Vào mùa hè nóng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu này có thể cải thiện và phòng ngừa nếu được áp dụng phương pháp phù hợp. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp Chí Đông Y sẽ cung cấp những thông tin giải đáp nguyên nhân gây mẩn đỏ trong mùa và, đồng thời hướng dẫn cách chữa trị, phòng ngừa hiệu quả nhất.
Mùa hè nóng nổi mẩn đỏ do đâu? 5 nguyên nhân chính
Chuyên gia Da liễu Tạp Chí Đông Y cho biết, tình trạng nổi mẩn đỏ vào mùa hè xuất phát do nhiều nguyên nhân như:
Tiếp xúc tia cực tím (tia UV) trong thời gian dài
Một nguyên nhân chính dẫn đến nổi mẩn đỏ khắp người vào mùa hè là ảnh hưởng từ tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Những người thường xuyên làm việc dưới ánh nắng, không có phương pháp bảo vệ da sẽ bị tia UV tấn công, làm tổn thương tế bào da, biến đổi tính chất của protein có trong cấu trúc da, tạo kháng nguyên lạ. Lúc này, cơ thể nhận biết kháng nguyên lạ sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch, kích phát triệu chứng mẩn ngứa, mề đay, mẩn đỏ khắp da.
Bên cạnh đó, tia UV cũng gây tăng số lượng các gốc tự do và dẫn đến hiện tượng cháy nắng, sạm da, nám tàn nhang.
Mùa hè nóng nổi mẩn đỏ do sốc nhiệt
Đây là tình trạng thường xảy ra ở những người đang ở ngoài trời nắng nóng (khoảng trên 39 độ C) mà di chuyển đột ngột vào nơi có nhiệt độ thấp hoặc phòng kín đang bật điều hoà làm mát. Điều này khiến nhiệt độ của cơ thể biến đổi quá nhanh gây sốc nhiệt, những vùng da trên cơ thể tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh sẽ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ.
Đổ nhiều mồ hôi
Thời tiết nắng nóng khiến tế bào tăng cường điều tiết và sản xuất nhiều mồ hôi. Lúc này, da luôn ở trạng thái ẩm ướt, khi tiếp xúc với khói bụi sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm trú ngụ gây kích ứng mẩn ngứa, dị ứng.
Do bệnh mề đay Cholinergic
Mề đay Cholinergic là dạng dị ứng ngoài da có nguyên nhân do 2 yếu tố chính là nhiệt độ và mồ hôi. Bệnh khởi phát khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, đồng thời mồ hôi tiết ra nhiều hơn bình thường, kích thích sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholin. Chất này cũng thúc đẩy tế bào Mast tăng cường sản xuất, giải phóng histamin gây phản ứng dị ứng như mề đay, mẩn ngứa, ban đỏ, sưng nề, phù mạch.
Mùa hè nóng nổi mẩn đỏ do chế độ dinh dưỡng
Vào thời tiết nắng nóng, mọi người có xu hướng tiêu thụ các loại đồ uống lạnh có gas hoặc các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều đạm, đồ ngọt,… Các thực phẩm này khiến cơ thể dư thừa chất, gây áp lực cho hệ tiêu hoá, các cơ quan như gan và thận sẽ phải hoạt động nhiều để lọc, thải. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài khiến chức năng các cơ quan này suy giảm, tích tụ độc tố trong cơ thể gây kích phát triệu chứng ngoài da như mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa.
Hệ miễn dịch bị suy yếu
Mùa hè nắng nóng oi bức khiến cơ thể mệt mỏi và kéo theo suy giảm hệ miễn dịch, đặc biệt ở đối tượng trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai. Điều này khiến hàng rào bảo vệ da cũng không còn vững chắc, các tác nhân gây hại như nấm, vi khuẩn dễ dàng tấn công, phát triển và gây bệnh ngoài da như nổi mẩn đỏ ngứa ngáy.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ, phát ban là cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên như mỹ phẩm, chất tẩy rửa, phấn hoa, sâu bọ, côn trùng, lông động vật,… Các dị nguyên ngày sẽ kích thích hệ miễn dịch phản ứng gây dị ứng da, ngứa ngáy khắp người.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa ngáy vào mùa hè không quá nguy hiểm và không đe dọa trực tiếp tới tính mạng người mắc. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu này sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
Nếu gặp trường hợp dưới đây, bác sĩ khuyến nghị người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra chẩn đoán, điều trị sớm để tránh gây biến chứng nguy hiểm.
- Các cơn ngứa ngáy dữ dội, kéo dài dai dẳng khiến người bệnh mất ngủ, căng thẳng thần kinh.
- Ngứa ngáy kém triệu chứng sốt, mệt mỏi, không muốn ăn.
- Gãi nhiều khiến da tổn thương, trầy xước, có dấu hiệu nhiễm trùng, mưng mủ,…
Cách điều trị mẩn ngứa vào mùa hè nắng nóng
Với trường hợp mùa hè nóng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, chuyên gia đưa ra một số cách điều trị hiệu quả dưới đây:
Chườm lạnh cho da
Khi bị mẩn đỏ, ngứa da do thời tiết nắng nóng ngày hè, bạn có thể khắc phục bằng phương pháp chườm lạnh cho da. Nhiệt độ thấp sẽ khiến mạch co lại, giảm ngứa và giảm sần đỏ hiệu quả. Nhưng cần lưu ý, không chườm trực tiếp đá lạnh lên da vì điều này sẽ khiến da bị bỏng lạnh.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho 3 – 5 viên đá lạnh vào khăn bông sạch hoặc chỉ cần ngâm ngăn trực tiếp vào nước lạnh rồi vắt ráo.
- Bước 2: Chườm túi chườm lên vùng da đang mẩn đỏ, giữ trong 15 – 20 phút.
Nên thực hiện phương pháp này khoảng 3 lần/tuần hoặc áp dụng khi cơn ngứa kích phát.
Mẹo dân gian khi mùa hè nóng nổi mẩn đỏ
Những trường hợp bị mẩn đỏ mức độ nhẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian dưới đây để cải thiện các triệu chứng khó chịu này, đồng thời thúc đẩy chữa lành các thương tổn trên da:
- Tắm mướp đắng: Chọn 3 quả mướp đắng già, to, đem rửa sạch và cắt đôi, bỏ hạt rồi thái thành lát mỏng. Đem nguyên liệu đi xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Dùng nước cốt mướp đắng pha với nước mát để tắm, thực hiện 3 lần/tuần đến khi khỏi hẳn.
- Dùng lá trà xanh: Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, vò nát rồi cho vào nồi đun sôi với 1.5 lít nước. Đợi khi sôi thì chắt ra chậu, pha thêm nước mát để tắm. Trong quá trình tắm, lấy bã lá nhẹ nhàng chà lên vùng da đang bị mẩn đỏ để tăng hiệu quả điều trị. Thực hiện tắm lá trà mỗi ngày 1 lần để kết quả rõ rệt nhất.
- Dùng lá rau sam: Lấy 40g rau sam rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Dùng nước này thoa lên vùng da đang mẩn đỏ và kết hợp uống trực tiếp để hiệu quả giảm ngứa da, phát ban đạt tốt nhất.
- Đắp khoai tây: Trong khoai tây có nhiều dưỡng chất tốt giúp dịu triệu chứng mẩn đỏ và giúp da khỏe mạnh hơn. Người bệnh rửa sạch 2 – 3 củ khoai tây, cạo vỏ và cắt thành lát mỏng. Dùng các lát khoai đắp lên da, sau khoảng 25 phút thì rửa sạch lại với nước. Thực hiện liên tục khoảng 3 ngày sẽ thấy tình trạng da được cải thiện rõ rệt.
- Đắp lá rau ngổ: Rửa sạch 1 nắm lá rau ngổ tươi, ngâm nước muối trong 10 phút để diệt toàn bộ vi khuẩn. Đợi khi nguyên liệu ráo nước sẽ đem xay nhuyễn. Sau khi làm sạch những vị trí da mẩn đỏ, bạn đắp trực tiếp phần lá rau ngổ đã xay lên, đợi khoảng 15 phút có thể bỏ ra và rửa da với nước sạch.
- Dùng lá tía tô: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, đem rửa sạch rồi giã nát với ½ thìa muối hạt. Tiếp theo, đắp hỗn hợp này lên vùng da cần chữa trị. Sau khoảng 15 – 20 phút sẽ rửa lại bằng nước. Lưu ý, không đắp lên những khu vực đang có vết thương hở để tránh gây nhiễm trùng da.
Dùng thuốc Tây y
Thuốc Tây sẽ được chỉ định trong trường hợp mẩn ngứa mức độ nặng, không hiệu quả khi áp dụng các mẹo tại nhà. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc nào sẽ được bác sĩ chỉ định sau quá trình kiểm tra, chẩn đoán, xác định nguyên nhân rõ ràng.
Các loại thuốc được dùng trong phác đồ đều nhằm mục đích giảm triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ và phòng ngừa bệnh lan rộng gây biến chứng. Dưới đây là một số thuốc được bác sĩ sử dụng phổ biến:
- Thuốc kháng histamin.
- Thuốc Corticoid.
- Thuốc kháng sinh.
- Kem dưỡng ẩm.
Những nhóm thuốc này đều có 2 dạng là thuốc bôi và thuốc uống. Nhưng cần lưu ý, liều lượng và liệu trình sử dụng thuốc cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Trong trường hợp gặp các tác dụng phụ như da nóng rát, nhạy cảm ánh sáng, lông rậm hoặc có dấu hiệu teo da, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý an toàn.
Cách phòng tránh mùa hè nóng nổi mẩn đỏ
Để phòng tránh tình trạng trong mùa hè nóng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy da, bạn nên áp dụng những hướng dẫn dưới đây từ chuyên gia Tạp Chí Đông Y:
- Thoa kem chống nắng: Kem chống nắng giúp bảo vệ da trước tia UV của ánh nắng mặt trời. Đồng thời, bôi kem chống nắng cũng tạo lớp màng bảo vệ ngăn cách da với các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa,… Từ đó, tránh sạm da, đen da, dị ứng mẩn ngứa hiệu quả.
- Mặc đồ chống nắng: Bên cạnh bôi kem chống nắng, trước khi ra ngoài, bạn cần mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang, đội mũ, găng tay, tất,… hạn chế tối đa vùng da phải tiếp xúc với ánh mặt trời.
- Không để điều hòa nhiệt độ quá thấp: Trong trường hợp thường xuyên làm việc và ở trong phòng kín, bạn nên bật điều hòa với mức nhiệt vừa phải, không để chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ bên ngoài. Đồng thời, nếu từ trong phòng bước ra ngoài hoặc ngược lại phải từ từ, tránh tình trạng bước ra vào đột ngột gây sốc nhiệt, kích ứng da nổi mẩn.
- Uống nhiều nước: Trong những ngày thời tiết nóng bức, bạn nên uống nhiều nước để làm mát cơ thể, tránh khiến cơ thể thiếu nước gây khô da làm da dễ mẩn đỏ. Ngoài nước lọc, nên đan xen bổ sung các loại nước ép rau củ trái cây, nước khoáng,…
- Tắm rửa hàng ngày: Cơ thể tiết mồ hôi nhưng không được làm sạch sẽ khiến lỗ chân lông bít tắc gây mẩn ngứa. Do đó, bạn cần đảm bảo vệ sinh da, tắm rửa hằng ngày, sử dụng các loại sữa tắm lành tính, phù hợp để ngăn ngừa các bệnh ngoài da.
- Mặc quần áo thoải mái: Bạn nên chọn các loại trang phục rộng rãi, chất liệu mềm mại và thấm hút mồ hôi. Tránh các loại vải thô ráp, các bộ trang phục thiết kế bó sát bí bách khiến sẽ khiến da dễ bị kích ứng mẩn đỏ ngứa ngáy.
Bài viết trên phân tích chi tiết các nguyên nhân gây tình trạng mùa hè nóng nổi mẩn đỏ. Đồng thời chuyên gia cũng hướng dẫn phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng bạn đọc trang bị thêm những kiến thức hữu ích giúp bảo vệ sức khỏe và làn da trong những ngày hè sắp tới.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!