Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Xuất hiện tình trạng đau nhức cơ sau khi phát sinh các hành động có khả năng gây lây nhiễm HIV khiến nhiều người cảm thấy vô cùng lo lắng. Vậy, thật sự đau nhức cơ có phải dấu hiệu cảnh bảo nhiễm HIV hay không? Cách xử lý đau nhức cơ khớp HIV là gì?

Đau nhức cơ khớp có phải dấu hiệu của HIV và nguyên nhân gây HIV

Sau khoảng 2 – 4 tuần nhiễm bệnh, virus HIV có thể sản sinh ra hàng nghìn virus khác để tiêu diệt tế bào CD4 – tế bào có tác dụng duy trì khả năng kháng virus trong cơ thể. Một khi lượng tế bào này suy giảm, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như cúm, sốt, đau đầu, đau nhức cơ, phát ban, nổi hạch…

Đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm HIV
Đau nhức xương khớp có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm HIV

Như vậy, có thể khẳng định một điều rằng đau nhức cơ cũng là một trong các dấu hiệu của nhiễm HIV. Cụ thể ở trường hợp này, tình trạng đau nhức cơ thường được biểu hiện dưới những dạng sau:

  • Mức độ đau mỏi cơ bắp trong các khoảng thời gian là không giống nhau.
  • Bệnh nhân có cảm giác đau giống như bị kim đâm hoặc như bị một vật gì đó đập vào.
  • Khó xác định được chính xác vị trí đau, nhất là ở trong giai đoạn đầu.
  • Người bệnh cảm thấy rệu rã, người mệt mỏi, không muốn cử động.

Đau cơ khớp thường dễ bị nhầm với các bệnh lý khác như cúm, nhiễm trùng, thoái hóa xương khớp hoặc thậm chí là giang mai hay viêm gan B. Để tránh tình trạng này, người bệnh cần xác định rõ mình đã từng tiếp xúc hoặc có khả năng lây nhiễm HIV chưa, cụ thể là:

  • Lây qua đường máu do dính máu của người bệnh vào nơi có vết thương hở, dùng chung bơm kim tiêm, các loại kim xăm trổ, dụng cụ xăm mày, lưỡi dao cạo, dụng cụ phẫu thuật không được diệt khuẩn…
  • Lây qua đường tình dục khi các dịch thể như máu, dịch sinh dục của người nhiễm HIV đi vào cơ thể bạn tình. Các hình thức quan hệ như qua đường hậu môn, đường âm đạo hoặc đường miệng đều có khả năng gây lây nhiễm.
  • Lây từ mẹ sang con, khi mang thai, virus HIV từ cơ thể người mẹ có thể xâm nhập vào thai nhi qua nhau thai. Khi sinh, virus HIV có thể thông qua nước ối, dịch âm đạo hoặc máu mẹ dính vào niêm mạc của trẻ gây lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, virus HIV còn có thể lây qua sữa hoặc các vết nứt ở núm vú của người mẹ.

Đau nhức cơ khớp HIV phải làm sao?

Sau khi nghi ngờ mình bị nhiễm HIV và có các biểu hiện như mệt mỏi, đau nhức cơ… thì tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám, kiểm tra.

Người bệnh bị đau nhức cơ khớp HIV nên tiến hành thăm khám để chắc chắn về tình trạng bệnh tìnhNgười bệnh bị đau nhức cơ khớp HIV nên tiến hành thăm khám để chắc chắn về tình trạng bệnh tình
Người bệnh bị đau nhức cơ khớp HIV nên tiến hành thăm khám để chắc chắn về tình trạng bệnh tình

Lưu ý, thông thường cơ thể cần đến 2 tuần để phát hiện được các kháng nguyên cũng như 3 tuần để có thể sản xuất ra đủ các kháng thể. Do đó, khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể thì chúng cũng cần có thời gian để sinh sôi và phát triển.

Vì vậy, việc tiến hành xét nghiệm ngay sau khi có các tiếp xúc là nguyên nhân gây lây nhiễm HIV sẽ cho kết quả có tỷ lệ âm tính giả khá cao. Theo các chuyên gia y tế, thời điểm tối ưu nhất để xét nghiệm là khoảng 3 tháng sau khi nghi ngờ bị nhiễm HIV.

Sau khi đã đảm bảo yếu tố trên, nếu kết quả là âm tính thì người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm rằng mình không bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, đau nhức cơ cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có những biến đổi bất thường cần điều trị bằng các loại thuốc chữa đau nhức.

Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp dưới sự giúp đỡ của các bác sĩ, chuyên gia.

Trong trường hợp kết quả là dương tính tức đã bị nhiễm HIV thì người bệnh cũng không cần quá hoảng hốt hay bi quan. Bởi lẽ, nhiễm HIV không phải một tệ nạn xã hội mà chỉ đơn thuần là một căn bệnh mà khoa học chưa tìm ra cách chữa. Việc người bệnh cần làm lúc này là thực hiện một cách nghiêm túc việc điều trị dựa theo phác đồ của bác sĩ.

Hiện nay, thuốc ARV được xem như thuốc điều trị đặc hiệu giúp ức chế sự nhân lên của virus HIV từ đó duy trì lượng virus thấp nhất trong máu. Nhờ vậy, hệ miễn dịch của người bệnh cũng được phục hồi trở lại, làm giảm khả năng mắc các bệnh cơ hội đồng thời cũng ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Trên thực tế, có rất nhiều người sau khi tuân thủ đúng việc dùng thuốc, điều trị có thể sống chung với HIV một cách hoàn toàn khỏe mạnh. Ngoài ra, người bệnh vẫn có thể hy vọng dưới sự phát triển vượt bậc của y học thì trong thời gian tới có thể tìm ra loại thuốc tiêu diệt tận gốc loại virus này.

Lưu ý khi chữa trị đau nhức cơ HIV

Ngoài những nội dung trên, khi điều trị đau nhức xương khớp HIV, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

Tuân thủ đúng các lưu ý sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn
Tuân thủ đúng các lưu ý sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn
  • Không quan hệ tình dục với người không bị nhiễm HIV.
  • Chủ động trong việc phòng tránh giúp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh ra cộng đồng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm nâng cao hệ miễn dịch, nên bổ sung protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất… trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp quá trình vận chuyển các dưỡng chất thiết yếu đi nuôi tế bào diễn ra thuận lợi hơn. Người bệnh có thể kết hợp uống nước lọc, sữa, nước trái cây và sinh tố.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống không tốt cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, đồ uống có cồn, các chất kích thích có hại…
  • Xây dựng chế độ làm việc khoa học giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi phục hồi thể trạng.
  • Kết hợp việc dùng thuốc với luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Trong trường hợp bệnh tiến triển xấu hoặc có dấu hiệu bất thường thì cần liên hệ với bác sĩ điều trị để tiến hành thăm khám, kiểm tra và xử lý.

Trên đây là các thông tin về đau nhức cơ khớp HIV và các vấn đề liên quan. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân mắc bệnh thế kỷ này, người bệnh cần sớm tiến hành thực hiện các xét nghiệm kiểm tra và tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan