Từng loại thuốc điều trị vi khuẩn HP sẽ có những công dụng riêng và cần sử dụng kết hợp cùng với phác đồ trị HP dạ dày cũng như các biện pháp hỗ trợ khác để đạt được hiệu quả cao nhất. Dưới đây là các loại thuốc triệt HP hàng đầu hiện đang được nhiều người tin dùng.
Thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ gây ra những bệnh lý nghiêm trọng ở dạ dày với biểu hiện như: Loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, thủng dạ dày… Khi điều trị vi khuẩn HP cần chú ý lựa chọn đúng loại thuốc phù hợp bởi muốn đạt được hiệu quả cần có sự phối hợp các loại thuốc khác nhau.
Có nhiều loại thuốc điều trị vi khuẩn HP, trong đó có những loại thuốc được đánh giá là đã mang lại hiệu quả cao nhất cho người bệnh. Dưới đây là những loại thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn HP thường được sử dụng và mang lại hiệu quả khá tốt mà người bệnh có thể tham khảo trong quá trình điều trị:
Điều trị vi khuẩn HP bằng Amoxicillin
Amoxicillin là một kháng sinh thuộc nhóm penicillin có công dụng cao với môi trường acid của dạ dày, chuyên dùng để tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh.
Tác dụng: Amoxicilline là một biệt dược thuộc nhóm chống nhiễm khuẩn cao có khả năng ức chế sự tổng hợp của vách tế bào trong cơ thể. Cùng với đó, Amoxicilline cũng tương đối bền với pH acid, có sự hấp thu tốt ở niêm mạc ruột và dạ dày của người bệnh. Loại biệt dược này có tác dụng cực tốt làm ức chế hoạt động của vi khuẩn HP một cách đáng kể.
Theo các nghiên cứu, Amoxicilline có thể tồn tại dưới nhiều dạng như: bột pha siro, bột tiêm, viên nén dài bao phim, viên ngậm, viên nang cứng, viên nén nhai, thuốc cốm v.v…
Tác dụng phụ: Uống nhiều Amoxicillin có thể dẫn đến viêm đại tràng giả mạc, tiêu chảy buồn nôn, nôn, dị ứng da v.v…
Giá thuốc: Có 2 loại Amoxicillin hiện đang được bán trên thị trường với hai loại phổ biến là 250 và 500mg.
- Hộp Amoxicillin 250 mg: Giá 70.000/ VNĐ/ hộp
- Hộp Amoxicillin 500 mg: Giá 100.000 VNĐ/ hộp
Thuốc kháng sinh Metronidazol điều trị vi khuẩn HP
Thuốc Metronidazol là một trong những loại kháng sinh thuộc nhóm 5 Nitroimidazole, thuốc có tác dụng ngăn chặn sự tăng trưởng của động vật nguyên sinh và vi khuẩn tấn công cơ thể. Ngoài ra, thuốc còn có công dụng cao trong việc chữa viêm loét dạ dày và được sử dụng phổ biến giống như một tác nhân kháng khuẩn hiệu quả.
Cách dùng: Với thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, bạn nên uống thuốc cùng với thức ăn để tăng hiệu quả. Khi uống người bệnh không được nghiền nát, nhai hay bẻ nhỏ thuốc. Đối với thuốc dạng hỗn dịch, bạn nên uống thuốc khi bụng rỗng. Nên sử dụng thuốc ít nhất 1 giờ trước bữa ăn.
Giá thuốc: Thuốc kháng sinh metronidazol với hộp 250 mg có giá 21.000 / hộp 10 vỉ x 10 viên.
Lưu ý: Cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được dùng nhiều hơn hoặc ít hơn so với liều lượng đã chỉ định, không được tự ý ngưng dùng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.
Tác dụng phụ: Metronidazole khi sử dụng quá lâu ngày hoặc thể trạng không phù hợp có thể sẽ dẫn đến bị nôn, tiêu chảy ra phân có mùi tanh. Tình trạng này kéo dài thì có thể sẽ bị ức chế và suy giảm các giác quan.
Điều trị HP bằng kháng sinh Tetracycline
Tetracycline thường được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiều dạng nhiễm khuẩn khác nhau, trong đó bao gồm cả việc nhiễm vi khuẩn HP.
Tác dụng: Tetracyclin có khả năng kìm khuẩn do hoạt động ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn gây bệnh.
Giá thuốc: Tetracycline hiện được bán với giá 45.000 / hộp, gồm 10 vỉ/10 viên
Tác dụng phụ: Tetracyclin có hoạt tính khá mạnh nên người dùng có thể sẽ gặp phải những phản ứng khác như tình trạng dị ứng, phát ban, sưng phù ở mặt, choáng váng, giảm thị lực, chán ăn, sốt, nước tiểu sẫm màu v.v…
Clarithromycin- thuốc kháng sinh điều trị HP
Clarithromycin là một loại kháng sinh bán tổng hợp có tác dụng tốt để ức chế sự tổng hợp protein ở vi khuẩn nhạy cảm.
Tác dụng: Thuốc Clarithromycin có khả năng ức chế sự tổng hợp Protein của nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn HP.
Ưu điểm: Clarithromycin là loại thuốc không bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị, đồng thời có khả năng bao phủ và thấm sâu vào lớp niêm mạc dạ dày. Theo các bác sĩ, nồng độ thuốc trong tế bào được xác định là cao gấp nhiều lần so với Erythromycin.
Giá thuốc: Clarithromycin loại 500mg có giá 154.000 / hộp, mỗi hộp 3 vỉ x 10 viên.
Tác dụng phụ: Clarithromycin được đánh giá là một trong những loại kháng sinh ít có tác dụng phụ, thế nhưng, trong một vài trường hợp nó cũng sẽ khiến chúng ta có một vài triệu chứng như: Cảm thấy đau đầu, tức ngực, tim đập nhanh, sốt phát ban, đi ngoài hoặc ngất xỉu…
Nhóm thuốc Quinolon
Quinolon là tên tổng hợp của một nhóm thuốc kháng sinh với khả năng ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn.
Ưu điểm: Vi khuẩn H.pylori có sự kháng tự nhiên với Nalidixic acid và Norfloxacin, Ofloxacin vì thế mà nhóm thuốc Quinolon được dùng làm kháng sinh đường tiết niệu, nhưng phần lớn bị chuyển hoá ở gan, chỉ 1/4 qua thận dưới dạng còn hoạt tính.
Nhược điểm: Nhóm thuốc này mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, buồn nôn, dị ứng ngoài da, nhức đầu v.v…
Điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Bismuth subcitrate
Thuốc Bismuth subcitrate được xếp vào nhóm thuốc hệ tiêu hóa, nó vốn được dùng như một loại kháng sinh để điều trị các bệnh về viêm loét dạ dày – tá tràng và nhiễm khuẩn H.pylori.
Có rất nhiều loại thuốc Bismuth được dùng trên lâm sàng bao gồm: Colloidal Sous Nitrat Bismuth, Tripotassium Dicitrato Bismuth và Sous salicylate bismuth. Đây là một loại kháng sinh có độ hòa tan rất cao trong môi trường nước, muối Bismuth khi kết hợp với Glycoprotein sẽ tạo nên một lớp rào chắn chống lại sự khuếch tán ngược của ion H+.
Ưu điểm: Bismuth subcitrate là loại kháng sinh có thể hạ acid tại lớp nhầy dạ dày xuống mức bình thường, ức chế hoạt động của Pepsin từ đó hình thành phức hợp Bismuth – Pepsin bảo vệ dạ dày. Loại kháng sinh này còn có khả năng kích thích tăng sản xuất và hoạt động của Prostaglandin, tăng tiết nhầy để bảo vệ cho lớp niêm mạc.
Tác dụng phụ: Khi dùng thuốc, người bệnh có khả năng sẽ gặp phải một số trường biểu hiện như nôn mửa, lưỡi và phân chuyển sang màu tối, suy gan thận, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Metronidazol, Tinidazol
Loại kháng sinh này có tác dụng trực tiếp tại dạ dày khá mạnh, Metronidazol, Tinidazol thường xuyên được sử dụng phối hợp với các thuốc khác trong phác đồ điều trị vi khuẩn HP. Thế nhưng, Metronidazol vẫn được sử dụng khá thông dụng hơn Tinidazol.
Bên cạnh đó, Metronidazol còn thường được chỉ định sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn răng miệng. Chính vì được sử dụng rộng rãi như vậy nên kháng sinh này có tỉ lệ kháng khá cao, lên tới 44.1%.
Tóm lại, mỗi loại thuốc kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn HP đều có những ưu điểm và tác dụng phụ riêng biệt của nó. Đây cũng chính là lý do mà chúng tôi luôn khuyên người bệnh không được tùy ý sử dụng bừa bãi, mà phải có sự cho phép của bác sĩ điều trị chuyên khoa.
Thuốc Nam chữa vi khuẩn HP an toàn
Dùng thuốc Nam để điều trị bệnh đã có từ rất lâu đời. Những bài thuốc đều có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên do vậy các phường thuốc này có tính chất an toàn và không hề gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh. Ngoài ra, phương pháp này cũng đảm bảo cho người bệnh sẽ không cần lo lắng về hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn HP.
Ngoài các loại thuốc tây y, một số thuốc Nam cũng có tác dụng trong chữa vi khuẩn HP rất hiệu quả như:
Chè dây
Các hoạt chất flavonoid và tanin có trong cây chè dây có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, giúp chữa lành các tổn thương dạ dày, ngoài ra chè dây còn có khả năng trung hòa acid dạ dày, giảm trào ngược dạ dày hiệu quả.
Chè dây không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp an thần, kích thích tiêu hóa, giúp thanh nhiệt đào thải độc tố trong cơ thể. Tuy nhiên, khi dùng chè dây bạn cũng nên uống đủ liều lượng không nên quá lạm dụng, sử dụng chè dây ở những nơi uy tín, có xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn sức khỏe khi sử dụng.
Khi dùng chè dây để điều trị vi khuẩn HP cần lưu ý những điều sau đây:
- Uống nước chè dây hàng ngày với liều lượng hợp lý là khoảng 60 – 70g/ ngày/ người.
- Không uống chè dây quá nhiều vì sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt. vì thế người bị huyết áp thấp không nên dùng nhiều.
- Chè dây có thể uống cả khi lạnh cũng như khi nóng, thế nhưng hạn chế uống lạnh để tránh dẫn đến tình trạng đau lạnh bụng.
- Nên uống nước chè dây trước khi ăn khoảng 15 – 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hoàng liên
Hoàng liên được biết đến với tác dụng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn HP, bên cạnh đó nó còn có thể giúp người bệnh tránh các cơn đau bụng thường gặp và giảm những chứng đầy hơi, chướng bụng do viêm loét dạ dày tá tràng gây nên.
Bạn có thể dùng Hoàng liên cho bỏ vào trong túi vải, làm cho sạch lông. Hoặc ngâm Hoàng liên trong nước, để khoảng 2 giờ, sau đó sấy khô bằng gỗ liễu để sử dụng. Nên rửa sạch tạp chất, ủ Hoàng liên đến vừa mềm, thái mỏng và đem phơi trong râm cho khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu rồi sao qua để chữa bệnh.
Dạ cẩm
Dạ cẩm có tác dụng kháng khuẩn cùng với khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP trong viêm loét dạ dày tá tràng rất tốt. Điều trị vi khuẩn HP gây bệnh đau dạ dày nhờ cây dạ cẩm, bạn có thể thực hiện theo cách sau: Dùng khoảng 30-40 gam dạ cẩm khô, sắc cùng với nước và uống ngày 2 lần sáng – tối, uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Thường xuyên uống thuốc nam sắc theo cách này trong khoảng 10 ngày bạn sẽ cải thiện đáng kể các cơn đau dạ dày thường gặp.
Cây khôi
Cây khôi hay còn có tên gọi khác là cây đơn tướng quân, cây động lực… Theo Y học hiện đại thì trong lá khôi có chứa rất nhiều thành phần hóa học tannin. Chất này có tác dụng trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, giảm đau và kích thích lên da non, làm lành vết thương nhanh chóng. Có hai loại lá cây khôi thường thấy là lá trắng và tía, cả hai loại này đều có thể tận dụng để chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Lá khôi được sử dụng trong Đông y là một vị thuốc quý mang lại hiệu quả cao, nhất là trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
Nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của lá khôi đến từ các thành phần chính là tanin và glucosid. Bên cạnh đó, lá khôi không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị dạ dày xuống mức bình thường, giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày đang có vết loét, thảo dược này còn giúp người bệnh ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Người bệnh cần kết hợp lá khôi với một số vị thuốc khác để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày, cụ thể như: Lá khôi 80 gam, bồ công anh 40 gam, khổ sâm 12 gam. Dùng tất cả các nguyên liệu này đem thái nhỏ, phơi khô, dùng nấu uống như nước chè và uống khi bụng rỗng.
Bài thuốc nam trị vi khuẩn HP hiệu quả nhất hiện nay
Hiện nay, qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, kết hợp các loại thảo dược lành tính, Sơ can Bình vị tán là một bài thuốc nam trị vi khuẩn HP hiệu quả nhất với nhiều ưu điểm vượt trội.
Sơ can Bình vị tán ra đời với sự kết hợp của những bài thuốc bí truyền với thành quả của y học hiện đại để tạo nên một phương thuốc điều trị HP dạ dày hoàn toàn mới mẻ và hiệu quả.
Bài thuốc là sự kết hợp giữa giữa việc sử dụng các vị thảo dược tự nhiên, từ đó đi sâu điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh, ức chế vi khuẩn HP phát triển trong dạ dày. Nhờ đó, Sơ can Bình vị tán có khả năng khắc phục và làm lành các vị trí viêm loét dạ dày.
Bài thuốc này có công thức bào chế hoàn toàn dựa trên sự tổng hợp ưu điểm của nhiều phương thuốc cổ phương. Các nguyên liệu của Sơ can bình vị tán bao gồm hơn 30 loại dược liệu, có tính kháng sinh, tiêu viêm và ôn bổ rất tốt cho cơ thể người bệnh.
Những loại thuốc dân gian an toàn và lành tính với người bệnh nhưng thường không thể phát huy tác dụng trong thời gian ngắn. Vì vậy, bạn cần kiên trì và sử dụng đúng liều lượng mỗi ngày. Khi sử dụng các vị thuốc Nam trong một thời gian mà tình trạng bệnh vẫn không được cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn và tìm cách điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin cấp cấp trên đây hữu ích đối với bạn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!