Khô da quanh miệng là vấn đề da liễu nhiều người gặp phải hiện nay, đặc biệt là mùa đông. Không chỉ bong tróc mất thẩm mỹ, chúng còn khiến da bị châm chích, nứt nẻ, khó khăn trong việc ăn uống hay giao tiếp với mọi người. Vậy khô da vùng miệng xuất hiện do đâu? Làm thế nào để chăm sóc vùng da miệng không bị bong tróc, nứt nẻ?
Khô da quanh miệng là như thế nào?
Khô da quanh miệng là tình trạng da ở khu vực xung quanh miệng bị mất đi độ ẩm, trở nên khô ráp, bong tróc và nứt nẻ. Tình trạng này có thể gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.
Theo đó, da khô sẽ có những biểu hiện tăng dần như sau:
- Ban đầu, xuất hiện cảm giác khô, căng trên da.
- Sau đó, da dần trở nên sần sùi, thô ráp hơn, đôi khi là sạm màu đi.
- Da bị bong tróc kèm cảm giác châm chích, ngứa nhẹ.
- Nếu không được can thiệp kịp thời, da bị mất nước làm tổn thương đến các lớp tế bào phía bên trong gây nên tình trạng nẻ: Da bị nứt sâu, sưng đỏ, chảy máu.
Khô da quanh miệng do những nguyên nhân nào?
Khô da quanh miệng khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng có thể hình thành bởi yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt hoặc do chính cơ địa, tình trạng sức khỏe bệnh lý của người bị.
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà tình trạng khô da có thể tự hết sau vài ngày hoặc dai dẳng kéo dài, gây ra những biến chứng xấu cho da như nứt nẻ, viêm nhiễm, chảy máu hay sưng đỏ. Để chủ động trong việc chăm sóc và có giải pháp điều trị kịp thời, hiệu quả, bạn cần nắm chắc những nguyên nhân có thể gây khô da quanh miệng sau:
Tác nhân môi trường
- Thời tiết: Tiếp xúc với thời tiết hanh khô, gió lớn hoặc nhiệt độ cao có thể làm da mất nước và trở nên khô rát.
- Tia UV: Da tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong mặt trời thời gian dài có thể làm da lão hóa sớm, nứt nẻ và khô ráp.
Thói quen sinh hoạt
- Chăm sóc da không đúng cách: Dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh, mỹ phẩm không phù hợp với tính chất da hay lười uống nước đều khiến da bị mất nước, khô, dễ bong tróc và bị kích ứng.
- Hút thuốc lá thường xuyên: Cản trở hàm lượng oxy và dưỡng chất cần thiết cung cấp do da, khiến da thiếu ẩm, trở nên khô và nhăn nheo, dễ bị bong tróc, sần sùi.
- Licking môi: Licking môi thường xuyên có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến da khô và bong tróc.
Do cơ địa, sức khỏe
- Mắc các bệnh da liễu: Viêm da cơ địa, vảy nến, … đều có thể dẫn đến tình trạng khô da, gây ngứa ngáy và bong tróc. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, không chỉ riêng vùng da quanh miệng.
- Bệnh lý khác: Một số bệnh lý như thiếu vitamin B2, thiếu kẽm, hoặc rối loạn nội tiết tố cũng có thể dẫn đến tình trạng da khô
Cách chăm sóc vùng da quanh miệng bị khô
Không bàn tới cách điều trị khô da quanh miệng do bệnh lý. Mất nước làm da khô bong tróc quanh miệng hẳn là hiện trạng rất thường gặp vào mùa đông. Bởi lúc này, da của chúng ta phải chịu nhiều tác động bất lợi từ yếu tố môi trường.
Dưỡng ẩm nhằm hạn chế những ảnh hưởng đó chính là giải pháp tích cực để chăm sóc cũng như ngăn ngừa khô da quanh vùng miệng, da mặt bị khô.
Dùng mẹo dân gian
Các nguyên liệu tự nhiên có thể đem lại tác dụng dưỡng ẩm mà bạn không ngờ tới, giúp khắc phục triệt để tình trạng khô vùng da quanh miệng hiệu quả.
- Dầu thực vật: Dầu gấc/ dầu oliu/ dầu dừa… đều chứa các chất béo không no có tác dụng khóa ẩm, giữ cho bề mặt da mềm mịn, không bị bong tróc. Sau khi rửa mặt, lấy khoảng 1 giọt dầu thực vật vào lòng bàn tay, xát các đầu ngón tay (của bàn tay còn lại) vào chỗ dầu đó rồi dặm nhẹ nhàng vào vùng da bị khô.
- Sữa chua: Acid lactic có trong sữa chua là một trong những chất có tác dụng dưỡng ẩm tuyệt vời. Bạn có thể sử dụng sữa chua để đắp, hay thậm chí để thay thế sữa rửa mặt cũng là một lựa chọn không tồi nhằm bảo vệ da khỏi tình trạng khô nứt nẻ. Sữa chua làm sạch da một cách dịu nhẹ, đồng thời đảm bảo cân bằng pH cho làn da mà không cần tới các sản phẩm phụ trợ như toner.
- Nha đam: Gel từ thân nha đam đã được sử dụng từ lâu và trở nên rất phổ biến bởi hiệu quả mà nó đem lại, bao gồm cả trường hợp bị khô da ở quanh miệng. Lưu ý cần làm sạch và loại bỏ hết nhựa cây trước khi đắp để tránh bị ngứa hay kích ứng.
- Đu đủ/ dứa: Các enzyme có trong thành phần hai loại quả chín này giúp cấp ẩm sâu, hỗ trợ tốt cho quá trình giữ nước của tế bào da.
- Diếp cá/ rau má: Giã dập rồi đem đắp các dược liệu tươi này cho hiệu quả kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu da, thúc đẩy tái cấu trúc, làm nhanh lành những tổn thương do nứt nẻ, chảy máu.
- Cà chua: Cà chua chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng cấp ẩm tốt cho da như các vitamin A, E, C,… Lưu ý: Không dùng đắp trực tiếp trong trường hợp da bị nẻ, chảy máu vì gây xót da, có thể tăng kích ứng làm tình trạng càng xấu đi.
Dùng kem dưỡng ẩm
Hiện nay, các hãng sản xuất đã cho ra đời nhiều sản phẩm dưỡng ẩm chuyên sâu rất được ưa chuộng. Vùng da quanh miệng vốn không quá nhạy cảm nên bạn có thể sử dụng chung kem dưỡng với các vùng da khác trên khuôn mặt.
Một số loại kem dưỡng ẩm tốt cho da mà bạn nên tham khảo:
- Kem dưỡng ẩm Muji Moisturising: Với các thành phần tự nhiên như dầu Oliu, dầu Jojoba, chiết xuất từ hạt bưởi, nước mơ cùng Vitamin C và E… sản phẩm có tác dụng làm mềm da, giúp da thêm căng bóng, mịn màng. Bên cạnh đó, các hoạt chất này còn góp phần tạm biệt vùng da quanh miệng không đều màu nhờ tác dụng dưỡng trắng.
- Kem dưỡng ẩm Eucerin Lipo Balance: Sản phẩm giúp cân bằng độ ẩm trên da. Hai thành phần chính là Biotin và Ceramide-3 có tác dụng dưỡng ẩm sau, ngăn ngừa tình trạng da bị mất nước, bong tróc sần sùi. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ phục hồi và tái tạo da.
- Kem dưỡng ẩm Hada Labo Advanced Nourish: Chứa Super Hyaluronic Acid có khả năng giữ ẩm gấp 1000 lần phân tử nước thông thường.
- Kem dưỡng ẩm Cetaphil Dermacontrol Oil Control Moisturizer with Sunscreen Broad Spectrum SPF 30: Công thức thành phần đơn giản, gồm glycerin, silica, kẽm oxyd cùng chiết xuất rễ cam thảo nhưng đem lại các hiệu quả đáng kể như: dưỡng ẩm, chống nắng, giảm viêm, ngừa mụn.
- Kem dưỡng ẩm Simple Kind To Skin Hydrating Light Moisturiser: Vitamin E kết hợp với Glycerin và Borage seed oil giúp cân bằng độ ẩm trên da, giữ da luôn căng mướt, mịn màng. Bên cạnh đó vitamin B5 làm dịu da, hạn chế các biểu hiện kích ứng, mẩn đỏ.
- Kem dưỡng ẩm Vaseline Pure Petroleum Jelly: Kết cấu kem ở dạng đặc, có chức năng khóa ẩm rất tốt dù công thức thành phần hết sức đơn giản. Cần bôi với lượng vừa phải để tránh gây cảm giác nhầy dính và bít tắc lỗ chân lông.
Cách phòng ngừa khô da quanh miệng hiệu quả
Để phòng ngừa tình trạng khô da vào mùa đông, xây dựng các thói quen sinh hoạt tốt là giải pháp quan trọng và thiết thực.
- Điều chỉnh sinh hoạt hằng ngày một cách khoa học: Uống đủ nước, ngủ sớm, hạn chế căng thẳng kết hợp với luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
- Ăn uống đủ chất, đảm bảo cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi trong khẩu phần ăn.
- Không rửa mặt bằng nước quá lạnh hay quá nóng, sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ để tránh gây kích ứng.
- Không nên bỏ qua bước dưỡng ẩm cho da, ngay cả khi bạn có làn da thường khỏe mạnh. Đặc biệt vào mùa đông, khi các yếu tố môi trường vượt quá khả năng điều chỉnh của cơ thể, bạn cần tăng cường chăm sóc để không xảy ra tình trạng rối loạn da.
- Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để hạn chế tình trạng da bị mất nước. Cần lưu ý dùng ở mức độ vừa phải. Bởi nếu không khí quá ẩm tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển mạnh, có thể gây bệnh cho da và cả đường hô hấp.
Hy vọng các thông tin về nguyên nhân cũng như cách phòng tránh tình trạng khô da quanh miệng đã được trình bày trong bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong mùa đông này. Chúc bạn có được những lựa chọn thông minh và phù hợp nhất cho làn da của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!