Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Sốt xuất huyết gây những triệu chứng khó chịu như sốt cao, đau đầu, chóng mặt, phát ban, buồn nôn,… Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh còn bị ngứa ngáy dữ dội. Vậy cụ thể, sốt xuất huyết bị ngứa nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? Chữa thế nào? Chuyên gia Tạp Chí Đông Y sẽ giải đáp chi tiết cho những vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Tại sao sốt xuất huyết bị ngứa?

Sốt xuất huyết là bệnh lý xuất phát do nhiễm virus Dengue lây nhiễm nhiễm do muỗi đốt. Bệnh không chỉ gây sốt cao mà còn khiến người bệnh đau đầu, phát ban, buồn nôn, chóng mặt. Bên cạnh đó, một số trường hợp sốt xuất huyết bị ngứa da dữ dội.

Chuyên gia phân tích 3 nguyên nhân gây ngứa khi bị sốt xuất huyết như sau:

  • Biến chứng ảnh hưởng đến gan: Virus Dengue có thể gây tăng sắc tố mật và suy gan cấp. Lúc này, ngoài triệu chứng ngứa, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như men gan mức bilirubin tăng cao, vàng mắt, rối loạn đông máu, gan to hoặc teo, vàng da niêm mạc.
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Trong quá trình điều trị sốt xuất huyết, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc, ví dụ như Paracetamol. Loại thuốc này có tác dụng phụ gây suy gan hoặc dị ứng nếu sử dụng sai cách. Điều này dẫn đến các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, vàng da,…
  • Dấu hiệu phục hồi: Chuyên gia cho biết, sốt xuất huyết bị ngứa do dịch ngoại bào tái hấp thu vào máu, mô da tại các vết thương được chữa lành. Đây cũng chính là biểu hiện cơ thể đang trong giai đoạn phục hồi.

Tuy nhiên, dù sốt xuất huyết bị ngứa do nguyên nhân nào, người bệnh cũng cần theo dõi sát sao các triệu chứng, nếu có dấu hiệu bất thường cần thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

sot-xuat-huyet-bi-ngua
Sốt xuất huyết gây những triệu chứng khó chịu, trong đó có ngứa ngáy dữ dội

Sốt xuất huyết bị ngứa nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa ngáy da do xuất huyết không gây nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 – 3 ngày và tối đa 1 tuần rồi tự hồi phục.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bị ngứa ngáy kèm chảy dịch, mưng mủ, ngứa dữ dội ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Lúc này người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kiểm tra và hướng dẫn cách xử lý hiệu quả, an toàn.

Hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết bị

Để cải thiện tình trạng ngứa da do sốt xuất huyết, chuyên gia hướng dẫn người bệnh chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên ngay tại nhà.

Tránh gãi lên vùng da mẩn ngứa

Dù các nốt mẩn ngứa gây khó chịu nhưng người bệnh không nên gãi và chát xát lên những vùng da này. Bởi hành động đó sẽ khiến ngứa ngáy lan rộng, đồng thời làm cho da bị tổn thương. Hơn nữa, những vùng da bị tổn thương, trầy xước có nguy cơ bị nhiễm trùng và lở loét cao.

Nếu đối tượng người bệnh là trẻ nhỏ, phụ huynh tránh để con gãi xước da bằng cách cắt ngắn móng tay và đeo bao tay hằng ngày.

sot-xuat-huyet-bi-ngua
Tránh gãi lên vùng da mẩn ngứa

Vệ sinh cơ thể

Mẩn ngứa, sưng đỏ da sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn nếu cơ thể không được làm sạch thường xuyên. Bên cạnh đó, mồ hôi, bã nhờn và bụi bẩn có thể tích tụ gây viêm da, nhiễm trùng, mưng mủ cơ thể. Do đó, người bệnh cần vệ sinh cơ thể đều đặn mỗi ngày.

Một số lưu ý cho người bệnh sốt xuất huyết khi vệ sinh cơ thể như sau:

  • Chọn các sản phẩm sữa tắm, xà bông dịu nhẹ, thành phần chiết xuất tự nhiên. Tránh những sản phẩm có độ pH cao và chứa nhiều hương liệu vì chúng sẽ gây ngứa ngáy dữ dội hơn.
  • Tắm bằng nước ấm (khoảng 35 – 38 độ C), không tắm nước quá nóng sẽ gây khô da, gây kích ứng da. Người bệnh cũng không nên tắm nước lạnh vì cơ thể đang sốt, nếu tiếp xúc nước lạnh gây sốc nhiệt rất nguy hiểm.
  • Thời gian tắm khoảng 5 – 10 phút, người bệnh không tắm quá lâu để tránh hạ nhiệt cơ thể, khiến tình trạng sốt nghiêm trọng hơn.

Mặc quần áo rộng rãi

Chuyên gia cho biết, ma sát giữ quần áo với da sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy dữ dội hơn và thậm chí sưng tấy dài ngày. Do đó, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, lựa chọn bộ đồ có chất vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi, mỏng nhẹ cho đến khi các vùng da nổi mẩn lành hẳn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý lựa chọn các sản phẩm bột giặt và nước xả vải lành tính, dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa mạnh gây hại cho da.

Vệ sinh không gian sống

Bên cạnh vệ sinh cơ thể, người bệnh sốt xuất huyết bị ngứa cần vệ sinh không gian sống sạch sẽ nhằm loại bỏ bụi bẩn, các tác nhân gây ngứa ngáy, đồng thời loại bỏ ổ trú của muỗi mang virus sốt xuất huyết.
Người bệnh cần tập trung các không gian như phòng ốc, chăn màn, giường tủ, đặc biệt các chum nước, bụi cây,… đều là những nơi muỗi dễ dàng cư trú và sinh sôi.

sot-xuat-huyet-bi-ngua
Vệ sinh không gian sống nhằm loại bỏ bụi bẩn, các tác nhân gây ngứa ngáy

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phục hồi sức khỏe cho người bị sốt xuất huyết. Điều chỉnh một thực đơn phù hợp sẽ cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ da. Theo đó, người bệnh nên bổ sung và hạn chế những loại thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm nên ăn

  • Các loại trái cây, rau củ tươi (cải xanh, súp lơ, rau chân vịt, bưởi, dâu tây,…) cung cấp lượng lớn vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa. Khi được nạp vào cơ thể sẽ giúp tăng cường đề kháng, chữa lành các tổn thương trên da và làm mát, giảm ngứa hiệu quả.
  • Hạt ngũ cốc: Bao gồm óc chó, hạt điều, đậu đỏ, hạnh nhân,… cung cấp dưỡng chất bồi bổ cơ thể, đồng thời làm ẩm da, giúp da mềm mịn, thuyên giảm mẩn ngứa.
  • Nhóm thực phẩm chứa Omega 3: Điển hình như cá hồi, cá tuyết, cá mòi,… được khuyến nghị bổ sung hằng ngày giúp thuyên giảm sốt xuất huyết bị ngứa. Hiệu quả nhờ thành phần chứa các chất kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa.

Thực phẩm nên kiêng

  • Những người đang bị ngứa do sốt xuất huyết nên hạn chế các thực phẩm như hải sản, đồ chiên rán, đồ cay nóng, các thực phẩm chứa nhiều gia vị (đặc biệt là đường, muối).
  • Loại bỏ rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê hoặc các chất kích thích khác. Bởi các chất này không chỉ ảnh hưởng tim mạch mà còn khiến triệu chứng ngứa da nghiêm trọng hơn.
sot-xuat-huyet-bi-ngua
Những người đang bị ngứa do sốt xuất huyết nên hạn chế ăn đồ chiên rán

Nguyên liệu tự nhiên chữa sốt xuất huyết bị ngứa

Trong tự nhiên có nhiều nguyên liệu mang tác dụng giảm ngứa hiệu quả, an toàn mà không gây tác dụng phụ. Trong đó, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng các mẹo đơn giản dưới đây ngay tại nhà:

  • Dầu dừa: Thành phần dầu dừa chứa hàm lượng lớn omega 3, axit amin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, vitamin E trong dầu dừa cũng giúp dưỡng da, làm mềm và dịu cảm giác ngứa ngáy. Mỗi ngày nên dùng dầu dừa thoa lên vùng da bị ngứa, nhẹ nhàng massage trong 5 phút rồi rửa sạch sau 15 phút.
  • Nha đam: Trong nha đam cũng có axit gamma linolenic – tinh chất giảm viêm, làm dịu kích ứng ngứa ngáy trên da rất tốt. Da cũng nhanh chóng phục hồi nhờ các hoạt chất khác trong gel nha đam như vitamin C, vitamin E,… Bạn bôi trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị ngứa và rửa lại sau 15 phút.
  • Muối biển: Tắm nước pha muối biển có khả năng sát trùng da rất tốt. Mỗi tuần nên thực hiện 3 lần để làn da được loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn, ngăn ngừa ngứa da lan rộng hoặc nhiễm trùng. Nhưng lưu ý không tắm nước muối biển hằng ngày vì sẽ khiến da bị khô, bong tróc, kích ứng.

Sử dụng thuốc Tây

Trong trường hợp ngứa da dữ dội, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc Tây sử dụng tại nhà. Các loại thuốc này thường chứa thành phần hoạt chất như Telfast, Chlorpheniramin, Loratadin,… mang lại tác dụng giảm ngứa ngày nhanh chóng.
Tuy nhiên, do thành phần hoạt chất mạnh nên một số người sẽ gặp tác dụng phụ khi sử dụng như: Da nhạy cảm với ánh sáng, da khô, teo da,… Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý sử dụng sản phẩm hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa được chỉ định.

Sốt xuất huyết bị ngứa là triệu chứng nhiều người gặp, tuy không nguy hiểm nhưng cảm giác ngứa ngáy sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và tinh thần người bệnh. Do đó, bên cạnh áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, người bệnh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe và thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Rối loạn nội tiết ở nữ giới thường gây nên một số vấn đề như mụn, nám da, tàn nhang, đồi mồi hay các rát thâm tăng sắc tố.... Những người bị rối loạn nội tiết thường có xu hướng tiêu cực hơn, dễ cáu gắt, hay nổi nóng, tâm lý thất thường. Để cải thiện tình trạng rối loạn nội tiết tố da, chuyên gia đưa ra những hướng dẫn cụ thể như: Kiểm soát căng thẳng, tập thể dục thể thao, bổ sung đủ nước cho cơ thể,...

Thiếu hụt một số dưỡng chất sẽ khiến da khô sạm, kém sức sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Vậy da khô thiếu chất gì? Chuyên gia cho biết, da khô là biểu hiện cơ thể đang thiếu một số chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D, Omega 3, kẽm, Lutein và Zeaxanthin.

Vào mùa hè nóng nổi mẩn đỏ kèm ngứa ngáy là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng khó chịu này có thể cải thiện và phòng ngừa nếu được áp dụng phương pháp phù hợp như: Chườm lạnh cho da, dùng dân gian khi mùa hè nóng nổi mẩn đỏ, dùng thuốc Tây y,...

Sốt xuất huyết là bệnh lý xuất phát do nhiễm virus Dengue lây nhiễm nhiễm do muỗi đốt. Bệnh không chỉ gây sốt cao, đau đầu, phát ban, buồn nôn, chóng mặt mà còn gây ngứa da dữ dội. Tình trạng sốt xuất huyết bị ngứa không gây nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày và tối đa 1 tuần rồi tự hồi phục.

Để giảm nguy cơ phát triển hoặc làm giảm cơn đau của zona thần kinh, bạn có thể:

  1. Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh.
  2. Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách duy trì lối sống lành mạnh.
  3. Tiêm phòng bằng vắc xin herpes zoster (Shingrix) theo chỉ định y tế.
  4. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm thuốc antiviral và giảm đau.
Liệu trình nám tàn nhang Vương Phi là giải pháp được nghiên cứu và bào chế bởi các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện). Vương Phi nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội giúp loại bỏ nám da tàn nhang toàn diện. Đặc biệt,...

Dưới đây là những bí quyết giúp cải thiện da khô hiệu quả:

  • Dưỡng ẩm sau khi tắm rửa để khóa ẩm và làm mềm da.
  • Thoa kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
  • Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da khô, chứa các thành phần dưỡng ẩm.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ tế bào da chết, giúp da sáng mịn.
  • Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí.
  • Sử dụng xịt khoáng để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da.
  • Hạn chế thức khuya và đảm bảo giấc ngủ đủ.
  • Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên từ các nguyên liệu như dầu dừa, mật ong, sữa chua, hoặc yến mạch.
  • Uống sữa tươi hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da.

Da khô nên ưu tiên tẩy tế bào chết hóa học vì sản phẩm làm sạch da dịu nhẹ, không gây kích ứng và không hề gây khô da sau khi sử dụng. Hơn nữa, tẩy da chết hóa học còn hỗ trợ giữ ẩm cho da khô, làm se khít lỗ chân lông và làn da được săn chắc, mịn màng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan