Thoát vị đĩa đệm đang trở thành căn bệnh có xu hướng trẻ hóa cao. Bằng các chẩn đoán hình ảnh, thăm khám chi tiết, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp để ngăn chặn chuyển biến xấu của bệnh. Có thể nói, kết quả điều trị bệnh có đạt kết quả tốt không phù thuộc vào phác đồ điều trị có hợp lý hay không. Để hiểu rõ hơn về thông tin này, mời các bạn cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm mang đến nhiều phiền toái, rắc rối cho người bệnh khi bạn phải chịu đựng một loạt các triệu chứng sau đây:
- Đau âm ỉ vùng hông, thắt lưng, kéo dài theo dây thần kinh tọa xuống vùng mông, cẳng chân và bàn chân.
- Khi vận động, đi lại hoặc thay đổi tư thế đột ngột cơn đau sẽ tăng lên và giảm đau khi nằm, ngồi.
- Chân tay tê bì râm ran, mất cảm giác.
- Suy giảm chức năng vận động của tay chân.
[middle_link]
Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và cột sống thắt lưng
Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp để khắc phục những triệu chứng của bệnh và ngăn chặn biến chứng xảy ra.
Hai hướng chữa trị chính thường được sử dụng là: Điều trị nội khoa và Điều trị ngoại khoa.
Phác đồ điều trị nội khoa
Là phương pháp điều trị kết hợp sử dụng thuốc và vật lý trị liệu giai đoạn sớm, tình trạng bệnh chưa tới mức nghiêm trọng, bao xơ đĩa đệm chưa bị rách khiến nhân nhầy tràn vào ống sống. Theo báo cáo chi tiết, khoảng 90% bệnh nhân áp liệu phương pháp điều trị nội khoa ở giai đoạn này khỏi bệnh.
Mục đích điều trị bảo tồn: giảm đau, ổn định cấu trúc cột sống, hạn chế xâm lấn gây tổn thương nhiều hơn. Trong một sống trường hợp, bệnh ở giai đoạn giữa, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid ngoài màng cứng.
Các phương pháp điều trị nội khoa thường thấy như:
Sử dụng thuốc Tây Y
Theo phác đồ điều trị của bác sĩ, một số loại thuốc được kê có tác dụng ức chế thần kinh, giảm đau nhanh chóng, tiêu viêm, ngăn chặn biến chuyển xấu.
Một số loại thuốc thường thấy:
- Giảm đau ngoại biên (acetaminophen), trung ương (tramadol, dolargan,…).
- Kháng viêm không steroid: meloxicam, diclophenac, etodolac, celecoxib,…
- Giảm đau thần kinh, chống trầm cảm: gabapentin, sertraline,…
- Giãn cơ: thiocolchicoside, eperison hydroclorid, mephenesin,…
- Bổ trợ thần kinh: nhóm vitamin B (B1, B6, B12), galantamine,…
- Thuốc bảo vệ dạ dày: esomeprazol, omeprazol, …
Lưu ý, người bệnh cần tuân thủ liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý tăng giảm thuốc, tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng thuốc Đông Y
Các bài thuốc Đông Y điều trị thoát vị đĩa đệm mặc dù hiệu quả chậm nhưng an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Một số vị thuốc có tác dụng chữa bệnh xương khớp hiệu quả như tơ hồng xanh, dây đau xương, gối hạc, vương cốt đằng…
Đông y điều trị bệnh từ gốc đến ngọn, đi từ nguyên nhân gây bệnh, giải quyết triệu chứng, phục hồi chức năng gan thận từ đó mang lại hiệu quả lâu dài.
Tuy nhiên người bệnh cần xác định khi áp dụng phương pháp này cần kiên trì mới thấy kết quả. Với bệnh nhẹ có thể khỏi sau 2-3 tháng dùng thuốc. Bệnh nặng có thể mất đến 6 tháng điều trị. Hãy lựa chọn địa chỉ nhà thuốc uy tín để được tư vấn.
Vật lý trị liệu
Những tác dụng nổi bật của việc kết hợp điều trị vật lý trị liệu như:
- Phục hồi các chức năng sinh lý của cột sống
- Hỗ trợ duy trì và ổn định hiệu quả điều trị bệnh
- Ức chế dây thần kinh cảm giác, giảm đau, khai thông khí huyết, giãn cơ
Các phương pháp điều trị vật lý trị liệu phổ biến:
- Châm cứu bấm huyệt: Dùng kim châm, tay tương tác vào huyệt đạo để giảm đau, khai thông huyệt đạo.
- Massage xoa bóp: Giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau, hỗ trợ tái hồi phục khả năng vận động của người bệnh.
- Kéo giãn vật lý: Kéo giãn đốt sống, giảm áp lực nội đĩa đệm, hạn chế đĩa đệm lệch xa hơn vị trí ban đầu, chèn ép rễ thần kinh.
- Thủy trị liệu: Dưới áp lực của nước, người bệnh cử động nhẹ nhàng linh hoạt, giảm bớt đau đớn.
Phác đồ điều trị ngoại khoa
Khi bệnh chuyển biến nghiêm trọng, áp dụng các phương pháp bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định điều trị ngoại khoa. Mục đích giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, xử lý khối thoát vị, giảm đau nhanh, thay thế đĩa đệm nhân tạo nếu cần thiết.
Những phương pháp điều trị ngoại khoa được biết đến:
- Mổ hở: Phương pháp mổ truyền thống, phổ biến bằng cách rạch tại khu vực bị tổn thương, giảm áp lực lên dây thần kinh và các mô xung quanh.
- Mổ nội soi: Kỹ thuật tiên tiến đưa ống nội soi gắn camera qua lỗ liên hợp loại bỏ một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm, xử lý khối thoát vị.
- Giảm áp đĩa đệm qua da: Biện pháp dùng laser, sóng cao tần với bước sóng phù hợp để đốt cháy một phần đĩa đệm.
Một số lưu ý phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể phòng tránh và giảm thiểu khả năng biến chứng xấu. Một số lưu ý để phòng tránh bệnh cần quan tâm:
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng, gia tăng độ dẻo dai linh hoạt của xương khớp.
- Chú ý tư thế đứng ngồi, bê vác đồ nặng hạn chế tổn thương cột sống.
- Nằm đệm cứng, tránh nằm võng hay ghế sofa để ổn định vị trí các đốt sống.
- Điều trị dứt điểm những chấn thương cột sống, giảm khả năng biến chứng thành thoái hóa, thoát vị đĩa đệm.
- Thăm khám định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện bệnh ngay khi tình trạng bệnh nhẹ hoặc trung bình.
Trên đây là một sống thông tin tham khảo để bạn đọc hiểu hơn về phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm. Hy vọng phần nào hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn triệu chứng và cách phòng tránh bệnh. Hẹn gặp các bạn trong những bài viết sau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!