Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Dị ứng thời tiết lạnh thường gây ra các triệu chứng như ngứa ngáy và nổi mề đay trên da. Những biểu hiện này có thể xuất hiện ở tất cả các bộ phận trên cơ thể khi tiếp xúc với nhiệt độ dưới 20 độ C. Nếu không được kiểm soát tốt, người bệnh dễ gặp những phản ứng nghiêm trọng và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vậy dị ứng thời tiết lạnh có nguy hiểm không, cần chú ý gì?

Dị ứng thời tiết lạnh nguy hiểm không?

Ở mức nhiệt độ dưới 20 độ C, chúng ta có thể gặp phải hiện tượng dị ứng với thời tiết lạnh. Mỗi người thường phản ứng khác nhau đối với các tác nhân gây bệnh, từ đó mức độ và biểu hiện cũng không giống nhau. Vậy dị ứng thời tiết lạnh có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết lạnh có các biểu hiện như ngứa, mề đay, nổi mẩn đỏ trên da
Dị ứng thời tiết lạnh có các biểu hiện như ngứa, mề đay, nổi mẩn đỏ trên da

Dị ứng thời tiết lạnh thường đi kèm với các biểu hiện đặc trưng như ngứa, mề đay hoặc nổi mẩn đỏ trên da. Căn bệnh này sẽ phân loại thành dạng cấp tính hoặc mãn tính. Thông thường, dị ứng thời tiết cấp tính sẽ kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, khiến người bệnh khó chịu và ngứa ngáy. Trường hợp không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành giai đoạn mãn tính, gây nguy hiểm cho sức khỏe với những biểu hiện như phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ. Đặc biệt, trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu bị dị ứng thời tiết lạnh

Một số người có cơ địa mẫn cảm khi tiếp xúc với thời tiết lạnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như sau:

  • Phát ban: Phát ban là tình trạng trên da xuất hiện những vùng mẩn đỏ, đặc biệt là ở tay, chân và mặt. Các vùng da này gây cảm giác ngứa và không thoải mái, khiến người bệnh gãi nhiều hơn, từ đó cơn ngứa lan rộng và hình thành những cụm ban nổi khắp bề mặt da.
  • Sưng và tấy đỏ: Khi da tiếp xúc trực tiếp với thời tiết bên ngoài, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh, da có thể sưng lên và ửng đỏ. Điều này  làm cho người bệnh cảm thấy không thoải mái và tự ti về diện mạo.
  • Viêm mũi: Triệu chứng viêm mũi cũng thường gặp ở người bị dị ứng thời tiết lạnh. Hắt hơi, sổ mũi và nhức đầu là những dấu hiệu phổ biến của viêm mũi. Khi tiếp xúc với môi trường có tác nhân gây mẫn cảm, mũi của người bệnh trở nên kích ứng và gây ra các triệu chứng này. Điều này làm cho người bị dị ứng thời tiết  lạnh gặp khó khăn trong việc thở, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
  • Nổi mề đay cấp tính: Nổi mề đay cấp tính xảy ra đột ngột trên toàn bộ cơ thể, gây khó thở, huyết áp giảm nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong. Đây được xem là một trong những triệu chứng nặng nhất khi bị dị ứng thời tiết lạnh.
Viêm mũi là một trong những biểu hiện của dị ứng thời tiết lạnh
Viêm mũi là một trong những biểu hiện của dị ứng thời tiết lạnh

Cách phòng tránh dị ứng thời tiết lạnh

Để phòng ngừa tình trạng dị ứng thời tiết lạnh, có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Ổn định chế độ ăn uống: Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích thích như thuốc lá, rượu, bia. Thay vào đó, tập trung vào việc ăn uống các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, bao gồm rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
  • Giữ ấm cơ thể: Khi thời tiết chuyển giao mùa hoặc vào những ngày lạnh, bạn nên hạn chế ra ngoài. Đảm bảo giữ ấm cơ thể bằng cách mặc đủ áo ấm, đặc biệt là áo khoác, mũ, găng tay và khăn quàng cổ. Nếu cần thiết, sử dụng phương tiện bảo vệ như ô dù hoặc áo mưa.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao: Thực hiện các bài tập vừa phải như đi bộ, tập yoga hoặc bơi để duy trì sự khỏe mạnh và tăng cường khả năng chống chịu của cơ thể.
  • Uống nhiều nước: Bổ sung 2 đến 3 lít nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cho cơ thể.
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh: Hạn chế tối đa tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, hóa chất và các chất có thể gây kích ứng da trong thời tiết lạnh.
  • Đảm bảo không gian sống đạt đủ độ ẩm: Bạn nên đầu tư máy tạo ẩm cho không khí hoặc sử dụng các bình nước đặt ở phòng để tăng độ ẩm cho không khí.
Giữ ấm cơ thể để hạn chế tối đa cho tiếp xúc với thời tiết lạnh
Giữ ấm cơ thể để hạn chế tối đa cho tiếp xúc với thời tiết lạnh

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu vấn đề dị ứng thời tiết lạnh nguy hiểm không và cách phòng tránh như thế nào hiệu quả hỗ trợ bạn trong quá trình điều trị bệnh. Không quá khó để phòng tránh dị ứng thời tiết lạnh nếu bạn có chế độ sinh hoạt và kỹ lưỡng trong những ngày thời tiết thay đổi.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Bị chàm kiêng ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Các chuyên gia khuyên người bệnh chàm nên kiêng hải sản, nội tạng các loại động vật, thịt gà, đồ cay nóng, sữa, thực phẩm nhiều đường, muối, chất kích thích,... Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi bệnh như thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, Omega 3, Kẽm,...

Dị ứng thời tiết lạnh là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi cơ thể phản ứng với sự thay đổi trong thời tiết. Đây là một vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp cho sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể tiến triển thành dị ứng thời tiết mãn tính, gây ra các vấn đề nguy hiểm như phù nề, nhiễm trùng da, và tụt huyết áp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan