Đau đầu buồn nôn ở trẻ em là một trong những hiện tượng không hiếm gặp, triệu chứng đặc trưng cho một số bệnh lý. Các bố mẹ không nên chủ quan vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau đầu ở trẻ em thường do bệnh lý nào gây ra? Làm thế nào để điều trị tận gốc hiện tượng này?
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu buồn nôn ở trẻ em
Hiện tượng đau đầu ở trẻ em ngày càng có xu hướng gia tăng, chủ yếu ở lứa tuổi vị thành niên. Trẻ em có thể gặp phải những cơn đau đầu kèm cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện thoáng qua hoặc lặp đi lặp lại. Đây có thể chỉ là dấu hiệu đơn thuần nhưng cũng có nhiều trường hợp là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau đầu buồn nôn ở trẻ em là:
- Bệnh về viêm đường hô hấp, trong đó viêm đường hô hấp trên là chủ yếu như viêm họng, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang…
- Bệnh ở răng có thể kể đến như áp-xe chân răng, sâu răng, viêm quanh răng…
- Bệnh về thần kinh trung ương như u não, viêm não, não úng thủy, tăng áp lực sọ não…
- Bệnh liên quan đến mắt như loạn thị, cận thị hoặc viễn thị chưa dùng kính hoặc dùng kính không phù hợp.
- Căng thẳng do gia đình, học tập như lo lắng về bất hòa trong cuộc sống gia đình, áp lực học tập…
- Rối loạn vận mạch do ảnh hưởng của một số bệnh lý như béo phì, trầm cảm, hen suyễn, dị ứng…
- Dị dạng mạch máu ở động mạch hoặc tĩnh mạch.
- Ngộ độc thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, buồn nôn kèm theo một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, suy nhược cơ thể. Cơ chế gây ra những cơn đau đầu do ngộ độc thức ăn là cơ thể nhiễm các độc tố dẫn tới tình trạng mất nước, từ đó xuất hiện biểu hiện đau đầu.
- Một số trẻ lớn bị đau đầu buồn nôn có thể do sử dụng cà phê hoặc các chất kích thích khác.
Đau đầu buồn nôn ở trẻ em liệu có nguy hiểm?
Trong một số trường hợp, đau đầu buồn nôn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm như viêm não hoặc bệnh bướu não. Những bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm màng não: Trẻ bị viêm màng não thường gặp phải các trường hợp như đau cơ, buồn nôn, co giật, đau cổ, đau đầu và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này có thể gây co giật, đột quỵ và tử vong ở trẻ em.
- Viêm não: Đau đầu buồn nôn ở trẻ em cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm não. Bệnh lý này xuất hiện khi bị viêm não, tủy sống hoặc màng bao quanh não. Khi bị viêm não, trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu như sốt, đau đầu, buồn ngủ, buồn nôn, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng, hôn mê và mất ý thức. Bệnh lý này cũng vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ nhỏ.
Chính vì vậy, nếu hiện tượng đau đầu buồn nôn xuất hiện thường xuyên kèm theo một số triệu chứng bất thường như trẻ bị nôn ói, sốt cao, thị lực bị suy giảm, người mệt mỏi, tay chân hay bị co giật thì các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra kỹ càng.
Cách điều trị hiện tượng đau đầu buồn nôn của bé
Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng, tần suất các cơn đau và nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em, quá trình điều trị bệnh sẽ khác nhau. Chính vì vậy, để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bác sĩ phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh thông qua xét nghiệm máu, quét hình ảnh và thực hiện một số đánh giá cần thiết.
Mẹo đơn giản tại nhà
Trẻ em khác với người lớn, vì vậy việc sử dụng thuốc cần được hạn chế tối đa. Với tình trạng đau đầu thông thường ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà để cải thiện cơn đơn đầu cho trẻ. Những phương pháp này vô cùng dễ thực hiện, hiệu quả và đặc biệt là vô cùng an toàn. Một số mẹo chữa đau đầu buồn nôn ở trẻ nhỏ các bậc phụ huynh có thể tham khảo là:
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Nghỉ ngơi là một trong những cách giúp giải quyết cơn đau đầu ở trẻ em vì khi ngủ, não bộ sẽ được nghỉ ngơi và nạp năng lượng. Chính vì vậy, nếu con trẻ bị đau đầu, các mẹ hãy cho con nghỉ ngơi trong phòng tối yên tĩnh, tránh ánh sáng và tiếng ồn để giảm thiểu cơn đau đầu.
- Chườm khăn lạnh: Đặt một cái khăn lạnh hoặc miếng vải mát lên trán trẻ cũng có thể làm dịu cơn đau tức thì. Hơi lạnh giúp làm co giãn mạch xung huyết, tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm thiểu các cơn đau đầu ở trẻ hiệu quả.
- Xông tinh dầu: Xông tinh dầu là một trong những phương pháp giúp cải thiện các cơn đau đầu do căng thẳng hiệu quả. Tinh dầu bạc hà và tinh dầu hạnh nhân là liệu pháp thiên nhiên chữa đau đầu an toàn, hữu hiệu. Kết hợp với việc xông tinh dầu, các mẹ có thể massage da đầu cho trẻ để giảm các cơn đau.
Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc trị đau đầu buồn nôn ở người lớn cũng mang lại tác dụng tốt với liều lượng thấp. Vì vậy, trẻ em có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol (Hapacol) hoặc Ibuprofen để đối phó với các cơn đau đầu ở trẻ em. Ngoài ra, đối với một số trẻ rơi vào tình trạng đau đầu buồn nôn kèm với một số triệu chứng khác, bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc khác để cải thiện tình trạng này.
Người lớn cần lưu ý không cho trẻ dưới 19 tuổi sử dụng thuốc giảm đau Aspirin bởi loại thuốc này có nguy cơ dẫn đến hội chứng Reye, tình trạng hiếm gặp có thể gây tử vong ở bé. Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyên trẻ chỉ nên sử dụng các loại thuốc giảm đau này khi cơn đau đầu tái phát. Đồng thời, không nên sử dụng thuốc giảm đau quá 2 lần mỗi ngày bởi điều này có thể khiến tình trạng đau đầu buồn nôn càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc dùng thuốc của các con cần tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu trẻ gặp phải bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để có cách xử lý. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua và cho trẻ sử dụng các thuốc giảm đau để ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc.
Phương pháp Đông y
Đối với trẻ em, sử dụng các bài thuốc Đông y là lựa chọn lý tưởng bởi những bài thuốc được bào chế từ thiên nhiên vô cùng an toàn, lành tính và tránh được nguy cơ gây ra các tác dụng phụ như thuốc tân dược. Tùy thuộc vào đối tượng và tình trạng bệnh của trẻ, các lương y sẽ gia giảm nguyên liệu sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc Đông y trị chứng đau đầu buồn nôn cho trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo là: Bán hạ 12g, Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Can khương 4g, Thiên ma 12g, Hoàng kỳ 12g, Thương truật 12g, Đảng sâm 12g, Thần khúc 8g, Mạch nha 12g, Bạch truật 12g, Hoàng bá 8g.
Đem tất cả các vị thuốc này sắc thành thang, lọc nước, bỏ bã rồi chia thành 3 lần uống mỗi ngày. Các bậc phụ huynh nên kiên trì áp dụng cho con mình để mang lại hiệu quả điều trị rõ rệt.
Phòng ngừa tình trạng đau đầu buồn nôn ở trẻ em
Để phòng ngừa hiện tượng đau đầu buồn nôn cho con trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý một số điều sau đây:
- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc để tránh mệt mỏi, căng thẳng.
- Nhắc nhở các con ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Tránh tạo áp lực cho trẻ cả trong gia đình lẫn việc học tập để giúp trẻ không bị căng thẳng, âu lo.
- Hướng dẫn trẻ tập một số bài thể dục đơn giản, vừa sức giúp thở sâu, thư giãn và tăng cường sức khỏe.
- Cho con nghe nhạc nhẹ nhàng, thư thái hoặc đọc truyện giúp bé giải trí, thư giãn.
- Khuyên răn con không nên sử dụng các loại chất kích thích, cafein ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đau đầu buồn nôn ở trẻ em chỉ là triệu chứng phổ biến thường gặp, có thể dễ dàng chữa khỏi. Tuy nhiên, đây đôi khi còn là dấu hiệu của một số tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan, hãy đưa trẻ đến bệnh viện khám khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!