Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vẩy phấn hồng là bệnh ngoài da, còn có tên gọi khác là bệnh vảy nến phấn hồng, vảy nến hồng. Nhiều người lo lắng không biết vẩy phấn hồng có lây không? Phòng ngừa thế nào hiệu quả? Do đó, những thông tin bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh vảy phấn hồng có lây không? Phải làm sao để trị dứt điểm
Bệnh vảy phấn hồng có lây không? Phải làm sao để trị dứt điểm

Vẩy phấn hồng có lây không?

Vảy nến phấn hồng khó chữa, gây ra ảnh hưởng xấu đến thẩm mĩ, tâm lý người mắc nhất là chị em phụ nữ. Bên cạnh việc tìm hiểu phương pháp điều trị, nhiều người lo lắng về khả năng lây nhiễm bệnh. Vậy vẩy phấn hồng có lây không? Câu trả lời là không? Bởi đây không phải là bệnh truyền nhiễm mà gây ra do những nguyên nhân sau đây

  • Do làn da xuất hiện vết thương hở và không được xử lý đúng cách, kịp thời.
  • Yếu tố di truyền. Theo đó, tỷ lệ những người con có bố mẹ từng mắc vẩy phấn hồng sẽ có nguy cơ bị vảy nến cao hơn những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ là 2 – 3%.
  • Do căng thẳng thần kinh quá mức, stress kéo dài.
  • Do cơ thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, nhiễm virus chủng HHV6, HHV7.
  • Tiếp xúc môi trường có chứa vi khuẩn gây bệnh.
  • Thường xuyên làm việc trong môi trường có chứa hóa chất hoặc lạm dụng các chất tẩy rửa… cũng làm triệu chứng của bệnh vảy phấn hồng rõ rệt hơn.
  • Yếu tố môi trường: Việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng, sự ẩm ướt của không khí hay môi trường sống thiếu ánh nắng… cũng đều tăng nguy cơ mắc vảy phấn hồng.
  • Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích sẽ làm gia tăng triệu chứng của bệnh vảy nến phấn hồng.

Như vậy, qua những nguyên nhân kể trên, mặc dù bệnh vảy phấn hồng vẫn có yếu tố đến từ vi khuẩn, virus. Thế nhưng, đến nay các bác sĩ không tìm thấy nguy cơ lây nhiễm. Thay vào đó, tác nhân chủ yếu được tìm thấy vẫn là do di truyền, cơ địa nhạy cảm. Đây là triệu chứng do miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức. Từ đó, khiến các tế bào mô biểu bì được sản xuất ra nhiều hơn so với bình thường. Điều này, dẫn đến sự chồng chất các lớp tế bào sừng và xuất hiện tổn thương có vảy. 

Phòng ngừa vảy phấn hồng như thế nào?

Như đã phân tích ở trên, vảy phấn hồng không lây nhiễm nên chúng ta có thể sống chung an toàn với người mắc bệnh. Tuy nhiên, do bệnh gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến làn da và sinh hoạt, nên chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa. Do đó, bạn có thể tham khảo một số gợi ý phòng bệnh dưới đây.

Luôn vệ sinh sạch sẽ làn da mỗi ngày

Các bạn nên tắm bằng nước ấm với các loại xà phòng, dầu gội phù hợp và không có chất tẩy rửa mạnh. Khi tắm xong, cần chấm khô bằng khăn mềm và thoa kem dưỡng ẩm cho da.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Chế độ ăn khoa học và hợp lý, giúp kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của bệnh vảy phấn hồng. Do đó, các bạn cần hạn chế dùng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích.

Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Chú ý tăng cường sử dụng trái cây, rau xanh, nước ép rau củ quả, thực phẩm chứa axit omega 3. Đồng thời, hạn chế các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm dễ bị dị ứng.

Tập thể dục mỗi ngày

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Bạn nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, yoga,… Hạn chế các bài tập quá sức, ra mồ hôi nhiều dễ khiến bệnh tái phát.

Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi

Hãy chọn lựa những bộ trang phục thấm hút mồ hôi, thoáng mát. Như vậy, vừa đảm bảo làn da được khô ráo, tránh mồ hôi tích tụ trên da nhằm ngăn ngừa bệnh vảy phấn hồng tái phát.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Đối với người trưởng thành, lượng nước tối thiểu cần dung nạp vào cơ thể là 2 lít/ngày. Điều này sẽ giúp làn da được giữ và cấp ẩm tự nhiên, tránh bị khô, bong tróc.

Uống đủ nước giúp làn da được giữ ẩm tự nhiên
Uống đủ nước giúp làn da được giữ ẩm tự nhiên

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng các loại nước tốt cho cơ thể và sức khỏe là nước lọc, nước ép rau củ quả. Cần tránh các loại nước có gas, nước ngọt đóng chai, rượu bia, cà phê…

Bảo vệ da trước ánh nắng

Nếu để làn da tiếp xúc với ánh nắng quá lâu sẽ khiến làn da bị tổn thương, làm gia tăng sự trầm trọng của bệnh vảy nến hồng, thậm chí gây ung thư da. Do đó, bạn nên có biện pháp bảo vệ da trước ánh nắng bằng cách thoa kem chống nắng, sử dụng mũ áo để che chắn.

Luôn ổn định tâm trạng

Để điều trị và phòng ngừa vảy phấn hồng, người bệnh cần ổn định tâm lý với sự thoải mái, vui vẻ. Tránh để bản thân bị stress, căng thẳng quá mức.

Ngoài ra, duy trì giấc ngủ 8 tiếng mỗi ngày, giữ phòng ốc sạch sẽ cũng là giải pháp lý tưởng để cải thiện tâm trạng.

Vẩy phấn hồng có lây không? Làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả và an toàn? Những vấn đề này được giải đáp chi tiết trên đây. Hy vọng các thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn nhanh chóng điều trị thành công căn bệnh này.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Bệnh vảy phấn hồng có để lại sẹo không là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu. Sẹo sẽ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ và khiến người bệnh trở nên tự ti, nhất là đối với phái nữ. Bài viết sau đây của Tapchidongyorg sẽ giúp bạn đọc làm rõ vấn đề này. [caption id="attachment_26158" align="aligncenter" width="730"] Vảy...
Vảy phấn hồng kiêng ăn gì, nên ăn gì là điều mà hầu hết bệnh nhân đều quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được những loại thực phẩm mà người bị vảy phấn hồng nên ăn cũng như không nên ăn từ lời khuyên của bác sĩ.  Bệnh vảy phấn hồng kiêng ăn gì là tốt?...

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh vảy nến phấn hồng là vô hại và không quay trở lại sau khi nó biến mất.

Vẩy phấn hồng là bệnh ngoài da, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người mắc tự ti vì làn da mất thẩm mỹ. Do đó, nhiều người thắc mắc không biết vẩy phấn hồng bao lâu thì khỏi? Đâu là cách trị bảy vảy phấn hồng hiệu quả? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan