Suy nhược thần kinh thực vật là một căn bệnh xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, lo âu, căng thẳng kéo dài là một nguyên nhân thường gặp gây nên căn bệnh này. Vậy suy nhược thần kinh thực vật là gì? Biểu hiện và cách chữa trị bệnh lý này ra sao?
Suy nhược thần kinh thực vật là bị gì? Bệnh do đâu?
Hệ thần kinh thực vật còn được gọi với tên khác là hệ thần kinh tự chủ. Hệ này chịu sự chi phối của những bộ phận thần kinh hoạt động một cách tự động, hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của con người và giống như hoạt động thần kinh của thực vật.
Hệ thần kinh thực vật của mỗi người bao gồm hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Sự mất cân bằng của hai hệ thống thần kinh này sẽ dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh thực vật.
Suy nhược thần kinh thực vật là tình trạng rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, tuyến mồ hôi, tiêu hóa, hô hấp…
Bệnh suy nhược thần kinh thực vật có thể là biến chứng của một số căn bệnh hoặc tác dụng phụ của thuốc trong quá trình sử dụng. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh:
- Do bệnh lý: Suy nhược thần kinh thực vật có thể là biến chứng của một số căn bệnh như viêm màng não, bệnh thoái hóa thần kinh gây teo não, Alzheimer, bệnh tiểu đường hoặc sử dụng các chất kích thích như thuốc phiện, ma túy đá…
- Do áp lực, căng thẳng: Áp lực công việc, gia đình kéo dài sẽ gây ra tình trạng suy nhược thần kinh thực vật, rối loạn tâm sinh lý.
- Do thuốc: Các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, nội tiết, thần kinh, hóa chất điều trị ung thư có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh.
- Do di truyền: Bệnh suy nhược thần kinh thực vật có thể được di truyền từ những người thân trong gia đình. Do đó, nếu bạn có cha, mẹ, ông, bà mắc bệnh thì nguy cơ bạn bị bệnh sẽ cao hơn.
- Do tổn thương các bộ phận trong cơ thể: Một số bộ phận trong cơ thể bị tổn thương như não, tủy sống cũng là nguyên nhân gây nên bệnh suy nhược thần kinh thực vật.
- Phẫu thuật: Người bệnh thực hiện một số phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị, hóa trị gây nên những tổn thương ở dây thần kinh. Từ đó làm suy nhược chức năng thần kinh thực vật và mắc các bệnh lý khác về thần kinh.
- Tiếp xúc với các chất độc hại: Cơ thể thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại, hóa chất sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trong tất cả những nguyên nhân trên, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng suy nhược thần kinh thực vật là do áp lực, căng thẳng và suy nhược cơ thể kéo dài.
Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh thực vật
Suy nhược thần kinh thực vật sẽ làm giảm hoạt động hoặc biến đổi bất thường các chức năng tự động của cơ thể. Bệnh gây ra một số triệu chứng cụ thể như:
- Người bệnh bị đau đầu, giảm trí nhớ và khó tập trung.
- Thường xuyên hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực và cảm thấy sợ hãi.
- Nhịp tim đập nhanh hoặc chậm hơn, huyết áp không ổn định, thiểu năng mạch vành.
- Người bệnh cảm thấy khó thở, khó ngủ.
- Tê tay, tê chân và đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi.
- Rối loạn đường tiết niệu hoặc có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Rối loạn tình dục ở nam hoặc rối loạn kinh nguyệt ở nữ. Nam có dấu hiệu xuất tinh sớm, nữ thường bị khô âm đạo và khó đạt sự hưng phấn trong chuyện chăn gối.
- Rối loạn nhiệt độ cơ thể, toát mồ hôi.
- Mất bình tĩnh khi đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống.
- Thường xuyên chóng mặt và có khi ngất xỉu khi đứng.
- Rối loạn tiêu hóa như cảm thấy đầy hơi, táo bón, ăn khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn…
- Người bệnh phản ứng chậm với ánh sáng và khó khăn khi lái xe vào ban đêm.
- Gặp một số biểu hiện như khô da, rụng tóc, mạch ngoài da bị co giãn.
Suy nhược thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Suy nhược thần kinh thực vật là một bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc của bạn từ mức độ nhẹ đến nặng.
Khi mắc bệnh trong một thời gian dài và không điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của người bệnh. Bệnh sẽ khiến bệnh nhân thường xuyên mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống lưng.
Suy nhược thần kinh thực vật có thể làm biến đổi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và gây ra một số căn bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch, hệ hô hấp, sinh dục… Cụ thể như sau:
- Hệ tim mạch: Người bệnh cảm thấy hụt hơi, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm bất thường, đau thắt ngực, khó thích ứng với các hoạt động thể lực, nhịp tim thay đổi thất thường.
- Hệ tiêu hóa: Bệnh gây ra tình trạng rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột. Biểu hiện thường gặp là cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, ợ hơi, buồn nôn, đầy hơi. Khi căng thẳng, bệnh sẽ kích thích bệnh nhân đi đại tiện.
- Hệ tiết niệu: Rối loạn hệ tiết niệu gây tình trạng tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Hệ bài tiết: Tiết mồ hôi bất thường, giảm hoặc tăng tiết quá mức. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nhiệt độ của cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh thất thường.
- Hệ hô hấp: Bệnh gây ra tình trạng co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, hụt hơi, đau tức ngực hoặc bị ngạt mũi do giãn cuốn mũi.
- Hệ cơ xương khớp: Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi.
- Hệ sinh dục: Bệnh gây ra các tình trạng như xuất tinh sớm ở nam giới, khó đạt hưng phấn. Đối với nữ, bệnh gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Suy nhược thần kinh thực vật chỉ là căn bệnh khởi đầu dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như chứng đỏ đau đầu chi, bệnh Raynaud, chứng xanh tím đầu chi.
Các cách ngăn ngừa bệnh tái phát mà bạn nên biết
Để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao và phòng ngừa bệnh tái phát, các bạn cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng dưới đây:
- Người bệnh nên điều trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Bệnh nhân phải luôn duy trì một lối sống tích cực, vui tươi, lạc quan, không được căng thẳng lo âu.
- Hạn chế tối đa việc dung nạp các thực phẩm độc hại, các chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá.
- Tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền để giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
- Có thể kết hợp điều trị bệnh bằng thuốc với các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, xông hơi để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
- Người bệnh nên tập luyện khoảng 30 phút mỗi ngày, không tập quá sức.
- Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bạn nên bổ sung nhóm chất giàu axit béo như omega 3, omega 6, thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa…
- Thiết lập thời gian làm việc hợp lý, tránh căng thẳng, cần biết cách thư giãn và thả lỏng cơ thể.
- Người bệnh nên tập hít thở sâu, đều và xoa vùng rốn hàng ngày. Điều này có tác dụng trong việc phòng và điều trị bệnh suy nhược thần kinh thực vật.
- Người bệnh phải tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng liều lượng, tái khám đúng hẹn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị suy nhược thần kinh thực vật như thế nào?
Bệnh suy nhược thần kinh thực vật có thể được điều trị theo nhiều phương pháp như sử dụng thuốc Tây y, Đông y, mẹo dân gian...
Thuốc Tây y điều trị bệnh
Các thuốc Tây y điều trị bệnh suy nhược thần kinh thực vật chủ yếu điều trị các triệu chứng của bệnh. Theo đó, người bệnh sẽ giảm cảm giác lo âu, mệt mỏi, ổn định nhịp tim sau một thời gian sử dụng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến để chữa trị bệnh:
- Dùng thuốc an thần và chống trầm cảm như Diazepam liều 10 - 30mg/ngày chia thành 2 lần uống sáng và tối, amitriptylin liều 50 - 100mg/ngày, stablon 10 - 30mg/ngày, thuốc tăng tuần hoàn não Ginkgo Biloba.
- Dùng thuốc trị mất ngủ như selenium, stilnox liều 10 - 20mg uống trước khi đi ngủ (chỉ dùng liều thấp trong một thời gian ngắn).
- Dùng thuốc trị chứng lo âu như anaxeryl, librium liều 10 - 30mg ngày chia thành 2 - 3 lần uống.
- Dùng thuốc giảm đau thông thường trị đau đầu như Analgin hoặc thuốc hỗn hợp thần kinh 2 - 4 viên/ngày.
- Một số thuốc tăng cường canxi, vitamin B cho cơ thể
Suy nhược thần kinh thực vật là một căn bệnh mãn tính nên thời gian điều trị và dùng thuốc thường không dưới 18 tháng. Người bệnh phải sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và tránh lạm dụng thuốc Tây y.
Chữa bệnh bằng bài thuốc Đông y
Suy nhược thần kinh theo Đông y được gọi là chứng Tâm Quý. Nguyên tắc điều trị bệnh là dưỡng tâm, an thần và ổn định nhịp tim, huyết áp cho người bệnh.
Đông y chia bệnh thành 4 thể bao gồm tâm huyết hư, âm hư hỏa vượng, tâm tỳ đều hư, tỳ thận dương hư. Mỗi thể bệnh sẽ có một bài thuốc riêng biệt để điều trị bệnh, giúp an thần, dưỡng huyết. Một số bài thuốc Đông y dùng để chữa bệnh tùy theo thể bệnh như:
- Bài thuốc chữa thể tâm huyết hư: Bố chính sâm 20g, bá tử nhân và táo nhân mỗi vị 8g, hà thủ ô, quả dâu chín, rau má và long nhãn mỗi vị 12g.
- Bài thuốc chữa thể tỳ thận dương hư: Thục sơn và hạt sen mỗi vị 12g, hoài sơn 16g, nhục quế 7g, táo nhân, phục tử, liên nhục và trạch tả mỗi vị 8g.
- Bài thuốc chữa thể âm hư hỏa vượng: Hạt sen, mạch môn, thục địa, huyền âm, hà thủ ô, bố chính sâm, thạch hộc mỗi vị 12g, táo nhân 8g.
- Bài thuốc chữa thể tâm tỳ đều hư: Trạch tả, bạch linh, đan bì mỗi vị 9g, thục địa 24g, nhục quế 6g, hoài sơn và sơn thù mỗi vị 12g.
Người bệnh sắc các bài thuốc trên lấy nước uống mỗi ngày để điều trị bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng, cơ địa, thể bệnh mà thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng cho phù hợp.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng có thể tự chữa bệnh tại nhà bằng các cây thuốc dân gian. Đây là những bài thuốc được lưu truyền lâu đời trong dân gian và đã được nhiều người sử dụng.
- Trà xanh
Trà xanh là một loại thức uống giúp bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể và ngăn ngừa chứng suy nhược thần kinh thực vật. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hoạt chất L-theanine có trong trà xanh sẽ giúp người bệnh cảm thấy thư giãn, bình tĩnh và an thần.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng từ 1 - 2 cốc trà xanh mỗi ngày và không nên uống trà quá đậm vì sẽ gây tác dụng ngược đối với sức khỏe.
- Rễ cây nữ lang
Các nhà khoa học đã phát hiện ra não bộ có khả năng sản sinh ra GABA - axit amin cần thiết giúp phục hồi chức năng của tế bào thần kinh bị tổn thương. Cách tốt nhất để sản sinh ra chất này là ăn rễ cây nữ lang. Đây là một vị thuốc giúp giải tỏa mệt mỏi, lo lắng, giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Thực tế, các phương pháp dân gian này chỉ có tác dụng đối với trường hợp mắc bệnh nhẹ, bệnh mới khởi phát. Nếu bệnh đã diễn biến nặng thì người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Cách khắc phục khi bị suy nhược thần kinh thực vật
Khi bị bệnh, người bệnh nên lưu ý một số biện pháp khắc phục triệu chứng như sau:
- Thay đổi tư thế: Để giảm tình trạng chóng mặt, đau đầu khi đứng, người bệnh nên đứng từ từ, không đứng lên đột ngột. Sau khi đứng lên, bạn cố gắng căng cơ bắp chân khi bước để ổn định huyết áp.
- Nâng cao chân: Bạn nâng cao chân lên khoảng 30cm và ngồi thả hai chân xuống giường trong vài phút trước khi ra khỏi giường.
- Cải thiện tiêu hóa: Người bệnh nên ăn các bữa ăn nhỏ để giảm các triệu chứng về tiêu hóa. Bạn nên tăng lượng nước uống mỗi ngày, chọn thức ăn ít chất béo, dầu mỡ để cải thiện hệ tiêu hóa.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Người bệnh cố gắng giữ cho lượng đường trong máu ở mức độ bình thường. Kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về bệnh suy nhược thần kinh thực vật, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh. Mọi người nên quan tâm đến sức khỏe của bản thân để kịp thời phát hiện triệu chứng bệnh và điều trị sớm nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!