Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý mạch vành vô cùng nguy hiểm và có xu hướng xuất hiện nhiều thời gian gần đây. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là khó thở, đau tức ngực kèm cảm giác hồi hộp, khó chịu. Đây là nguyên nhân của khoảng 80% trường hợp bị đột tử hiện nay.
Tìm hiểu chung về tình trạng rối loạn nhịp tim
Loạn nhịp tim là rối loạn thường gặp nhất trong các biểu hiện về bệnh tim mạch. Nó có thể gây khó chịu và cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
Bình thường, khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi, tim sẽ đập chậm lại. Ngược lại, khi cơ thể hoạt động, gắng sức, tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp lượng oxy cần thiết cho các cơ. Để giúp tim co bóp nhịp nhàng, có một hệ thống điều khiển tự động gồm những phần chính sau:
- Nút xoang: Nằm ở nhĩ phải, giúp làm chủ nhịp tim.
- Nút nhĩ thất: Nằm sát vách ngăn giữa buồng nhĩ và thất giúp dẫn truyền xung động thần kinh được nút xoang tạo ra.
- Bó his chung: Giúp dẫn truyền xung động từ nút nhĩ thất xuống buồng thất và chi thành 2 nhánh.
- Mạng purkinje: Là những nhánh nhỏ xuất phải từ nhánh phải, trái lan đến các vùng cơ tim của thất.
Toàn bộ hệ thống này giúp chỉ huy hoạt động của quả tim. Nút xoang phát xung động và khởi đầu quá trình khử cực. Từ nút xoang, xung động điện học dẫn truyền đến 2 buồng tâm nhĩ và co bóp để máu từ nhĩ xuống thất. Tiếp đó, xung động được dẫn truyền xuống thất nhờ nút nhĩ thất. Tại đây, tốc độ dẫn truyền bị chậm lại và theo bó his xuống 2 buồng thất. Tại 2 buồng thất, xung động theo mạng purkinje lan đến toàn bộ buồng thất để kích thích cơ tâm thất co bóp, bơm máu đến hệ thống động mạch chủ giúp nuôi cơ thể.
Rối loạn nhịp tim thường là tình trạng nhịp tim đập quá nhanh hoặc bất thường, thường sẽ là tần số > 100 lần/phút hoặc < 60 lần/phút. Bệnh cũng xảy ra khi các xung động điện tim không hoạt động bình thường dựa vào các yếu tố như: Vị trí tâm thất, tâm nhĩ, tần số hoặc mức độ thường xuyên. Ngoài ra, người ta cũng dựa vào các yếu tố như buồng tim không co bóp đồng bộ, vị trí phát xung động bất thường, nhịp ngoại tâm thu,… để đánh giá chính xác tình trạng, mức độ rối loạn của tim.
Những rối loạn nhịp tim thường gặp hiện nay
Người bị rối loạn nhịp tim sẽ gặp một trong số những dạng sau đây:
Nhịp tim bình thường
Nhịp tim bình thường sẽ dao động trong khoảng 60 – 80 nhịp/phút khi cơ thể nghỉ ngơi, không hoạt động. Có số này cũng có nhiều biến đổi, một số trường hợp nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn cũng vẫn được coi là bình thường.
Nhịp tim có thể biến đổi trong ngày tùy theo mức độ hoạt động của chủ nhân và các biểu hiện sức khỏe có liên quan.
Nhịp chậm xoang
Trường hợp này nút xoang vẫn là chủ nhịp của quả tim nhưng sẽ phát ra các xung động chậm hơn bình thường, không phải bệnh lý.
Tuy nhiên nhịp chậm xoang sẽ là bất thường nếu người đó mắc các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu, kèm theo đó là suy tim hoặc đau ngực.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này được biết đến là:
- Hội chứng nút xoang bệnh lý.
- Suy tuyến giáp.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Dùng các thuốc như: Atenolol, Lopressor, Diltiazem, Verapamin, Alpha methyl dopa (Aldomet), Clonidin (Catapres),….
Nhịp nhanh xoang
Nhịp nhanh xoang là khi nút xoang kích thích quả tim đập nhanh trên 100 lần/phút. Đây là đáp ứng bình thường của tim với nhu cầu lượng oxy tăng lên của cơ thể. Nhịp nhanh xoang cũng có thể xảy ra trong một số trường hợp khác như:
- Nhiễm trùng, sốt.
- Cường tuyến giáp.
- Mất nước.
- Thiếu máu.
- Suy tim.
- Người ít hoạt động.
- Dùng nhiều chất kích thích.
- Hút thuốc lá.
- Rối loạn thần kinh tự động.
Ngoại tâm thu nhĩ
Đây là tình trạng nhát bóp của tim bắt nguồn từ tâm nhĩ (không phải nút xoang). Xung động xảy ra sớm trước khi nút xoang được khử cực và lan tỏa ra tâm nhĩ, chậm lại khi qua nút thất rồi dẫn truyền xuống tâm thất.
Hiện tượng này khá thường gặp nhưng không được chú ý nhiều và nó không phải bệnh lý, có thể xử lý được.
Ngoại tâm thu thất
Ngoại tâm thu thất khá thường gặp và bắt nguồn từ tâm thất, nguyên nhân gây ra tương tự như nhịp nhanh xoang hay ngoại tâm thu nhĩ.
Ngoại tâm thu thất trở thành vấn đề khi xuất hiện nhiều và liên tục, đó có thể là tình trạng bệnh nặng hoặc đột tử.
Nhịp nhanh kịch phát trên thất
Nhịp nhanh bắt nguồn từ các cấu trúc ở trên tâm thất và có nhiều cơ chế gây ra, một trong số đó liên quan đến “vào vòng lại” ở cơ tim.
Nhịp nhanh kịch phát trên thất có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và xảy ra trên những quả tim bình thường. Cơn nhịp nhanh đến rất đột ngột và cũng mất đi rất đột ngột. Người bệnh có thể cảm nhận được tim đập nhanh, rung động cả lồng ngực và bệnh nhân thường hay lo lắng, sợ hãi trong cơn.
Hội chứng WPW – Wolf Parkinson White
WPW liên quan đến một đường dẫn truyền phụ nối từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Nhờ sự hiện hữu của cầu dẫn truyền phụ này mà các xung động điện học sẽ truyền trực tiếp từ tâm nhĩ xuống tâm thất không cần thông qua nút thất.
Rung nhĩ
Rung nhĩ gặp rất nhiều và là tình trạng tâm nhĩ mất khả năng duy trì hoạt động khử cực bình thường. Các xung điện học dẫn truyền gây hỗn loạn trong cơ tâm nhĩ gây mất khả năng co bóp nhịp nhàng của tâm nhĩ gây run rẩy chứ không thể đập bình thường.
Rung nhĩ xảy ra nhưng nhiều người cảm thấy bình thường, số ít có cảm giác như đánh trống ngực hoặc đau ngực, chóng mặt nhẹ. Rung nhĩ khiến lượng máu đi nuôi cơ thể bị hạn chế gây hình thành cục máu đông trong tâm nhĩ, gây tắc mạch và thậm chí khiến người bệnh bị đột quỵ.
Cuồng nhĩ
Cuồng nhĩ cũng tương tự như tâm nhĩ. Trường hợp này các tâm nhĩ co bóp ở tần số nhanh, khoảng 300 nhịp/phút. Trong khi tâm nhĩ có thể dung nạp tình trạng này khá tốt thì tâm thất lại không thể.
Rối loạn nhịp tim chậm
Rối loạn nhịp tim chậm là khi tim co bóp với tần số thấp, 60 lần/phút. Khi nhịp tim quá chậm, máu đi nuôi cơ thể sẽ không đủ, đặc biệt là não bộ. Khi đó người bệnh sẽ mệt mỏi, chóng mặt hoặc bị ngất xỉu. Nhưng với những người luyện tập thể thao thì nhịp tim như vậy lại hoàn toàn bình thường.
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim chậm như:
- Tần số phát xung động của nút xoang giảm.
- Tắc nghẽn đường truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
- Nghẽn tim.
Nghẽn tim hay block tim, block nhĩ thất là sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn xung động lan truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất để tim được đập bình thường.
Nếu xung động chỉ bị dẫn truyền chậm trễ thì được gọi là block nhĩ thất cấp 1, người bệnh không có quá nhiều triệu chứng và không cần điều trị đặc biệt. Nhưng nếu dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất bị gián đoạn từng phần, buồng thất nhiều lúc không nhận được xung động nên hoạt động bị gián đoạn, người bệnh sẽ có thể bị ngất xỉu.
Nguyên gây rối loạn nhịp tim hàng đầu
Ở những người trưởng thành, khỏe mạnh, khi bị những yếu tố khác tác động, nhịp tim sẽ trở nên bất thường, đập nhanh hoặc chậm.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này được các chuyên gia chỉ ra gồm:
- Sẹo tim do bị đau tim trước đó.
- Tiền sử phẫu thuật tim mở.
- Mắc các bệnh như tim bẩm sinh, suy tim, bệnh lý van tim,…
- Bị tăng huyết áp.
- Bệnh về tuyến giáp.
- Tiểu đường.
- Rối loạn mỡ máu.
- Bệnh viêm phổi, bệnh viêm phế quản cấp.
- Bị thiếu máu.
- Các tác dụng phụ của thuốc kèm theo.
- Bị rối loạn tâm lý, căng thẳng, mệt mỏi.
- Lạm dụng chất gây nghiện hoặc các chất kích thích.
Nhận biết rối loạn nhịp tim bằng cách nào?
Loạn nhịp tim đôi khi không gây ra quá nhiều triệu chứng vậy nên nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì cần cẩn trọng.
- Cảm thấy tim đập nhanh trong lồng ngực, có chút bồi hồi, hồi hộp.
- Thấy tim đập nhanh hoặc chậm, lúc nhanh lúc chậm.
- Đau tức ngực.
- Thở nông, khó thở.
- Tâm trạng bồn chồn, lo âu.
- Cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt nhiều lần trong ngày,
- Đổ mồ hôi dù không làm việc nặng.
- Bị ngất hoặc có cảm giác muốn ngất đi.
Biến chứng nguy hiểm khi bị rối loạn nhịp tim
Trong một số trường hợp, loạn nhịp tim thường không quá nguy hiểm. Nhưng bên cạnh đó, có nhiều trường hợp bị rối loạn nhịp tim là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nên khi có những dấu hiệu bất thường, bạn cần chủ động đi khám và điều trị để tránh những biến chứng như:
- Rung nhĩ
Rung nhĩ chiếm ⅓ các trường hợp bị rối loạn nhịp tim và xảy ra ở phía trên của tim. Khi bị rung nhĩ, nhịp tim tăng nhanh đột ngột và tâm nhĩ không đập được khiến máu không thể lưu thông đến buồng tim dưới, gây ra các cục máu đông. Những cục máu đông này có thể vỡ bất kỳ lúc nào và gây tắc động mạch phổi, đột quỵ,…
Rung nhĩ nghiêm trọng hơn với những người bị huyết áp cao, bệnh van tim, viêm phế quản mãn tính, bệnh động mạch vành,…
- Suy tim
Khi tim bị loạn nhịp, hiệu quả bơm máu cũng bị giảm và tim cần làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ lượng máu để nuôi cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể khiến tim suy yếu và dẫn đến suy tim.
- Đột quỵ
Máu bị ứ đọng tại buồng tim là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu và gây ra tình trạng đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.
Ngoài ra một số biến chứng khác có thể gặp bao gồm: Nhồi máu cơ tim, ngừng tim,…
Các phương pháp xác định rối loạn nhịp tim
Để xác định được chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, có một số kỹ thuật được dùng như:
- Khám lâm sàng: Khám lâm sàng khá đơn giản và giúp xác định được nhịp tim nhanh hay chậm, có đều hay không, không thể phân biệt được loại loạn nhịp.
- Ghi điện tâm đồ: Kỹ thuật này giúp bác sĩ thấy được đặc điểm của từng loại rối loạn nhịp tim. Lưu ý rằng tình trạng nhịp tim bị rối loạn phải xảy ra vào lúc đang điện tâm đồ thì mới có thể kết luận chính xác được.
- Máy ghi Holter: Là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Bác sĩ sẽ đeo máy vào người bệnh với các điện cực gắn trên thành ngực và điện tâm đồ sẽ được ghi lại trong suốt thời gian mang máy. Kết quả được phân tích bằng máy tính và in ra để bác sĩ đánh giá chi tiết. Phương pháp này chỉ ghi được điện tâm đồ trong vòng từ 24 – 48 giờ nên nhiều trường hợp chẩn đoán vẫn bị sai.
- Thẻ tim: Đây là một thiết bị có kích thước bằng thẻ tín dụng và có thể mang theo người mà không cần gắn các điện cực. Với những điện cực nằm ngay trên thẻ, việc ghi điện tâm đồ sẽ được thực hiện khi ta áp thiết bị lên ngực. Kỹ thuật này phù hợp với những người bị loạn nhịp trong thời gian ngắn.
- Máy theo dõi biến cố: Có nhiều đặc tính tương tự máy Holter và thẻ tim. Với các điện cực được gắn liên tục trên người và điện tâm đồ cũng được ghi lại liên tục. Máy có đủ bộ nhớ giúp ghi lại điện tâm đồ trong 5 phút và khi có rối loạn xuất hiện, chỉ cần ấn nút vào thời điểm có thể máy sẽ lưu lại biến cố. Thiết bị này phù hợp với những ai bị loạn nhịp trong thời gian ngắn, người bị mất ý thức, người không dùng được thẻ tim.
- Thăm dò điện sinh lý học tim: Được áp dụng nhiều với những trường hợp mà các phương pháp trên không đem lại kết quả và được thực hiện tại bệnh viện phòng thông tim. Bác sĩ dùng ống thông luồn vào tim qua động mạch hoặc tĩnh mạch để ghi lại chính xác hoạt động điện học của tim. Một số trường hợp khác có thể dùng ống thông kích thích hệ thống dẫn truyền của tim để phát hiện các loạn nhịp ở tim.
Phương pháp điều trị
Các thức điều trị bệnh rối loạn nhịp tim sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau, dựa trên mức độ triệu chứng, nguy cơ của rối loạn. Nếu loạn nhịp tim không có triệu chứng và không có nguy cơ thì không cần điều trị. Ngược lại, nếu có những triệu chứng bất thường thì người bệnh cần được điều trị để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Phương thức điều trị sẽ tập trung xử lý nguyên nhân và trong trường hợp cần thiết sẽ áp dụng một hoặc nhiều phương pháp để xử lý bệnh.
Thuốc chống loạn nhịp
Các thuốc sẽ được chia thành 4 nhóm chính dựa theo cơ chế tác động chính lên điện sinh lý học tế bào cơ tim.
- Nhóm I: Nhóm này được chia thành IA, IB, IC. Thuốc nhóm 1 là thuốc chẹn natri giúp ngăn chặn các kênh natri nhanh và làm chậm dẫn truyền các mô có kênh natri nhanh.
- Nhóm II: Thuốc nhóm 2 là thuốc chẹn beta chủ yếu giúp tác động đến những mô có kênh ion chậm để giảm tính tự động và làm chậm tốc độ dẫn truyền.
- Nhóm III: Thuốc nhóm III giúp chẹn kali và kéo dài thời gian điện thế hoạt động.
- Nhóm IV: Thuốc giúp chẹn các kênh canxi và nondihydropyridine. Các thuốc này thường ức chế các pha điện thế hoạt động phụ thuộc vào canxi ở các mô có kênh ion chậm.
Sốc điện chuyển nhịp, phá rung
Phương pháp này tạo ra một dòng điện một chiều với mức năng lượng vừa đủ để khử cực toàn bộ cơ tim trong thời gian ngắn, đưa cơ tim vào thời kỳ trơ với các xung khử cực. Tiếp đó ổ chủ nhịp có tính tự động cao nhất sẽ tiếp quản vai trò phát xung để kiểm soát nhịp tim.
Nếu thực hiện sốc điện có kế hoạch, người bệnh cần nhịn ăn từ 6 – 8 giờ để tránh viêm phổi sạch. Bác sĩ có thể tiến hành gây mê toàn thân ngắn bởi kỹ thuật này có thể khiến bệnh nhân đau.
Bản điện cực sốc điện có thể đặt theo tư thế trước – sau hoặc trước – bên. Sau khi trên máy có dấu hiệu thể hiện cú sốc đồng bộ hóa với QRS thì bác sĩ sẽ ấn nút phóng điện. Tùy vào loại nhịp nhanh và lựa chọn cú sốc đặc biệt, trong đó sốc điện 2 pha có hiệu quả cao hơn sốc điện 1 pha vì dòng điện quét qua tim thêm 1 lần theo chiều ngược lại khi đi qua tim lần thứ nhất.
Trong phẫu thuật tim hở, có thể dùng bản cực sốc điện đặt vào tim để sốc điện chuyển nhịp hoặc thực hiện phá rung. Ở trường hợp này mức năng lượng sẽ thấp hơn.
Khi áp dụng kỹ thuật này, người bệnh sẽ phát sinh ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, đau cơ. Nhưng những biến chứng này không đáng kể. Mặt khác nếu bệnh nhân có chức năng thất trái ở mức ranh giới hoặc bị sốc nhiều lần thì có thể bị tổn thương cơ tim hoặc phân ly điện cơ.
Máy chuyển nhịp – phá rung tự động ICD
ICD có chức năng sốc điện chuyển nhịp hoặc phá rung với những người nhịp nhanh thất hoặc rung thất. Các máy ICD hiện nay có chức năng điều trị nhịp nhanh, điều trị nhịp chậm và giúp lưu trữ điện đồ trong buồng tim.
Thông thường ICD sẽ được cấy dưới da hoặc dưới cơ ngực lớn với điện cực được đặt vào buồng thất phải (có thể cả buồng nhĩ trái). Máy ICD kết hợp CRT sẽ tại nhịp 2 buồng thất có chức năng giúp tạo nhịp tái đồng bộ tim.
ICD được chỉ định cho bệnh nhân có cơn rung thất hoặc tim nhanh gây rối loạn huyết động hoặc bệnh nhân bị rung thất khi thăm dò điện sinh lý học tim.
Máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim có chức năng cảm nhận hoạt động nội tại của tim và phát xung theo nhu cầu để giúp tạo nhịp tim. Máy được đặt qua đường tĩnh mạch hoặc đường mở ngực.
Phương pháp này chỉ định cho những bệnh nhân có nhịp chậm, có triệu chứng block nhĩ thất cao. Với những bệnh nhân bị tim nhanh thất có thể dùng máy phá rung chuyển nhịp tự động để chuyển nhịp hoặc phá rung.
Triệt đốt rối loạn nhịp tim
Nếu rối loạn nhịp tim nhanh nào đó có cơ chế phụ thuộc đường dẫn truyền đặc biệt hoặc một ổ phát nhịp tự động thì có thể áp dụng phương pháp này.
Có những phương pháp triệt đốt là:
- Phương pháp dùng năng lượng dòng điện có tần số radio: Dùng ống thông đưa vào tim thông qua đường máu và truyền một dòng điện xoay chiều có điện thế thấp, tần số cao vào vị trí triệt đốt.
- Phương pháp triệt đốt áp lạnh: Nguyên lý là làm đông lạnh mô giúp hủy hoại cấu trúc của mô.
Tỷ lệ thành công phương pháp này là hơn 90% với các cơn nhịp nhanh trên thất, tim nhanh nhĩ thất do cơ chế ổ tự động, tim nhanh thất vô căn do cơ thể ổ,… Đối với rung nhĩ, chuyên gia cho biết do cơ chế khởi phát thường ở các mô có tính loạn nhịp ở tĩnh mạch phổi nên người ta dùng phương pháp đốt cô lập giữa nhĩ trái và nhĩ phải.
Tạo nhịp tái đồng bộ cơ tim (CRT)
Một số trường hợp bị mất sự đồng bộ co bóp giữa các buồng tim với các dạng như:
- Mất đồng bộ nhĩ – thất.
- Mất đồng bộ 2 thất.
- Mất đồng bộ giữa các vùng khác nhau ở tâm thất.
Lúc này phương pháp tạo nhịp tái đồng bộ tim sẽ giúp tái đồng bộ sự co bóp cơ tim. Nó bao gồm cấy 1 điện cực nhĩ phải, 1 điện cực thất phải và 1 điện cực thất bên trái. Các điện cực này được đặt vào buồng tim qua tĩnh mạch hoặc phẫu thuật mở lồng ngực.
Phẫu thuật rối loạn nhịp tim
Với sự phát triển mạnh mẽ của triệt đốt rối loạn nhịp tim qua đường ống thông, phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi triệt đốt qua đường ống thông thất bại hoặc bệnh nhân có những tổn thương khác kèm theo.
Trong đó, những người bị hở van tim có rung nhĩ kèm theo hoặc bệnh nhân có phình vách thất do nhồi máu cơ tim gây nhịp nhanh thất là gặp nhiều nhất. cần phẫu thuật. Lúc này cần mổ bắc cầu động mạch vành hoặc cắt bỏ cơ tim bị tổn thương.
Phòng ngừa và kiểm soát rối loạn nhịp tim như thế nào?
Người bệnh có thể kiểm soát cũng như phòng ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim qua những việc làm sau đây:
- Có lối sống khoa học và lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục mỗi ngày, loại bỏ những thói quen xấu và kiểm soát căng thẳng.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều muối, chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp,..
- Duy trì mức cân nặng hợp lý, nên giảm cân nếu có dấu hiệu béo phì.
- Kiểm soát lượng đường trong máu cũng như huyết áp của cơ thể.
- Tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ để nhanh chóng cải thiện sức khỏe và khỏi bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện những bất thường ở tim nếu có.
Rối loạn nhịp tim không phân biệt độ tuổi và có thể gây ra nhiều biến chứng, hệ lụy nguy hiểm, thậm chí tử vong. Vậy nên cần khám sức khỏe thường xuyên, có lối sống khoa học để phòng bệnh cũng như ngăn những biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ở những người cao tuổi.
Thiếu hụt một số dưỡng chất sẽ khiến da khô sạm, kém sức sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Vậy da khô thiếu chất gì? Chuyên gia cho biết, da khô là biểu hiện cơ thể đang thiếu một số chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D, Omega 3, kẽm, Lutein và Zeaxanthin.
Da khô nên ưu tiên tẩy tế bào chết hóa học vì sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, không gây kích ứng và không hề gây khô da sau khi sử dụng. Hơn nữa, tẩy da chết hóa học còn hỗ trợ giữ ẩm cho da khô, làm se khít lỗ chân lông và làn da được săn chắc, mịn màng.
Rối loạn nội tiết ở nữ giới thường gây nên một số vấn đề như mụn, nám da, tàn nhang, đồi mồi hay các rát thâm tăng sắc tố.... Những người bị rối loạn nội tiết thường có xu hướng tiêu cực hơn, dễ cáu gắt, hay nổi nóng, tâm lý thất thường. Để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố da, chuyên gia đưa ra những hướng dẫn cụ thể như: Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thể thao, bổ sung đủ nước cho cơ thể,...
Dưới đây là những bí quyết giúp cải thiện da khô hiệu quả:
- Dưỡng ẩm sau khi tắm rửa để khóa ẩm và làm mềm da.
- Thoa kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
- Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da khô, chứa các thành phần dưỡng ẩm.
- Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ tế bào da chết, giúp da sáng mịn.
- Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí.
- Sử dụng xịt khoáng để cung cấp độ ẩm cho da.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da.
- Hạn chế thức khuya và đảm bảo giấc ngủ đủ.
- Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên từ các nguyên liệu như dầu dừa, mật ong, sữa chua, hoặc yến mạch.
- Uống sữa tươi hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da.
Sốt xuất huyết là bệnh lý xuất phát do nhiễm virus Dengue lây nhiễm nhiễm do muỗi đốt. Bệnh không chỉ gây sốt cao, đau đầu, phát ban, buồn nôn, chóng mặt mà còn gây ngứa da dữ dội. Tình trạng sốt xuất huyết bị ngứa không gây nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày và tối đa 1 tuần rồi tự hồi phục.
Vào mùa hè nóng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu này có thể cải thiện và phòng ngừa nếu được áp dụng phương pháp phù hợp như: Chườm lạnh cho da, dùng dân gian khi mùa hè nóng nổi mẩn đỏ, dùng thuốc Tây y,...
Hiện nay, tại Hà Nội và Hồ Chí Minh đều có nhiều bệnh viện, phòng khám, spa thăm khám và điều trị da nhiễm corticoid. Vậy nên điều trị da nhiễm corticoid ở đâu? Người bệnh có thể tham khảo một số đơn vị như Bệnh viện Da liễu Trung Ương, khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam,...
Da dễ bắt nắng là hiện tượng da dễ bị tổn thương do tác tại từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tình trạng này thường diễn vào mùa hè - thời điểm nền nhiệt cao, nắng nóng liên tục và tia UV hoạt động mạnh. Do đó, để bảo vệ làn da, bạn cần thực hiện một số biện pháp như thoa kem chống nắng, che chắn da khi ra đường, bổ sung dưỡng chất chăm sóc da từ bên trong và trang bị các kiến thức sơ cứu da khi bị bỏng nắng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!