Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tam cá nguyệt thứ 2 được xem là “giai đoạn trăng mật” trong thai kì khi các triệu chứng khó chịu đã giảm bớt. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa. Đây liệu có phải hiện tượng nguy hiểm? làm thế nào để khắc phục?

Hiện tượng bà bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa

Một thai kì sẽ được chia làm 3 giai đoạn: tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa) và tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối). Trong đó, bà bầu thường gặp các vấn đề khó chịu ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba do sự thay đổi đột ngột của các hormone trong cơ thể và sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kì do nhiều nguyên nhân
Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kì do nhiều nguyên nhân

3 tháng giữa thai kì vẫn thường là giai đoạn “dễ thở” nhất đối với các mẹ khi thai nhi đã ổn định, và chưa quá to, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, cơ thể mẹ trong giai đoạn này cũng giảm các triệu chứng ốm nghén, là thời gian để phục hồi và tăng cân. Tuy nhiên, một số dấu hiệu vẫn đeo bám dai dẳng, trong đó có mất ngủ. Bà bầu mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa

Thay vì xuất phát từ sự thay đổi của cơ thể mẹ, hiện tượng khó ngủ khi mang thai tháng thứ 5, 6, 7 thường do thai nhi phát triển nhanh, gây những khó chịu ảnh hưởng tới giấc ngủ. Cụ thể:

  • Thường xuyên đi vệ sinh

Sự phát triển của dạ con sẽ gây chèn ép bàng quang mẹ, kích thích cảm giác buồn vệ sinh. Đồng thời những cử động của em bé ở gần khu vực bàng quang cũng khiến mẹ thường xuyên phải thức dậy giữa đêm để đi vệ sinh.

  • Đau đầu

Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, nhiều bà bầu gặp phải chứng thiếu máu do sự đòi hỏi lượng máu ngày càng nhiều của em bé. Hệ lụy của việc này là những cơn đau đầu, mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa.

  • Tiêu hóa kém

Dạ dày bị chèn ép bởi thai nhi, thức ăn dễ đẩy ngược lên thực quản, gây ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng… Kết hợp với việc hết ốm nghén, mẹ bầu ăn được nhiều hơn khiến vấn đề tiêu hóa ngày càng nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây khó ngủ, mất ngủ ở giai đoạn nửa sau thai kì.

  • Đau lưng, chuột rút

Các mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng đau lưng, đau hông và thậm chí là chuột rút ngay từ tam cá nguyệt thứ hai. Bởi lúc này trọng lượng của thai nhi đã lớn, cơ thể mẹ phải “mang” nặng hơn và nhu cầu canxi tăng cao. Những cơn đau do co thắt cơ (chuột rút) chính là nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa.

  • Cử động của thai nhi

Trái ngược lại với mẹ, thời điểm yêu thích để hoạt động của em bé là vào ban đêm, khi mẹ nghỉ ngơi. Bởi vậy, nhiều mẹ sẽ phải thức đêm để “dỗ” em bé hay bị đánh thức bởi những chuyển động trong bụng.

Điều trị mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa

Thông thường, hiện tượng mẹ bầu bị mất ngủ không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, để giảm khó chịu do khó ngủ, mất ngủ, mẹ có thể tham khảo những biện pháp dưới đây.

Cẩn trọng khi dùng thuốc Tây y

Phụ nữ mang thai và cho con bú là những đối tượng nhạy cảm, không được tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến em bé. Vì vậy, theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ bầu trong suốt thai kì không nên tự ý mua thuốc, đặc biệt là thuốc ngủ. Bởi thuốc ngủ chủ yếu chứa các thành phần dược liệu mạnh, giúp an thần và kích thích cơn buồn ngủ.

Cẩn trọng khi điều trị mất ngủ bằng thuốc Tây y
Cẩn trọng khi điều trị mất ngủ bằng thuốc Tây y

Thường xuyên sử dụng các loại thuốc này, sử dụng trong thời gian dài và không theo chỉ định có thể gây hậu quả nghiêm trọng: phụ thuộc thuốc, suy giảm trí nhớ, mất tỉnh tảo, trầm cảm… Thậm chí, mẹ tự ý dùng thuốc ngủ trong khi mang thai có thể gây ảnh hưởng thai nhi, tăng nguy cơ dị tật và các bệnh lý sau khi sinh. Trong trường hợp bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa nghiêm trọng có thể đi khám để được tư vấn và xin ý kiến bác sĩ trước khi kê thuốc.

Phương pháp Đông y

Khác với Tây y chú trọng và chữa triệu chứng và kích thích các cơn buồn ngủ, Đông y lại tập trung vào nguyên nhân. Các bài thuốc đông y điều trị mất ngủ chủ yếu sử dụng phục linh, cam thảo, điếu đằng câu, nhân sâm… để an thần, bồi bổ cơ thể.

  • Bài thuốc 1 (tâm tỳ hư): phục thần, thạch xương bồ, viễn chí, nhân sâm, phục linh, long vỉ theo tỷ lệ đã được kê của thầy thuốc. Sắc thành thuốc, uống 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2 (cơ thể suy nhược): xuyên khung, đương quy, phục linh, điếu đằng câu, truật, cam thảo, sài hồ theo tỷ lệ đã được kê của thầy thuốc.Sắc thành thuốc, uống 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc 3 (dạ dày kém, khó tiêu): phục linh, quất hồng bì, chỉ thực, cam thảo, bán hạ, trúc như. Sắc thành thuốc, uống 3 lần mỗi ngày.

Phương pháp dân gian

Bên cạnh các bài thuốc Đông y và Tây y, bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa nên áp dụng một số mẹo dân gian lành tính, hỗ trợ điều trị hiệu quả. Đa phần, các nguyên liệu được áp dụng trong dân gian đều rất dễ kiếm, dễ chế biến và không gây tác dụng phụ. Những người bị mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa nên tăng cường các món ăn bổ dưỡng dưới đây vào thực đơn hàng ngày.

Một số món ăn bổ dưỡng có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ
Một số món ăn bổ dưỡng có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ
  • Hoa thiên lý cải thiện giấc ngủ mẹ bầu thông qua các món ăn: canh cua hoa thiên lý, thịt bò xào hoa thiên lý, mướp xào hoa thiên lý…
  • Hạt sen hỗ trợ an thần, cải thiện chứng khó ngủ khi mang thai tháng thứ 5: chè sen đường phèn, chè sen đậu đen, cháo sen, chim hầm sen, gà hầm sen… Tuy nhiên, bà bầu không nên lạm dụng hạt sen nếu bị huyết áp thấp.
  • Đậu xanh giải nhiệt, điều trị mất ngủ có thể được chế biến thành các món: cháo đậu xanh, chè đậu xanh, gà hầm đậu xanh…
  • Đậu nành không chỉ ngăn ngừa lão hóa sớm, tốt cho phụ nữ mà còn được khuyên dùng trong thai kì. Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa có thể tham khảo các món: sữa đậu nành, đậu phụ luộc, tào phớ…
  • Trà hoa cúc La Mã – thuốc chữa mất ngủ của người Ai Cập. Một cốc trà hoa cúc La Mã vào mỗi sáng và chiều tối sẽ giúp mẹ bầu giảm stress, căng thẳng, nhờ đó cải thiện giấc ngủ.

Làm thế nào để ngủ ngon hơn khi mang thai 3 tháng giữa?

Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc điều trị mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa, bà bầu còn cần chú ý chế độ dinh dưỡng và luyện tập. Điều này không chỉ phòng ngừa, hỗ trợ điều trị chứng khó ngủ mà còn tăng cường sức khỏe, tạo tiền đề để mẹ dễ dàng sinh nở hơn.

  • Chế độ dinh dưỡng

3 tháng giữa là thời kì mẹ bầu dễ bị thiếu máu gây đau đầu, mất ngủ. Do đó, trong giai đoạn này, khi các cơn ốm nghén đã giảm rõ rệt, mẹ nên bổ sung đa dạng thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu chất sắt và canxi. Mẹ đừng quên tăng cường thịt bò, thịt lợn, cá, trứng, các loại đậu, rau cải trắng, rau bí, rau dền… Hạn chế các thực phẩm chiên rán, thực phẩm chứa nhiều muối, đồ cay, nóng hoặc các loại thực phẩm khó tiêu, nhiều đạm.

Mẹ bầu nên bổ sung sắt và canxi trong thai kì
Mẹ bầu nên bổ sung sắt và canxi trong thai kì
  • Những bài tập yoga, đi bộ hay ngồi thiền, dưỡng sinh nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ linh hoạt hơn, tạo nền tảng sức khỏe tốt khi đi đẻ. Đồng thời, mẹ cũng dễ ngủ hơn vào buổi tối khi duy trì luyện tập thể thao phù hợp.
  • Bà bầu mất ngủ 3 tháng giữa nên lưu ý đi ngủ và thức dậy sớm, vào một giờ cố định mỗi ngày. Tránh thức quá khuya hay ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Mẹ bầu có thể tạo cảm giác thoải mái, xua tan stress bằng cách nghe nhạc nhẹ nhàng, massage và ngâm chân nước ấm.
  • Khi bụng bầu đã lớn, khó xoay người, mẹ nên ưu tiên tư thế ngủ nghiêng về phía bên trái (tốt cho hô hấp và lưu thông máu).

Nhìn chung, mất ngủ khi mang thai 3 tháng giữa là hiện tượng phổ biến và thường diễn ra ở thể nhẹ, không gây nguy hại tới mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, các mẹ bầu cũng nên bổ sung dưỡng chất qua chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp
Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...
Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng...
Socola là đồ ăn cung cấp nhiều năng lượng, được nhiều người yêu thích. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng món ăn này gây ra tình trạng mất ngủ. Liệu có ăn socola có mất ngủ không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này. [caption id="attachment_14236" align="aligncenter" width="730"] Ăn socola có mất ngủ không là...
Mất ngủ mắt thâm quầng là nỗi ám ảnh của nhiều người do ngủ không đủ giấc, thức khuya, mệt mỏi, dị ứng… Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thần thái, thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Lý giải hiện tượng mắt...
Mất ngủ là một trong những hiện tượng thường gặp trong thai kì, nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba. Kéo dài tình trạng này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần. Trong thai kỳ việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng vì vó thể ảnh hưởng đến sức khỏe của...
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...
Thuốc giảm cân giúp giữ vóc dáng cân đối nhưng có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ… Vậy uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả, an toàn. Bạn nên lưu lại để ứng dụng khi cần.  Chuyên gia giải đáp: Tại sao...
Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể hàng ngày và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng uống vitamin C gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thực hư vấn đề này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan