Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Tinh trùng sống được bao lâu trong cơ thể nam giới, sau khi xuất tinh và trong các môi trường khác đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi sức sống của tinh trùng có ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh, có con của các cặp đôi. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thông tin xoay quanh vấn đề thời gian sống của tinh trùng trong các môi trường.

Tinh trùng sống được bao lâu trong cơ thể nam giới?

Trung bình, ở nam giới trưởng thành sẽ có 72.000 đơn vị tinh trùng được tinh hoàn sản xuất ra trong vòng 1 phút. Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa, sức khỏe của mỗi người cũng như nồng độ testosterone trong cơ thể mà con số này có thể thay đổi và chênh lệch đôi chút ở mỗi người.

Tinh trùng có tuổi thọ từ 40 – 42 ngày trong môi trường túi tinh của nam giới
Tinh trùng có tuổi thọ từ 40 – 42 ngày trong môi trường túi tinh của nam giới

Lượng tinh trùng được sản xuất ra ở nam giới sẽ được lưu trữ trong túi tinh. Tùy thuộc vào sức khỏe, độ tuổi của nam giới mà tinh trùng có tuổi thọ từ 40 – 42 ngày trong môi trường túi tinh. Sau thời gian này, các tinh trùng mới được tinh hoàn sản sinh sẽ thay thế số lượng tinh trùng đã chết.

Tinh trùng sống được mấy ngày trong cơ thể phụ nữ?

Việc nắm rõ tuổi thọ của tinh trùng sau khi xuất tinh vào âm đạo sẽ giúp các cặp đôi có các kế hoạch quan hệ tình dục an toàn cũng như ngăn ngừa các nguy cơ có thai ngoài ý muốn.

Thông thường, mỗi lần xuất tinh sẽ có khoảng 2 – 6ml tinh dịch, tương đương với số lượng tinh trùng là 100 triệu đơn vị. Thế nhưng, số lượng tinh trùng có khả năng vận động, di chuyển vào âm đạo của nữ giới chỉ chiếm tỷ lệ trong khoảng 30 – 35%. Số lượng này hầu hết đều bị chết do môi trường âm đạo của nữ giới có độ axit cao đối với sự sống của tinh trùng. Bên cạnh đó, tinh trùng cũng gặp bất lợi khi thâm nhập vào tử cung bởi các chất nhầy đặc quánh ở cổ tử cung và âm đạo.

Trong môi trường âm đạo, tinh trùng sống được khoảng 3 - 5 ngày
Trong môi trường âm đạo, tinh trùng sống được khoảng 3 – 5 ngày

Các nghiên cứu cho thấy, có khoảng 90% tinh trùng chết sau khoảng 2 giờ xuất tinh vào tử cung. Và sau khoảng 36 tiếng thì chúng bị phân hủy hoàn toàn. Chỉ có những tinh trùng thực sự khỏe mạnh mới vào được bên trong tử cung. Nhưng, tuổi thọ của những tinh trùng này cũng chỉ trong khoảng 3 – 5 ngày. Sau thời gian này, nếu trứng và tinh trùng không có cơ hội gặp nhau để thụ thai thì tinh trùng sẽ bị phân hủy, đào thải ra ngoài âm đạo.

Ở những môi trường khác tinh trùng sống được bao lâu?

Ở mỗi môi trường với các điều kiện khác nhau, tuổi thọ của tinh trùng cũng không giống nhau. Vì thế, ngoài môi trường âm đạo và cơ thể nam giới thì tinh trùng sống được bao lâu trong các môi trường khác. Thắc mắc này của nhiều người sẽ được giải đáp chi tiết dưới đây.

Thời gian sống của tinh trùng trong bao cao su

Trong môi trường bao cao su, tinh dịch đóng vai trò bảo vệ tinh trùng. Do đó, theo nhiều chuyên gia, vòng đời của tinh trùng trong môi trường này sẽ kéo dài khoảng vài tiếng. Tuổi thọ dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ môi trường… Tuy nhiên, để khẳng định chính xác thời gian sống của tinh trùng ở bao cao su là bao lâu thì chưa có một nghiên cứu nào giải đáp được.

Tuổi thọ của tinh trùng là bao lâu khi ở trong miệng?

Tinh trùng khó sống được lâu trong miệng
Tinh trùng khó sống được lâu trong miệng

Tinh trùng sống được bao lâu trong miệng vẫn là các giả thuyết chứ chưa có một nghiên cứu khoa học cụ thể nào. Do đó, có người cho rằng, chúng sống được 1 – 2 ngày nhưng cũng có người lại khẳng định, tinh trùng chỉ sống được vài phút, thậm chí là vài chục giây sau khi vào miệng.

Trong không khí, tinh trùng sống được bao lâu?

Nếu tinh trùng xuất ra ngoài không khí như trên quần áo, nền nhà, drap giường, tay chân… thì thời gian sống của chúng chỉ kéo dài khoảng vài phút. Thế nhưng, nếu tinh trùng vẫn nằm ở phần bao quy đầu của dương vật thì vòng đời sẽ kéo dài hơn khoảng vài giờ đồng hồ.

Tuổi thọ của tinh trùng trong nước

Trong môi trường nước, tinh trùng vẫn sống được nhưng tuổi thọ dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ pH… Vì thế, nếu trong môi trường nước có chứa hóa chất hoặc clo hay bể sục thì thời gian sống của tinh trùng chỉ vài giây. Trong khi đó, trong môi trường nước ấm và không có chứa bất cứ hóa chất nào thì thời gian tinh trùng có thể sống là vài phút.

Thời gian tinh trùng sống trong môi trường đông lạnh

Trong các môi trường để tinh trùng sống thì đông lạnh là lý tưởng nhất. Tại môi trường này, nếu được kiểm soát tốt, tuổi thọ của tinh trùng có thể kéo dài vài năm mà không hề bị hư hại.

Tinh trùng sống lâu nhất trong môi trường đông lạnh
Tinh trùng sống lâu nhất trong môi trường đông lạnh

Tuổi thọ của tinh trùng trong môi trường ống nghiệm

Hiện nay, nhiều người lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để điều trị vô sinh, hiếm muộn. Tại môi trường trong ống nghiệm, thời gian tinh trùng có thể sống là trong vòng 72 giờ.

Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của tinh trùng

Thời gian sống của mỗi tinh trùng không cố định mà chịu tác động bởi nhiều yếu tố, có thể được phân loại như sau:

Tuổi tác: Nam giới càng lớn tuổi thì chất lượng tinh trùng nói chung và khả năng tồn tại của chúng có xu hướng suy giảm.

Sức khỏe tổng thể:

  • Bệnh lý, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tinh dịch và tinh trùng.
  • Nhiệt độ tinh hoàn cao do sốt, giãn tĩnh mạch thừng tinh, hoặc thói quen tắm nước quá nóng làm suy yếu tinh trùng.
  • Các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tim mạch có thể tác động đến quá trình sinh tinh.
  • Thiếu hụt vitamin và các vi chất cũng có thể làm tinh trùng yếu hơn.

Tình trạng căng thẳng (stress): Trạng thái tâm lý căng thẳng kéo dài gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe tinh trùng.

Di truyền: Một số nam giới có những bất thường bẩm sinh về cấu trúc hoặc chức năng tinh hoàn, khiến tinh trùng có chất lượng kém hoặc tuổi thọ ngắn.

Thói quen sinh hoạt:

  • Hút thuốc lá làm tăng tỷ lệ tinh trùng dị dạng và giảm khả năng vận động, từ đó giảm thời gian sống của chúng.
  • Tiêu thụ rượu bia nhiều gây ra các thay đổi về hormone, tinh trùng kém linh hoạt và dễ “chết yểu”.
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng, đặc biệt là thiếu kẽm, selen và các chất chống oxy hóa, góp phần làm tinh trùng yếu.
  • Thừa cân, béo phì làm xáo trộn quá trình trao đổi chất, gây hại cho tinh trùng.

Hóa chất độc hại:

  • Tiếp xúc lâu dài với các chất phóng xạ, kim loại nặng (chì, thủy ngân…), hoặc hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh hoàn và chất lượng tinh trùng.
  • Sử dụng chất bôi trơn âm đạo không phù hợp cũng có thể làm giảm khả năng sống sót của tinh trùng

Tần suất xuất tinh: Nam giới xuất tinh quá thường xuyên (nhiều lần một ngày) có thể làm giảm số lượng tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh, đồng thời, tỷ lệ tinh trùng non (chưa trưởng thành) tăng, dẫn đến thời gian sống ngắn hơn.

Loại tinh trùng: Tinh trùng X (quyết định giới tính nữ) thường sống lâu hơn so với tinh trùng Y (quyết định giới tính nam). Lý do là vì tinh trùng X chứa nhiều vật chất di truyền hơn, nên sức chịu đựng cũng tốt hơn.

Lưu ý cho các cặp đôi:

Nhìn chung, khả năng sống sót của tinh trùng trong cơ thể phụ nữ mở ra cơ hội thuận lợi cho các cặp đôi đang mong muốn có con. Tuy nhiên, cần nhớ rằng khả năng thụ thai chỉ đạt mức cao nhất khi quan hệ đúng vào thời điểm trứng rụng. Ngược lại, khi muốn tránh thai thì phương pháp canh “ngày an toàn” chứa đựng nhiều rủi ro.

Như vậy, những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ tinh trùng sống được bao lâu trong cơ thể nam giới và các môi trường khác cũng như các cách cải thiện chất lượng, số lượng tinh binh. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích để các cặp đôi có kế hoạch tình dục an toàn, lành mạnh và tránh để mang thai ngoài ý muốn.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Quá trình thụ thai chịu nhiều ảnh hưởng từ tinh trùng của phái mạnh. Tinh trùng yếu, số lượng tinh trùng ít hay tinh trùng loãng đều tác động đến việc thụ thai. Vậy tinh trùng loãng có mang thai được không và làm thế nào để khắc phục tình trạng này, cùng tìm hiểu qua các thông tin ngay...
Tinh trùng sống được bao lâu trong bao cao su là kiến thức về sức khỏe giới tính bạn nên tìm hiểu kỹ. Ngoài ra, tinh trùng sống được bao lâu trong các môi trường khác cũng là thông tin nhiều người quan tâm. Hãy cùng tapchidongy.org tìm hiểu những kiến thức xoay quanh chủ đề này.  [caption id="attachment_14931" align="aligncenter"...

Tinh trùng yếu hoàn toàn có thể thụ tinh nhân tạo, khả năng thành công lên đến 90%. Tuy nhiên, quyết định thụ tinh nhân tạo nên được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với các bác sĩ và chuyên gia sinh sản để đảm bảo rằng các phương pháp này phù hợp với tình trạng sức khỏe và tài chính của cặp vợ chồng.

Ngoài tinh trùng bị loãng, đặc thì tinh trùng vón cục cũng khiến nhiều nam giới lo lắng. Bởi tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của các đấng mày râu. Vậy tinh trùng vón cục có tự khỏi không? Làm sao để trị dứt điểm. Sau đây là thông tin giải đáp chi tiết cho...
Sự khỏe mạnh của tinh trùng có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của nam giới. Vì thế,  thắc mắc tinh trùng khỏe nhất vào thời gian nào trong ngày được nhiều cặp đôi quan tâm nhằm lên kế hoạch quan hệ tình dục, tăng cơ hội thụ thai thành công. Tinh trùng khỏe nhất vào thời gian...
Tinh trùng là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng sinh sản của nam giới. Vì vậy khi khó có con các cặp vợ chồng nên tìm cách kiểm tra tinh trùng để biết số lượng, chất lượng yếu khỏe. Từ đó có hướng điều trị kịp thời, nhằm tăng khả năng có con của đấng mày...

Tinh trùng yếu có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều bị ảnh hưởng một cách đồng đều. Sức khỏe của tinh trùng, bao gồm số lượng, chất lượng và khả năng di chuyển của chúng, đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai.

Tinh trùng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đây là một vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng quan tâm. Thụ thai là quá trình kết hợp giữa trứng và tinh trùng, vì vậy chúng có mối liên hệ chặt chẽ. Hãy khám phá những thông tin về tác động của tinh trùng đối với thai nhi qua bài...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan