Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Nội soi dạ dày qua đường mũi là một kỹ thuật thuộc nhóm nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng, giúp bác sĩ có thể thăm khám và quan sát trực tiếp được bộ phận tiêu hóa nằm trong cơ thể người. Mặc dù đây là thủ thuật khá phổ biến nhưng không phải ai cũng có kiến thức về quy trình, bảng giá (chi phí) và chưa biết làm ở đâu chất lượng nhất.

Ưu nhược điểm của phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi

Trên thực tế thì thủ thuật nội soi dạ dày bằng đường mũi được thực hiện bằng dụng cụ y khoa, là ống nội soi có đường kính mềm, dẻo và linh hoạt có thể kết nối rồi truyền dữ liệu hình ảnh lên màn hình máy tính để bác sĩ trực tiếp quan sát. Từ đó bác sĩ sẽ dễ dàng nhận ra điểm bất thường của các bộ phận liên quan.

Do vậy mà thủ thuật này ngày càng phổ biến và được nhiều người bệnh tin tưởng thực hiện, đặc biệt là bệnh nhân đau dạ dày, nhưng để hiểu rõ hơn về kỹ thuật hiện đại này thì chúng ta cùng tìm hiểu từng thông tin được chia sẻ dưới đây.

Ưu điểm nội soi dạ dày qua đường mũi
Ưu điểm nội soi dạ dày qua đường mũi

Ưu điểm:

  • Độ chính xác tương đối cao vì ống nội soi có thể đi sâu xuống dạ dày tá tràng và dễ thực hiện so với một số thủ thuật y khoa khác.
  • Thực hiện bằng dụng cụ nhỏ gọn, chỉ khoảng 5,9 mm nên dễ dàng đi qua được đường mũi, hạn chế được việc chạm vào vùng hầu họng và lưỡi gà. Từ  đó sẽ thuyên giảm được những dấu hiệu đau họng, ngứa họng, buồn nôn như thủ thuật nội soi dạ dày qua đường miệng.
  • Khá an toàn: Vì không cần phải sử dụng đến thuốc gây mê, nên bệnh nhân sẽ tránh được những tác dụng phụ hoặc biến chứng do thuốc gây mê.
  • Bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ trong quá trình tiến hành nội soi, nên khi cảm thấy đau hoặc bất thường sẽ kịp thời báo hiệu cho bác sĩ.
  • Quá trình thực hiện nhanh chóng, có thể chỉ dao động trong khoảng 15 phút là hoàn tất.

Nhược điểm:

  • Thủ thuật sẽ hạn chế với những bệnh nhân có bệnh lý ở vùng mũi, hệ hô hấp. Vậy nên, trước khi tiến hành bệnh nhân cần phải khai báo để bác sĩ đưa phương án chẩn đoán khác để không gặp phải biến chứng trong quá trình nội soi.
  • Bảng giá nội soi dạ dày qua đường mũi cũng cao hơn so với kỹ thuật khác.
  • Nếu bệnh nhân cần phải được tiến hành lấy dị vật, cắt polyp, cầm máu… thì kỹ thuật qua đường mũi này không thể thực hiện được mà cần phải chuyển sang đường miệng.

Khi nào cần khám nội soi dạ dày qua mũi?

Đặc thù của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở thời điểm cấp tính sẽ không có dấu hiệu bệnh rõ ràng, nên người bệnh thường sẽ không kịp thời phát hiện ra bệnh. Nên khi triệu chứng bệnh trở nặng, nghiêm trọng như gặp phải biến chứng (xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày…) thì bệnh nhân mới tới khám hoặc nhập viện.

Đau bụng, ợ hơi, suy nhược cơ thể... hoặc biểu hiện lạ vùng ổ bụng nên đi nội soi
Đau bụng, ợ hơi, suy nhược cơ thể… hoặc biểu hiện lạ vùng ổ bụng nên đi nội soi

Do vậy, ngay từ những thời điểm, cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nhỏ cũng nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán bệnh sớm nhất. Dưới đây là một số cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa mà bệnh nhân nên đi nội soi:

  • Cơ thể suy nhược, luôn cảm thấy mệt mỏi và giảm cân không xác định nguyên nhân;
  • Đau bụng nhiều ở vùng thượng vị, buồn nôn và nôn ngay sau khi ăn hoặc trong khi ăn đồ lạ;
  • Ợ hơi nhiều, đắng miệng và rát họng;
  • Đi ngoài ra máu hoặc phân đen (nghiêm trọng), trường hợp này cần đến bệnh viện sớm nhất;
  • Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, giảm đau trong một thời gian dài;
  • Gia đình từng có người mắc bệnh (khám định kỳ).

Nội soi dạ dày qua đường mũi có đau không và quy trình thực hiện thế nào?

Như đã chia sẻ ở trên thì việc nội soi qua đường mũi được thực hiện an toàn và ít khó chịu hơn so với đường miệng, thậm chí không cần phải sử dụng đến thuốc gây mê. 

Nên người bệnh hoàn toàn yên tâm rằng thủ thuật qua đường mũi không đau, hạn chế tối đa được tác dụng phụ và người bệnh có thể chỉ bị chảy nước mũi, hoặc máu mũi nhưng không nhiều.

Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, chúng ta tìm hiểu về quy trình nội soi dạ dày bằng đường mũi:

Thăm khám ban đầu: Bác sĩ đánh giá triệu chứng, mức độ bệnh, kiểm tra các nguy cơ rồi đưa ra chỉ định hoặc chống chỉ định trước khi tiến hành nội soi cho người bệnh.

Giải thích, tư vấn: Mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe và nội soi mà bệnh nhân thắc mắc. Đồng thời bác sĩ sẽ đưa ra lời giải thích về quá trình thực hiện nội soi bằng đường mũi để bệnh nhân hiểu rõ hơn về thủ thuật.

Bác sĩ đưa lời khuyên sau nội soi qua đường mũi
Bác sĩ đưa lời khuyên sau nội soi qua đường mũi

Bắt đầu tiến hành (ít nhất 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng): 

  • Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn tư thế nằm hoặc ngồi để thu được hình ảnh rõ nét nhất.
  • Thực hiện gây tê bên lỗ mũi soi (nếu có, tùy vào từng bệnh nhân).
  • Bắt đầu tiến hành đưa từ từ máy soi qua vào mũi rồi dần dần đưa xuống hầu họng đến thực quản và các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa dạ dày, hành tá tràng… Kết hợp với kỹ thuật bơm hơi, bác sĩ sẽ có thể quan sát được hình ảnh tốt hơn. Khi đó việc xác định và chẩn đoán bệnh sẽ chính xác hơn.

Rút máy, Rửa và khử khuẩn máy soi: Đây là theo đúng với những quy định của Bộ y tế, đảm bảo bệnh nhân không bị lây nhiễm bệnh sau khi thực hiện nội soi.

Đọc kết quả: Đối với những bệnh nhân không có biểu hiện bất thường thì có thể sẽ được đưa ra kết quả và chỉ định nên sử dụng thuốc gì, dặn dò về chế độ ăn uống.

Ngược lại bệnh nhân có dấu hiệu khác lạ hoặc chưa thể kết luận bệnh cần phải xét nghiệm thêm thì có thể sẽ phải chờ để thực hiện thêm kỹ thuật khác.

Nội soi dạ dày qua đường mũi giá bao nhiêu? Nên chọn làm ở đâu?

Dựa vào thực tế thì quá trình thực hiện thủ thuật đạt hiệu quả cao và thành công hay không còn phụ thuộc vào trình độ bác sĩ và trang thiết bị của bệnh viện, cơ sở khám. Do vậy, bệnh nhân nên tìm đến nơi uy tín để thực hiện, một số địa chỉ sẽ được chia sẻ trong phần nội dung sau.

Hầu hết mức giá ở các địa chỉ khám nội soi đều dao động từ 500.000đ – 2.500.000đ/ lần và không bao gồm các khoản xét nghiệm, điều trị khác.

Dưới đây sẽ là những địa chỉ bệnh viện, cơ sở y tế uy tín và được nhiều bệnh nhân biết đến kèm theo câu trả lời nội soi dạ dày qua đường mũi bao nhiêu tiền?

Đối với khu vực miền Bắc:

Bệnh viện Bạch Mai (số 78 đường Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội): Đây là địa chỉ nội soi dạ dày qua đường mũi ở Hà Nội lớn nhất hiện nay, bệnh nhân sẽ tiến hành nội soi ở chuyên khoa Tiêu hóa:

  • Nội soi dạ dày qua đường mũi thường: Mức giá sẽ dao động từ 200.000đ – 250.000đ/ lần;
  • Nội soi dạ dày không gây mê kèm theo xét nghiệm vi khuẩn Hp: 600.000đ/ lần;
  • Nội soi dạ dày qua đường mũi có gây mê: Mức giá sẽ dao động từ 1.000.000đ – 1.200.000đ/ lần.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (số 1 đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa): Chi phí nội soi bao tử bằng đường mũi và miệng đều có giá tương đương nhau, cụ thể như sau:

  • Nội soi dạ dày qua mũi/ miệng có thuốc an thần là 700.000đ/ lần; 
  • Nội soi dạ dày qua mũi/ miệng có gây mê 318.000đ/ lần.
Nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số địa chỉ nội soi dạ dày qua đường mũi ở Hà Nội khác như:

  • Bệnh viện Quân Y 103 (160 đường Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội):
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (286 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội)
  • Bệnh viện Việt Đức (Số 40 phố Tràng Thi, q. Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Đối với khu vực miền Nam:

Bệnh viện Chợ Rẫy (201B đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM): Chi phí nội soi bằng đường miệng và mũi có giá tương đương nhau, cụ thể như sau:

  • Nội soi dạ dày qua mũi/ miệng có thuốc an thần: Mức giá trung bình là 250.000đ/ lần; 
  • Nội soi dạ dày qua mũi/ miệng có gây mê: Mức giá trung bình 650.000đ/ lần.

Bệnh viện Đại học Y dược HCM (215 đường Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM): Chi phí nội soi bằng đường miệng và mũi có giá tương đương nhau, cụ thể như sau:

  • Nội soi dạ dày qua mũi/ miệng có thuốc an thần: Mức giá trung bình là 800.000đ/ lần; 
  • Nội soi bao từ bằng đường mũi/ miệng có gây mê: Mức giá trung bình 1.500.000đ/ lần.

Một vài lưu ý trước và sau khi nội soi dạ dày bằng đường mũi

Mặc dù nội soi qua đường mũi cũng có thể giúp bệnh nhân và bác sĩ xác định được chính xác đến 90% của một số bệnh lý như viêm dạ dày, đau dạ dày Hp, xuất huyết dạ dày…  

Tuy nhiên, để quá trình nội soi qua mũi được diễn ra an toàn, hiệu quả và thuận lợi nhất thì bất cứ bệnh nhân nào cũng cần phải biết nên chuẩn bị gì khi nội soi qua đường mũi và lưu ý gì sau khi vừa tiến hành xong.

Trước khi nội soi bằng đường mũi:

  • Thường bệnh nhân cần phải nhịn ăn từ 5 – 6 tiếng trước khi bắt đầu nội soi, như vậy sẽ giúp toàn bộ dạ dày của bạn được sạch sẽ, không gây cản trở trong quá trình bác sĩ tiến hành nội soi.
  • Ngoài ra, trong khoảng thời gian 12 tiếng, bệnh nhân không hút thuốc lá để hạn chế lượng dịch vị dạ dày bị tiết ra. Đồng thời không uống một số loại nước có màu như coca, nước ngọt (cam, dưa leo, xoài, mận…), cafe, sữa… vì chúng có thể khiến bác sĩ nhầm lẫn là xuất huyết máu và chẩn đoán bệnh không chính xác.
  • Đối với những trường hợp bệnh nhân có một số bệnh lý về đường hô hấp, bệnh tim mạch hoặc sử dụng một số loại thuốc Tây (thuốc điều trị viêm dạ dày, thuốc trị khuẩn Hp…) thì cần phải trao đổi với bác sĩ, để không bị ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. 
  • Đặc biệt là bệnh nhân nội soi gây mê, thì cần phải thực hiện đầy đủ xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. Thường thì bệnh nhân cần phải đợi thuốc ngấm, phát huy tác dụng thì mới được tiến hành nội soi.
  • Trước và trong quá trình nội soi, bệnh nhân cần phải tuân thủ đúng với chỉ định cũng như yêu cầu của bác sĩ.
Người bệnh cần nhịn ăn trước khi thực hiện thủ thuật nội soi
Người bệnh cần nhịn ăn trước khi thực hiện thủ thuật nội soi

Sau khi nội soi thông qua đường mũi

  • Khi thủ thuật được tiến hành xong thì bệnh nhân vẫn phải nghe theo chỉ định của bác sĩ, không nên ăn uống gì trong khoảng thời gian nhất định tùy vào tình trạng bệnh của từng người. Vì khi đó, dạ dày chưa được ổn định nên có thể chưa thể thực hiện chức năng một cách bình thường, nếu cố tình ăn hoặc uống có thể khiến tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
  • Một số trường hợp bệnh nhân nội soi qua đường mũi, bác sĩ cảm thấy bất thường và cần phải tiến hành nội soi bằng phương thức khác để tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị khác thì sẽ phải ở lại viện thêm. Hoặc trường hợp bệnh nhân cần theo dõi sức khỏe thì có thể bác sĩ sẽ hẹn lại thời gian tái khám, nội soi lần sau thì bệnh nhân nên nghe theo và đến đúng lịch đã được hẹn để bảo đảm sức khỏe tốt nhất.
  • Đối với bệnh nhân nội soi thông thường thì nên ở lại nơi khám nội soi khoảng 1 – 2 tiếng, bệnh nhân nội soi gây mê thì cần phải tùy vào mức độ từng người, thường khoảng 3 – 4 tiếng để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
  • Khi đã trở về nhà, bệnh nhân vẫn nên di chuyển và vận động nhẹ nhàng để theo dõi sức khỏe. Trong trường hợp bệnh nhân có cảm thấy những biểu hiện như: đau tức ngực, khó thở, nôn ói, đau thượng vị, đau quặn bụng,… hoặc chảy máu mũi thì tốt nhất liên hệ với bác sĩ và đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.
  • Sau khi nội soi khoảng 1 – 2 ngày bệnh nhân có thể ăn uống trở lại bình thường, nhưng vẫn nên dựa theo tình trạng bệnh cùng với lời khuyên của bác sĩ để lên được thực đơn và chế độ ăn uống đảm bảo khoa học. Như vậy quá trình điều trị bệnh sẽ hiệu quả và ngăn ngừa được sự tái phát bệnh.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ưu nhược điểm, thời gian, bảng giá và lưu ý khi nội soi dạ dày qua đường mũi, hy vọng đã mang đến cho bạn sự hữu ích. Chúc bạn sớm tìm được địa chỉ nội soi phù hợp với mình!

Có thể bạn quan tâm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan
trao-nguoc-da-day-ban-dem
viem-teo-niem-mac-da-day
dau-da-day-khi-mang-thai
da-day-moc-hoa
che-do-an-cho-nguoi-viem-da-day
cach-chua-benh-tri-tai-nha
thuoc-dong-y-tri-trao-nguoc-da-day
hinh-anh-benh-nhan-chua-khoi-viem-dai-trang-man-tinh-o-tuoi-75-1