tại nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng.
  • Có thể chườm khăn lạnh lên vùng trán của trẻ để giảm đau.
  • Giúp trẻ thư giãn và trấn an trẻ.
  • Luyện tập thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc cho trẻ.
  • Thường xuyên khuyến khích trẻ vận động vừa sức.
  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng.
  • Theo dõi các cơn đau nếu có của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện khi có các triệu chứng bất thường.

Đau đầu migraine ở trẻ em là bệnh lý khá nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, cha mẹ cần quan sát và chăm sóc trẻ đúng cách, trấn an để giúp trẻ vượt qua các cơn đau đầu một cách hiệu quả và nhẹ nhàng nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Đau đầu hay quên là tổ hợp triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân có thể là do stress, thiếu ngủ, chấn thương đầu đến bệnh lý thần kinh, rối loạn tâm thần. Các phương pháp điều trị bao gồm: Liệu pháp tâm lý, thuốc Tây y và Đông y, kết hợp mẹo dân gian. Người bệnh có thể phòng ngừa bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh, quản lý căng thẳng và thăm khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng.

Đau đầu migraine thường gọi là cơn đau đầu vận mạch. Đây là một cơn đau đầu dữ dội đi kèm với cảm giác buồn nôn và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, nhất là ở trẻ em. Vậy đau đầu migraine ở trẻ em có nguy...
Đau đầu ở thái dương là hiện tượng nhiều người thường xuyên mắc phải nhưng không biết rõ nguyên nhân vì sao. Đây là tình trạng đáng báo động bởi có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần trang bị kiến thức về tình trạng này để có biện pháp điều trị kịp...
Đau đầu là tình trạng có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Tình trạng đau đầu kéo dài sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, đau đầu nên làm gì để giảm đau hiệu quả là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Nguyên...
Ho bị đau đầu là hiện tượng thường gặp, người bệnh bị đau đầu sau khi ho. Các cơn đau đầu có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí có thể âm ỉ trong vài giờ. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị...
Đau đầu 2 bên thái dương là tình trạng khá phổ biến khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Tình trạng này có thể cảnh báo một số bệnh lý thần kinh rất nguy hiểm và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau đầu 2 bên thái dương là gì? Biểu hiện đặc...
Một trong những cách mọi người thường nghĩ đến đầu tiên khi bị đau đầu là sử dụng miếng dán giảm đau đầu hoặc uống thuốc giảm đau. Vậy đau đầu dán gì hiệu quả và an toàn nhất hiện nay? Hãy tìm hiểu ngay thông tin hữu ích ở bài viết dưới đây. Đau đầu dán gì? Top 5...
Đau đầu buồn nôn ở trẻ em là một trong những hiện tượng không hiếm gặp, triệu chứng đặc trưng cho một số bệnh lý. Các bố mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau đầu ở trẻ em thường do bệnh lý nào gây ra? Làm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan