Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Bị ngứa nổi mẩn đó có thể là triệu chứng của bệnh da liễu, dị ứng hay các nguyên nhân khác. Vậy, tại sao da bị ngứa và nổi mẩn đỏ? Làm thế nào để thoát khỏi triệu chứng khó chịu này? Tapchidongy.org sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết sau!

Bị ngứa nổi mẩn đỏ là gì? Triệu chứng điển hình

Bị ngứa nổi mẩn đỏ là triệu chứng xuất hiện ngoài da khi cơ thể phản ứng lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.

Nổi mẩn đỏ ngứa có thể xảy ra ở một phạm vi nhất định như tay, chân, mặt, lưng, ngực,... hoặc lan rộng ra toàn thân. Các nốt mẩn ngứa có thể nhỏ li ti thành cụm, nổi cộm lên như nốt muỗi đốt và nằm rải rác trên da, có chảy dịch, tróc vảy, có biểu hiện viêm,... Cơn ngứa ngáy cũng xuất hiện với nhiều cấp độ, có thể châm chích như kim đâm, râm ran như kiến bò, kèm theo cảm giác tê đau,...

Nhìn chung, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng của nổi mẩn đỏ ngứa có thể thay đổi. Vậy, bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Ngứa nổi mẩn đỏ là tình trạng da phản ứng với tác nhân gây hại
Ngứa nổi mẩn đỏ là tình trạng da phản ứng với tác nhân gây hại

Nguyên nhân bị ngứa nổi mẩn đỏ

  • Nổi mề đay: Mao mạch trung bì bị viêm do phản ứng lại các tác nhân kích thích, làm cho các sẩn cục cứng như nốt muỗi đốt nổi lên trên da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, nóng rát khó chịu.
  • Viêm da tiếp xúc: Da bị tổn thương do tiếp xúc với hóa chất, côn trùng, mủ thực vật và dị nguyên làm nổi các mẩn đỏ ngoài da, kèm theo mụn, mủ nếu nhiễm trùng.
  • Dị ứng thời tiết: Hệ miễn dịch phản ứng quá mức với sự thay đổi đột ngột của thời tiết gây ra mẩn đỏ ngứa dữ dội ngoài da kèm theo đỏ mắt, sổ mũi, hắt hơi,...
  • Dị ứng thuốc: Hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các thành phần trong thuốc cũng gây ra nổi mẩn như muỗi cắn, nếu nghiêm trọng có thể kèm theo triệu chứng khó thở, nổi ban toàn thân, phù nề,...
  • Dị ứng thực phẩm: Hệ miễn dịch phản ứng với protein trong thực phẩm, làm tăng kháng nguyên IgE trong huyết tương làm da nổi mẩn đỏ ngứa, kèm theo đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Phát ban: Da bị ma sát quá mức, chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài hoặc bị nhiễm trùng sẽ nổi ban, là các đốm hoặc mảng đỏ gồ lên, ngứa hoặc không ngứa, nhưng có châm chích và nóng rát.
  • Nấm da: Nấm da dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa kèm tróc vảy, lộ da non gây mất thẩm mỹ.
  • Viêm da tiết bã: Mẩn đỏ nổi lên ở những vùng da có bã nhờn tiết ra quá mức, đóng vảy, mảng trên bề mặt da và có rỉ dịch, ngứa ngáy khó chịu.
  • Vảy nến: Hệ miễn dịch rối loạn khiến cơ thể tự tiêu diệt tế bào, làm cho da chết liên tục bị đào thải, gây ra cảm giác ngứa ngáy, tróc vảy vô cùng khó chịu.
  • Nổi ban đỏ: Mẩn đỏ hoặc phát ban ngứa do vi khuẩn, côn trùng, virus xâm nhập vào da.
  • Rôm sảy: Trẻ em bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người thường là do rôm sảy vào mùa hè. Đây là hiện tượng mồ hôi tiết ra nhiều khiến lỗ chân lông ứ đọng, bít tắc, hình thành nên những mẩn đỏ dày kín trên da.
  • Nguyên nhân khác: Bị ngứa nổi mẩn đỏ còn có thể xảy ra do các bệnh lý tiềm ẩn như rối loạn chức năng gan, rối loạn tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, giun sán,...

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nổi mẩn đỏ và ngứa thường không nguy hiểm nhưng có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe. Hãy đi khám bác sĩ khi gặp các dấu hiệu sau:

  • Mẩn đỏ lan rộng, sưng tấy, kèm sốt, khó thở, nôn, tiêu chảy, đau nhức.
  • Mẩn đỏ không cải thiện sau vài ngày hoặc tệ hơn.
  • Do tiếp xúc hóa chất độc hại, bị bỏng.
  • Mẩn đỏ có mụn mủ, chảy dịch.
  • Tái diễn thường xuyên, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
  • Có bệnh lý nền về da liễu, dị ứng.

Mẩn ngứa có hiện tượng lan rộng cần đến gặp bác sĩ để thăm khám
Mẩn ngứa có hiện tượng lan rộng cần đến gặp bác sĩ để thăm khám

Cách chẩn đoán triệu chứng mẩn đỏ ngứa

Để xác định chính xác lý do vì sao người bệnh bị ngứa gãi nổi mẩn đỏ, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các thông tin như sau:

  • Tiền sử bệnh án trước đây nếu người bệnh từng bị nổi mẩn đỏ ngứa tương tự.
  • Các triệu chứng mà người bệnh hiện đang cảm thấy.
  • Các loại thực phẩm và thuốc mà người bệnh đã sử dụng trong thời gian gần đây.
  • Các yếu tố dị nguyên mà người bệnh đã tiếp xúc hàng ngày trong thời gian dài và trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, vì biểu hiện giữa các bệnh lý này dễ gây nhầm lẫn nên bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây ra mẩn đỏ ngứa.

Cách điều trị khi bị ngứa nổi mẩn đỏ

Để điều trị triệt để tình trạng bị ngứa nổi mẩn đỏ, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp từ Tây y, Đông y và dân gian. Cụ thể như sau:

Chữa bị ngứa nổi mẩn đỏ bằng thuốc Tây

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị mẩn đỏ ngứa phù hợp với nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh. Các loại thuốc thường được sử dụng để trị mẩn đỏ ngứa bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc bôi hoặc uống có công dụng ngăn chặn quá trình cơ thể giải phóng histamin để giảm kích ứng và ngứa. Một số thuốc thường được chỉ định sử dụng như: Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine, Diphenhydramine.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc bôi hoặc uống có công dụng ức chế vi khuẩn gây viêm, ngứa (ví dụ Amoxicillin, Cephalexin, Tetracycline).
  • Thuốc chứa corticoid: Thuốc có tác dụng chống dị ứng và ức chế miễn dịch, điều chế ở dạng đường uống hoặc thuốc bôi (Hydrocortisone, Prednisone, Triamcinolone).
  • Thuốc sát trùng, sát khuẩn:Sử dụng khi da bị viêm, nhiễm trùng, rỉ dịch, có mủ.

Triamcinolone có tác dụng chống dị ứng và ức chế miễn dịch
Triamcinolone có tác dụng chống dị ứng và ức chế miễn dịch

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể giới thiệu một số loại kem dưỡng có thành phần dược tính, dùng để giảm kích ứng, làm dịu da, mềm da và thúc đẩy quá trình hồi phục.

Lưu ý: Thuốc Tây trị mẩn ngứa, đỏ da không được sử dụng trong thời gian dài vì sẽ gây lờn thuốc. Bên cạnh đó, thuốc Tây dễ gây ra tác dụng phụ, vì thế trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn nên xin chỉ định từ bác sĩ.

Điều trị mẩn đỏ ngứa bằng bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y tập trung giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh. Tuy không đem lại hiệu quả tức thì nhưng Đông y có thể tiêu diệt gốc rễ gây bệnh, ngăn khả năng tái phát hiệu quả.

Một số bài thuốc dùng để chữa nổi mẩn đỏ ngứa bao gồm:

  • Bài thuốc 1: Rửa hoặc ngâm vùng da bị ngứa nổi mẩn đỏ bằng thuốc sắc từ đương quy, ngải diệp, xà sàng tử, bạch liên bì, khổ sâm, phòng phong, kinh giới. Bài thuốc này có công dụng dưỡng ẩm da, nuôi dưỡng tế bào da và tăng cường hoạt huyết.
  • Bài thuốc 2: Uống thuốc sắc từ phòng phong, sinh địa hoàng, thổ phục linh, bạch tiêu bì, thuyền khoái, ý dĩ, cam khảo, sinh thạch cao, kinh giới, vỏ bí đao. Bài thuốc này có công dụng điều hòa tỳ vị, can phế, bàng quang, chống viêm, giảm kích ứng và giảm đau.
  • Bài thuốc 3: Uống thuốc sắc từ rau diếp dại, sài đất, trôm lay, ké đầu ngựa. Đây là bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt và viêm sưng ngoài da.

Các bài thuốc này có thể sử dụng được lâu dài mà ít gây ra tác dụng phụ, an toàn cho nhiều đối tượng người bệnh và đem đến hiệu quả từ từ.

Lưu ý: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng mà khối lượng của các vị thuốc trong một thang thuốc sẽ được điều chỉnh để đem lại hiệu quả tốt nhất. Vì thế, bạn không nên tự kiếm nguồn dược liệu và tự sắc thuốc mà nên tìm gặp thầy thuốc để được thăm bệnh và bốc thuốc theo đúng tỷ lệ.

Giảm ngứa nổi mẩn đỏ bằng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu dễ kiếm cũng được nhiều người áp dụng để điều trị nổi mẩn đỏ ngứa. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc đơn giản, tự làm được tại nhà như sau:

  • Giã lá sam, lọc lấy nước để ngâm rửa vùng da bị nổi mẩn đỏ ngứa.
  • Đun nước lá khế tắm để giảm ngứa.
  • Đun nước lá trầu tắm để giảm viêm ngứa.
  • Thoa dấm táo lên da để cân bằng pH, giảm ngứa và nổi mẩn.
  • Thoa mật ong lên vùng da bị ngứa nổi mẩn đỏ để kháng khuẩn và làm dịu.

Tắm, ngâm rửa bằng nước lá khế giúp giảm ngứa mẩn đỏ hiệu quả
Tắm, ngâm rửa bằng nước lá khế giúp giảm ngứa mẩn đỏ hiệu quả

Lưu ý: Mặc dù các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, hiệu quả điều trị mẩn đỏ ngứa tốt, nhưng không phải nguồn nguyên liệu nào cũng đảm bảo sạch, an toàn 100%. Da của bạn hoàn toàn có thể bị kích ứng, viêm nhiễm và mẩn ngứa nghiêm trọng hơn nếu bạn sử dụng nguồn dược liệu bị nhiễm tạp chất, chất hóa học và dị nguyên độc hại. Vì thế, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc dân gian nào.

Lưu ý khi điều trị và phòng ngừa ngứa nổi mẩn đỏ

Bị ngứa nổi mẩn đỏ có thể thuyên giảm nhanh chóng nhưng cũng có khả năng chuyển biến thành mãn tính nếu người bệnh không chú ý chăm sóc da đúng cách.

Để tác dụng điều trị bệnh của các loại thuốc hiệu quả hơn, phòng ngừa mẩn đỏ ngứa tái phát và hạn chế tác dụng phụ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Làm sạch vùng da bị mẩn đỏ ngứa trước khi bôi, đắp và rửa với bất cứ bài thuốc nào.
  • Không tự ý kết hợp nhiều bài thuốc trị nổi mẩn đỏ ngứa cùng lúc mà không có sự chỉ định hoặc cho phép từ bác sĩ.
  • Bắt buộc dùng thuốc đúng loại, đúng liều lượng để hiệu quả đến nhanh chóng nhất.
  • Tuyệt đối không gãi ngứa, khiến các nốt mẩn đỏ lan rộng, dính bẩn và bị tổn thương nặng thêm.
  • Nên để vùng da bị nổi mẩn đỏ được thông thoáng, khô ráo bằng cách mặc trang phục rộng rãi có chất liệu mềm, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Hạn chế dùng các sữa tắm, xà bông chứa nhiều hóa chất, tính khử mạnh lên vùng da bị dị ứng nổi mẩn đỏ vì chúng sẽ làm khô da, kích ứng da nặng nề hơn. Nên chuyển sang dùng các sản phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên dịu nhẹ, lành tính để bảo vệ sức khỏe làn da.
  • Nếu thấy mẩn đỏ ngứa ngày càng lan rộng, viêm loét kèm theo mưng mủ, sốt cao, mệt mỏi thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để được điều trị ngay.

Bị ngứa nổi mẩn đỏ không chỉ là biểu hiện của một làn da suy yếu mà còn là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của cơ thể đang có vấn đề. Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan trước triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ngoài da mà nên tìm gặp bác sĩ từ sớm để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân bệnh và điều trị kịp thời.


Top địa chỉ phòng khám Bị Ngứa Nổi Mẩn Đỏ


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan