Số lượng và chất lượng tinh trùng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Vì thế, nhiều quý ông bị tinh trùng ít rất hoang mang lo lắng không biết có tác hại gì không? Làm thế nào để cải thiện lượng tinh trùng? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề ít tinh trùng giúp quý ông giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Tinh trùng ít là gì?
Tinh trùng ít được hiểu đơn giản là mỗi lần xuất tinh của nam giới, số lượng tinh trùng có trong tinh dịch ít hơn so với bình thường. Theo đó, nếu số lượng tinh trùng có ít hơn 15 triệu tế bào/1 ml tinh dịch thì được coi là ít tinh trùng. Trong trường hợp không có bất cứ tinh trùng nào ở tinh dịch được gọi là bể tinh.
Triệu chứng tinh trùng ít
Ngoài việc xét nghiệm tinh dịch đồ, nam giới cũng có thể nhận biết bản thân có bị ít tinh trùng hay không thông qua những triệu chứng phổ biến sau:
- Các vấn đề liên quan đến tình dục bị ảnh hưởng như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn…
- Tinh hoàn có hiện tượng đau, sưng, thậm chí xuất hiện một khối u.
- Trên mặt và cơ thể giảm về số lượng tổng. Bên cạnh đó, xuất hiện những dấu hiệu bất thường về nội tiết tố hoặc nhiễm sắc thể như nổi mụn, tâm lý thất thường…
Nguyên nhân nào dẫn đến tinh trùng ít?
Nguyên nhân bệnh lý
Nếu nam giới mắc một trong các bệnh lý sau đây có thể khiến tinh trùng bị suy giảm số lượng:
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bệnh có biểu hiện ở tĩnh mạch dẫn máu ở tinh hoàn bị sưng. Từ đó, khiến số lượng, chất lượng tinh trùng giảm và là nguyên nhân chính chiếm tỷ lệ vô sinh ở nam giới là rất cao.
- Rối loạn xuất tinh
Hiện tượng này sẽ khiến tinh dịch xuất ngược trở lại vào bên trong bàng quang chứ không xuất ra ngoài như bình thường. Nguyên nhân có thể do tủy sống tổn thương, đái tháo đường, tiền liệt tuyến, phẫu thuật bàng quang… hay sử dụng một số loại thuốc chẹn beta điều trị tăng huyết áp.
Rối loạn xuất tinh sẽ khiến tinh trùng ít. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và cơ địa mà bệnh có thể vĩnh viễn hoặc tạm thời.
- Nhiễm trùng cơ quan sinh dục
Khi cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn hay nam giới mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV… Những viêm nhiễm này khiến tinh hoàn bị tổn thương, gây suy giảm số lượng, chất lượng tinh binh, tinh trùng bị yếu...
- Nội tiết tố bị mất cân bằng
Nội tiết tố cân bằng sẽ hỗ trợ quá trình sinh tinh trong cơ quan sinh dục diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nếu nam giới bị rối loạn nội tiết tố sẽ khiến quá trình sản xuất tinh trùng gặp ảnh hưởng, gây suy giảm về số lượng.
- Nam giới thực hiện một số phẫu thuật
Nếu bạn nam trải qua một số phẫu thuật như mổ thoát vị bẹn, thắt ống dẫn tinh, phẫu thuật tinh hoàn, tiền liệt tuyến, bìu… Những phẫu thuật này ít nhiều ảnh hưởng đến tinh trùng, khiến cho tinh dịch xuất ra ít tinh trùng hoặc không có tinh binh.
- Xuất hiện khối u
Một trong những nguyên nhân tinh trùng ra ít là do khối u. Nếu nam giới mắc các bệnh về ung thư hay xuất hiện các khối u ác tính sẽ khiến cơ quan sinh sản bị ảnh hưởng. Dưới tác động của các phương pháp hóa trị, xạ trị hay phẫu thuật đều tác động đến cơ quan sinh dục, gây hiện tượng tinh trùng ít và loãng tinh trùng.
- Bị lỗi trong ống vận chuyển tinh trùng
Các chấn thương do phẫu thuật hay nhiễm trùng, hoặc bệnh xơ nang… có thể khiến cho ống vận chuyển tinh trùng bị lỗi. Vì thế, quá trình vận chuyển tinh trùng bị cản trở nên lượng tinh dịch nam giới phóng ra chứa ít tinh trùng.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Nam giới sử dụng một số loại thuốc như liệu pháp hormon thay thế, sử dụng thuốc chống ung thư, thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm… gây những ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc tình trạng tinh trùng vón cục màu trắng. Từ đó, giảm hiệu suất sản xuất tinh trùng.
- Một số nguyên nhân bệnh lý khác
Bệnh tự miễn, tinh hoàn ẩn, dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền… Những bệnh lý này đều có tác động đến cơ quan sinh dục cũng như khả năng sinh tinh của tinh hoàn.
Tinh trùng ít do nguyên nhân môi trường
- Kim loại nặng: Nếu nam giới thường xuyên tiếp xúc với các kim loại nặng hay phơi nhiễm chì thì sẽ gia tăng tỷ lệ vô sinh.
- Tiếp xúc với hóa chất công nghiệp: Tinh trùng ít sẽ xảy ra nếu nam giới tiếp xúc liên tục với các hóa chất như thuốc trừ sâu, vật liệu sơn, thuốc diệt cỏ, dung môi hữu cơ, xylene, benzene…
- Tiếp xúc với tia xạ: Nam giới ít tinh trùng có thể do làm việc trong môi trường có tia xạ. Bởi những tia này nếu tiếp xúc nhiều hoàn toàn khiến nam giới mất khả năng sinh tinh.
- Tinh hoàn quá nóng: Nếu nam giới đặt máy tính trên đùi để làm việc hoặc tắm nướng quá nóng, mặc quần áo quá chật… sẽ khiến tinh hoàn nóng hơn so với bình thường. Điều này gây cản trở đến quá trình sản xuất tinh trùng.
Tinh trùng ít do lối sống và những nguyên nhân khác
- Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn: Những chất này sẽ làm nồng độ testosterone trong cơ thể nam giới suy giảm, khiến tinh trùng sản sinh ra ngày càng ít.
- Hút thuốc lá: Các chất độc trong thuốc lá vừa không tốt cho sức khỏe vừa là nguyên nhân khiến quá trình sinh tinh bị ảnh hưởng.
- Stress, căng thẳng kéo dài: Tác động đến tâm lý, cơ quan sinh sản cũng như khả năng sinh tinh.
- Béo phì, tăng cân quá nhanh: Những yếu tố này sẽ khiến nam giới bị mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến khả năng sinh tinh.
Tinh trùng ít có khả năng thụ thai không? Ảnh hưởng của bệnh?
Khi xảy ra tình trạng tinh trùng, tinh dịch ít, một trong những vấn đề mà nam giới lo lắng chính là khả năng sinh sản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, môi trường trong âm đạo và tử cung của nữ giới rất khắc nghiệt đối với sự sống của tinh trùng.
Khi nam giới xuất tinh, sẽ có hàng chục triệu tinh trùng xâm nhập vào âm đạo nhưng chỉ có duy nhất 1 tinh binh khỏe nhất có khả năng kết hợp với trứng và thụ thai tại tử cung. Do đó, tinh trùng duy nhất này không chỉ cần có sức sống tốt mà còn nhờ hàng triệu tinh binh khác giảm bớt sự khắc nghiệt của âm đạo.
Nếu số lượng tinh trùng ít thì cơ hội tiếp cận với trứng để thụ thai sẽ suy giảm. Thậm chí, nếu kéo dài tình trạng ít tinh binh mà không được khắc phục kịp thời còn khiến nam giới có nguy cơ bị vô sinh, hiếm muộn.
Ngoài giảm khả năng thụ thai, số lượng tinh trùng ít còn có những tác động xấu tới nam giới như:
- Khả năng sinh sản: Ít tinh trùng nếu kéo dài có thể chuyển thành không có tinh trùng. Điều này, làm mất khả năng sinh sản của các đấng mày râu.
- Tâm lý bị ảnh hưởng: Nam giới khi biết bản thân ít tinh trùng sẽ luôn lo lắng, phiền muộn. Từ đó, khiến công việc, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng.
- Gây rối loạn: Nam giới lo lắng về vấn đề tinh trùng sẽ kéo theo các rối loạn khác như suy nhược bao tử, rối loạn cảm xúc, thần kinh…
- Gia tăng khối u tuyến yên ở não: Tuyến yên có vai trò quan trọng đến việc sản xuất nội tiết tố ở nam giới. Vì thế, nếu nam giới ít tinh trùng kéo dài còn làm gia tăng các khối u ở tuyến yên. Từ đó, kéo theo các bộ phận, hoạt động trên cơ thể bị ảnh hưởng.
- Đời sống chăn gối vợ chồng nguội lạnh: Tâm lý lo lắng, phiền muộn do bản thân bị tinh trùng ít khiến nam giới không còn hứng thú trong đời sống chăn gối vợ chồng. Lâu dần sẽ khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt, dễ dẫn đến đổ vỡ hôn nhân.
Cách chẩn đoán bệnh tinh trùng ít
- Khám tiền sử bệnh và lối sống: Bác sĩ sẽ trao đổi với nam giới để nắm bắt các thông tin quan trọng như: Các bệnh lý đã từng mắc phải, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tinh hoàn, tuyến tiền liệt, đường tiết niệu, nhiễm trùng,... Phẫu thuật vùng bìu, tinh hoàn hoặc tuyến tiền liệt (nếu có). Các thói quen sinh hoạt như sử dụng thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích,... Nghề nghiệp, môi trường làm việc (tiếp xúc với hóa chất độc hại, nguồn nhiệt cao,...). Tiền sử dùng thuốc (đặc biệt là các loại thuốc ảnh hưởng đến hormone hoặc cơ quan sinh sản).
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám vùng bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt để phát hiện các bất thường về cấu trúc, kích thước, dấu hiệu viêm nhiễm,...
- Phân tích tinh dịch đồ: Đây là xét nghiệm quan trọng và cơ bản nhất để đánh giá số lượng, hình thái, khả năng di chuyển của tinh trùng. Để đánh giá chính xác, nam giới có thể cần thực hiện nhiều lần phân tích tinh dịch đồ cách nhau khoảng 2-3 tuần.
- Xét nghiệm máu: Nhằm kiểm tra nồng độ các hormone liên quan đến quá trình sinh sản như testosterone, FSH, LH, prolactin,... Sự mất cân bằng hormone có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tinh trùng ít.
- Siêu âm: Giúp phát hiện các bất thường ở đường sinh dục như giãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc ống dẫn tinh, các bệnh lý tuyến tiền liệt,...
- Xét nghiệm di truyền: Một số thay đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể có thể dẫn tới hội chứng chỉ sản sinh tinh trùng Sertoli (Sertoli cell-only) hoặc các rối loạn di truyền gây vô sinh ở nam giới. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định làm các xét nghiệm di truyền khi nghi ngờ.
Lưu ý: Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng, kết quả thăm khám cũng như xét nghiệm, từ đó có thể đưa ra chẩn đoán về tình trạng tinh trùng ít, đồng thời hướng tới tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn để có phương án điều trị phù hợp.
Đối tượng nguy cơ bị tinh trùng ít
Yếu tố di truyền và các bệnh lý hiện tại:
- Tiền sử gia đình về tinh trùng ít hoặc các bệnh rối loạn di truyền.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh, nhiễm trùng đường sinh dục, tinh hoàn ẩn, quai bị (có biến chứng), ung thư cơ quan sinh sản.
- Rối loạn chức năng tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến giáp,...), căng thẳng kéo dài.
Các yếu tố môi trường và lối sống:
- Tiếp xúc lâu dài các chất độc hại (hóa chất công nghiệp, kim loại nặng, bức xạ).
- Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao hoặc có thói quen tắm nước nóng lâu.
- Lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá nhiều, thừa cân hoặc béo phì.
Tác nhân khác:
- Sử dụng một số loại thuốc (thuốc điều trị ung thư, trầm cảm,...)
- Có tiền sử phẫu thuật vùng bụng, bẹn, bìu, tuyến tiền liệt.
Phòng tránh tinh trùng ít ở nam giới như thế nào hiệu quả?
Quan hệ tình dục đều đặn
Đối với nam giới trưởng thành nên duy trì quan hệ tình dục đều đặn tuần 2 – 3 lần. Việc quan hệ tình dục với tần suất đều đặn, điều độ vừa giúp tăng cường chức năng sinh lý vừa đảm bảo cơ quan sinh dục làm việc hiệu quả. Nhờ đó, quá trình sinh tinh diễn ra bình thường, giúp cho số lượng, chất lượng tinh trùng luôn ổn định.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
- Chú ý lựa chọn quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Nên mặc quần áo rộng rãi, giặt và phơi quần lót mỗi ngày dưới ánh nắng mặt trời.
- Giữ cho cơ thể luôn mát mẻ, tránh để bản thân bị nóng. Vì thế, nên hạn chế các tác nhân gây nóng cơ thể cũng như tinh hoàn như đồ điện tử, nước nóng…
- Tâm sự, cởi mở và chia sẻ nhiều hơn để bản thân luôn vui vẻ, thoải mái, giảm được căng thẳng, stress…
- Dành nhiều thời gian cho bản thân và làm những việc mình thích như xem phim, đi du lịch, nghe nhạc,…
- Không thức khuya, tránh làm việc quá sức và nên ngủ sớm trước 23h. Mỗi ngày giấc ngủ cần duy trì đủ từ 7 – 8 tiếng.
- Uống đủ ít nhất 2 lít nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, lưu thông máu đến cơ quan sinh dục…
Tinh trùng ít có chữa được không? Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Khi phát hiện bản thân gặp chứng ít tinh trùng, nhiều nam giới vô cùng lo lắng và thắc mắc không biết tinh trùng ít phải làm sao? Có chữa được không? Trên thực tế, căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có hướng điều trị khác nhau. Vì thế, nếu nếu phát hiện sớm và điều trị đúng hướng hoàn toàn cải thiện được vấn đề ít tinh trùng.
Khi nam giới bị tinh trùng yếu, ít kèm theo các triệu chứng sau thì các bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp:
- Nam giới gặp các vấn đề về cương dương hoặc xuất tinh, suy giảm ham muốn tình dục…
- Vùng tinh hoàn xuất hiện khối u bất thường hoặc sưng, đau, khó chịu…
- Nam giới mắc các bệnh lý về tuyến tiền liệt, tinh hoàn hay vấn đề tình dục.
- Nam giới đã từng phẫu thuật dương vật, bìu, tinh hoàn, bẹn…
Cách điều trị tinh trùng ít
Mục tiêu điều trị tập trung vào việc xác định và khắc phục nguyên nhân gây ra tình trạng tinh trùng ít, từ đó tăng cường số lượng và chất lượng tinh trùng. Sau đây là một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng:
Điều trị bằng thuốc tân dược
Thuốc tân dược là phương pháp điều trị thường được cân nhắc nhằm khắc phục tình trạng tinh trùng ít. Một số nhóm thuốc chính có thể được bác sĩ chỉ định, bao gồm:
Thuốc kháng sinh: Sử dụng nếu tinh trùng ít do viêm nhiễm đường sinh dục gây ra. Nhóm thuốc này giúp tiêu diệt vi khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
Thuốc nội tiết tố: Mục đích là điều chỉnh sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, giúp tăng cường sản xuất tinh trùng. Các loại hormone có thể được sử dụng như:
- Gonadotropins: Nhóm hormone kích thích hoạt động của tinh hoàn.
- Clomiphene citrate: Thuốc ngăn chặn tác động của estrogen lên tuyến yên, từ đó tăng sản xuất testosterone, FSH và LH.
- Letrozole: Ban đầu được dùng trong điều trị ung thư vú, thuốc giúp làm giảm mức estrogen và tăng testosterone, nhờ đó kích thích sản xuất tinh trùng.
Các thuốc kích thích quá trình sản sinh tinh trùng:
- Clomiphene citrate: Ức chế thụ thể estrogen, từ đó kích thích sản sinh hormone hướng sinh dục GnRH, dẫn đến tăng FSH và LH, kích thích sản xuất tinh trùng.
- Gonadotropins: Thuốc chứa FSH và LH, giúp thúc đẩy trực tiếp quá trình sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn.
Các loại thuốc khác: Một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng trong điều trị tinh trùng ít, với các công dụng như:
- Thuốc chống oxy hóa nhằm hạn chế tác hại của gốc tự do trên tinh trùng.
- Thuốc bổ sung các vitamin và vi chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của tinh trùng.
Điều trị bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong những lựa chọn điều trị tinh trùng ít được chỉ định trong một số các trường hợp cụ thể.
Theo đó, phẫu thuật mang đến cơ hội cải thiện khả năng sản xuất tinh trùng hoặc giúp lấy được tinh trùng để sử dụng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nếu các phương pháp điều trị khác không thành công.
Sau đây là một số kỹ thuật phẫu thuật phổ biến:
Phẫu thuật chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là nguyên nhân tương đối phổ biến gây giảm số lượng tinh trùng. Phẫu thuật sẽ tiến hành cột các tĩnh mạch giãn bất thường nhằm cải thiện nhiệt độ ở tinh hoàn, từ đó thúc đẩy quá trình sản xuất tinh trùng.
Phẫu thuật thông tắc ống dẫn tinh: Khi các ống dẫn tinh bị tắc, phẫu thuật có thể giúp tái thông, tạo đường đi cho tinh trùng.
Phẫu thuật lấy tinh trùng: Trong trường hợp nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch phóng ra, các bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật để lấy tinh trùng trực tiếp từ mào tinh hoặc tinh hoàn. Các phương pháp lấy tinh trùng bao gồm:
- PESA: Chọc hút tinh trùng từ mào tinh qua da.
- TESA: Chọc hút tinh trùng từ tinh hoàn qua da.
- TESE: Phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ tinh hoàn.
- Micro TESE: Kỹ thuật phẫu thuật vi phẫu với sự hỗ trợ của kính hiển vi, giúp tăng tỷ lệ tìm thấy tinh trùng.
Ưu điểm:
- Cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng, hỗ trợ thụ thai tự nhiên hoặc IVF.
- Khắc phục các vấn đề như giãn tĩnh mạch thừng tinh, tắc nghẽn ống dẫn tinh.
- Kết quả phẫu thuật có thể duy trì trong thời gian dài, cải thiện khả năng sinh sản.
Nhược điểm:
- Rủi ro và biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu, đau, tổn thương các cơ quan, phản ứng thuốc mê.
- Thời gian phục hồi lâu.
- Chi phí cao.
- Không phải lúc nào cũng thành công.
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (ART)
Với những nam giới có tình trạng tinh trùng rất ít, chất lượng kém hoặc nguyên nhân không thể khắc phục được, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có thể được cân nhắc nhằm tăng khả năng thụ thai. Một số kỹ thuật thường được áp dụng:
- Thụ tinh nhân tạo (IUI): Tinh trùng sau khi được xử lý, chọn lọc sẽ được đưa trực tiếp vào buồng tử cung của người phụ nữ.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Tinh trùng và trứng được lấy ra khỏi cơ thể, tiến hành thụ tinh trong môi trường phòng thí nghiệm, sau đó phôi được chuyển lại vào tử cung.
- Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI): Một tinh trùng khỏe mạnh được lựa chọn và tiêm trực tiếp vào trong tế bào trứng.
Ưu điểm:
- Tăng khả năng thụ thai, đặc biệt với IUI và IVF/ICSI.
- Lựa chọn phôi khỏe mạnh, giúp tăng khả năng làm tổ và phát triển thành thai kỳ khỏe mạnh.
- Giải pháp cho nhiều nguyên nhân vô sinh nam.
Nhược điểm:
- Chi phí cao.
- Có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đầy hơi, nguy cơ quá kích buồng trứng.
- Nguy cơ dẫn đến mang đa thai.
- Ảnh hưởng tâm lý, gây áp lực tâm lý lớn cho các cặp vợ chồng.
Bài thuốc Đông y điều trị căn nguyên gây bệnh
Bên cạnh các phương pháp của y học hiện đại, Đông y cũng có những bài thuốc, vị thuốc giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng tinh trùng ít. Các nguyên tắc điều trị chính của Đông y bao gồm:
- Bổ thận, tráng dương: Tăng cường chức năng thận (thận tàng tinh), nâng cao khả năng sản xuất tinh trùng.
- Hoạt huyết, hóa ứ: Cải thiện lưu thông máu, tăng dinh dưỡng cho cơ quan sinh sản, giải quyết tình trạng huyết ứ gây tắc nghẽn
- Thanh nhiệt, giải độc: Điều trị các trường hợp tinh trùng ít do viêm nhiễm, nóng trong người gây ra.
Một số bài thuốc Đông y thường được sử dụng:
Bài thuốc 1: Bài Ích tinh
- Thành phần: Nhục thung dung, dâm dương hoắc, ba kích, thỏ ty tử, câu kỷ tử,...
- Công dụng: Bổ thận tráng dương, ích tinh, tăng cường sản sinh tinh trùng.
- Cách dùng: Đem sắc thuốc với khoảng 1 lít nước, đến khi cạn còn khoảng ⅔ thì chắt ra bát và uống thành 2 lần/ngày.
Bài thuốc 2: Bài Ngũ tử chủng tôn
- Thành phần: Thỏ ty tử, câu kỷ tử, ngũ vị tử, phúc bồn tử, sa uyển tử,...
- Công dụng: Bổ thận, cố tinh, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Cách dùng: Đem sắc thuốc với khoảng 1 lít nước, đến khi cạn còn khoảng ⅔ thì chắt ra bát và uống thành 2 lần/ngày.
Bài thuốc 3: Bài Tả quy hoàn
- Thành phần: Thục địa, sơn thù, sơn dược, thỏ ty tử, lộc giác giao, câu kỷ tử,...
- Công dụng: Tư âm, bổ thận, ích tinh, dùng trong các trường hợp tinh trùng loãng, di tinh, mộng tinh.
- Cách dùng: Đem sắc thuốc với khoảng 1 lít nước, đến khi cạn còn khoảng ⅔ thì chắt ra bát và uống thành 2 lần/ngày.
Ưu điểm:
- An toàn, ít tác dụng phụ do sử dụng thảo dược.
- Tác động toàn diện, giải quyết tận gốc nguyên nhân.
- Phù hợp với nhiều nguyên nhân gây bệnh.
- Chi phí hợp lý.
- Phòng ngừa tái phát.
Nhược điểm:
- Thời gian điều trị kéo dài.
- Hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa từng người.
- Chẩn đoán và lựa chọn bài thuốc khó khăn.
- Chất lượng thuốc trên thị trường khó kiểm soát.
Mẹo dân gian cải thiện tinh binh tại nhà
- Hạt bí ngô: Chứa nhiều kẽm - một khoáng chất đóng vai trong sản xuất tinh trùng - cùng các chất chống oxy hóa. Nam giới có thể sử dụng hạt bí ngô rang chín làm món ăn vặt.
- Lá hẹ: Là loại rau quen thuộc, được cho là có tác dụng bổ thận, tráng dương. Lá hẹ có thể dùng để chế biến các món ăn, hoặc giã lấy nước uống.
- Giá đỗ: Nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, giúp bảo vệ tinh trùng khỏi các gốc tự do. Món ăn này cũng dễ dàng đưa vào thực đơn hàng ngày.
- Củ Maca: Loại củ có nguồn gốc từ Peru, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, được cho là tăng cường sức khỏe sinh sản nam giới. Bột củ Maca có thể pha với nước để uống.
Ưu điểm:
- Thành phần tự nhiên dễ kiếm, giá thành rẻ.
- Ít tác dụng phụ.
Nhược điểm:
- Sử dụng không đúng cách có thể không hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ.
- Có thể gây tương tác với các loại thuốc Tây.
- Làm giảm khả năng điều trị thành công vô sinh nam.
Dược liệu cải thiện tình trạng ít tinh
Dược liệu Đông y có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng tinh trùng ít bằng cách:
- Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.
- Kích thích sản sinh testosterone, cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng.
- Tăng cường lưu thông máu tới cơ quan sinh dục, cải thiện chức năng sinh lý.
Tuy nhiên, hiệu quả của các dược liệu này thường mang tính hỗ trợ, cần sử dụng kiên trì và kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý. Do đó, nam giới nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y để được tư vấn cụ thể về loại dược liệu phù hợp, liều lượng sử dụng an toàn và hiệu quả.
Một số dược liệu thường dùng:
- Nhục thung dung.
- Ba kích.
- Dâm dương hoắc.
- Nhân sâm.
- Câu kỷ tử.
- Đông trùng hạ thảo.
Như vậy, từ những chia sẻ trên đây, các bạn đã biết tinh trùng ít là gì? Tác hại ra sao và cách điều trị hiệu quả? Hy vọng bài viết sẽ giúp nam giới có thêm kiến thức để phòng ngừa và sớm loại bỏ hoàn toàn tình trạng ít tinh trùng.
- Tinh trùng có tuổi thọ từ 40 – 42 ngày trong môi trường túi tinh của nam giới.
- Trong môi trường âm đạo, tinh trùng sống được khoảng 3 - 5 ngày.
- Thời gian sống của tinh trùng chỉ kéo dài khoảng vài phút ngoài không khí.
- Tại môi trường trong ống nghiệm, thời gian tinh trùng có thể sống là trong vòng 72 giờ.
- Tại môi trường đông lạnh, nếu được kiểm soát tốt, tuổi thọ của tinh trùng có thể kéo dài vài năm mà không hề bị hư hại.
Tinh trùng yếu hoàn toàn có thể thụ tinh nhân tạo, khả năng thành công lên đến 90%. Tuy nhiên, quyết định thụ tinh nhân tạo nên được đưa ra sau khi thảo luận kỹ lưỡng với các bác sĩ và chuyên gia sinh sản để đảm bảo rằng các phương pháp này phù hợp với tình trạng sức khỏe và tài chính của cặp vợ chồng.
Tinh trùng yếu có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều bị ảnh hưởng một cách đồng đều. Sức khỏe của tinh trùng, bao gồm số lượng, chất lượng và khả năng di chuyển của chúng, đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!