Vẩy phấn hồng là bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người mắc tự ti vì làn da mất thẩm mỹ. Do đó, nhiều người thắc mắc không biết vẩy phấn hồng bao lâu thì khỏi? Đâu là cách trị bảy vảy phấn hồng hiệu quả? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc này.
Vảy phấn hồng bao lâu thì khỏi? Chuyên gia giải đáp
Vảy phấn hồng còn có tên gọi khác là vảy nến phấn hồng, vảy nến hồng. Căn bệnh này xảy ra ở cả nam và nữ, với tỷ lệ người mắc cao nhất trong độ tuổi từ 10 – 35. Đây là căn bệnh lành tính nhưng gây ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ nếu không điều trị sớm.
Thông thường, vảy nến hồng có thời gian điều trị khá nhanh nếu áp dụng đúng cách. Theo đó, các dấu hiệu của bệnh sẽ giảm dần chỉ sau 1 – 2 tuần phát bệnh nếu được chữa trị phù hợp. Và các tổn thương ngoài da bắt đầu lành hẳn chỉ sau khoảng 8 – 10 tuần phát bệnh. Đặc biệt, sau khi điều trị xong, nếu biết cách chăm sóc, làn da sẽ không hề để lại sẹo hay vết thâm.
Thậm chí, có những trường hợp cơ địa tốt, sẽ tự khỏi chỉ sau 3 – 8 tuần từ khi phát bệnh mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, để tránh những tổn thương không may xảy ra trên da cũng như giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do vảy nến hồng gây ra, chúng ta nên tiến hành điều trị kịp thời.
Cách điều trị vảy nến hồng như thế nào?
Điều trị vảy nến hồng đúng cách và kịp thời sẽ giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh. Đồng thời, cải thiện các triệu chứng hiệu quả, an toàn.
Điều trị vảy nến hồng bằng mẹo dân gian
Có rất nhiều mẹo dân gian hay, hữu ích có khả năng điều trị vảy phấn hồng tại nhà. Do đó, nếu phát hiện sớm bệnh, bạn có thể sử dụng những mẹo sau đây vừa đơn giản vừa tiết kiệm.
Sử dụng nha đam
Thành phần trong nha đam có tác dụng làm dịu da, phục hồi làn da bị thương tổn, giảm kích ứng. Đồng thời, bổ sung độ ẩm giúp cấu trúc làn da được tái tạo nhanh chóng.
Cách tiến hành:
- Lấy 1 nhánh lá nha đam cỡ trung bình và rửa thật sạch.
- Dùng nước ấm để lau rửa sạch vùng da trước khi bôi nha đam. Sau đó, lấy phần gel bên trong của nha đam thoa lên vùng da cần chăm sóc.
- Thoa đều đặn mỗi ngày 3 lần. Thực hiện đều đặn 3 – 4 tuần sẽ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng của vảy phấn hồng.
Điều trị vảy phấn hồng bằng dầu dừa
Thành phần của dầu dừa cung cấp lượng vitamin E, B, C dồi dào nên có tác dụng làm mềm, làm ẩm da. Đồng thời, giúp chống viêm, kháng khuẩn khá tốt; ngăn chặn các tế bào sừng hình thành, giảm bong tróc da.
Cách tiến hành như sau:
- Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh, dùng khăn chấm khô nhẹ nhàng.
- Thoa trực tiếp một lớp dầu dừa nguyên chất mỏng lên da. Massage nhẹ nhàng vài phút để các dưỡng chất thẩm thấu vào da tốt hơn.
- Áp dụng đều đặn 2 lần/ngày để gia tăng hiệu quả trị bệnh.
Điều trị vảy phấn hồng bằng trà xanh
Hoạt chất flavonoid, enzyme caspase trong trà xanh được đánh giá rất cao trong quá trình tái tạo da, chống viêm, diệt khuẩn. Trong khi đó, lượng vitamin và khoáng chất dồi dào sẽ giúp thúc đẩy các tế bào da mới hình thành. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng lá trà xanh để trị vảy nến hồng theo cách sau đây:
- Rửa sạch 100g lá trà xanh. Sau đó, vò nát và cho vào đun cùng với 2 lít nước. Để tinh chất lá trà tiết ra nước, bạn nên đun sôi thật kỹ.
- Chia lượng nước thành 2 phần. Một phần dùng để uống hàng ngày. Phần còn lại dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh. Trong quá trình ngâm, bạn có thể lấy là trà chà nhẹ nhàng lên da để phát huy hiệu quả.
- Thực hiện cách này mỗi ngày sẽ phát huy tác dụng tốt hơn nhờ khả năng điều trị bệnh từ sâu bên trong cho đến bên ngoài.
Vẩy phấn hồng bao lâu thì khỏi? khi điều trị bằng Tây y
Ngoài điều trị bằng mẹo dân gian, các bạn cũng có thể lựa chọn thuốc Tây để chữa bệnh. Đặc điểm của thuốc Tây là cho hiệu quả nhanh nhưng cần dùng đúng liều lượng, liệu trình để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị vảy phấn hồng là:
- Nhóm thuốc chống virus như acyclovir, famciclovir.
- Thuốc kháng sinh, điển hình là erythromycin.
- Với những bệnh nhân bị ngứa nhiều, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc có chứa corticoid. Tuy nhiên, chỉ dùng trong thời gian ngắn loại thuốc này để tránh gây hại.
- Một số loại thuốc kháng histamin cũng có thể được chỉ định như Loratadine, Cetirizine, Chlorpheniramine, Diphenhydramine…
- Để làm bong lớp vảy khô trên da, giúp quá trình hình thành tế bào da mới dễ dàng hơn thì acid salicylic hoặc sản phẩm chứa hắc ín sẽ được chỉ định.
- Dung dịch Calamine dùng pha với nước ấm khi tắm nhằm gia tăng hiệu quả chữa bệnh, làm lành các tổn thương trên da.
Những lưu ý khi điều trị vảy phấn hồng
Để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh, hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ những lưu ý sau:
- Bổ sung các thực phẩm giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tăng sức đề kháng như trái cây tươi, rau xanh. Đồng thời, nên uống ít nhất mỗi ngày 2 lít nước.
- Hạn chế các thực phẩm dễ làm da bị kích ứng, mẩn đỏ như đồ ăn chứa nhiều muối, nhiều đường, dầu mỡ, các chất kích thích.
- Tắm với nước mát. Tuyệt đối không dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh để tắm.
- Lựa chọn các loại sữa tắm chiết xuất từ bột yến mạch để quá trình làm liền da, phục hồi da nhanh hơn mà không gây hại.
- Thoa kem dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần để giúp làm mềm da, tránh da bị bong tróc.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra hiệu quả chữa bệnh.
Vẩy phấn hồng bao lâu thì khỏi? Điều trị thế nào hiệu quả? Những vấn đề này đã được giải đáp chi tiết bên trên. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp các bạn yên tâm điều trị tận gốc căn bệnh ngoài da này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!