Suy nhược thần kinh được coi là tâm bệnh của xã hội khiến nhiều người rơi vào trạng thái mất tập trung. Bệnh nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, đúng cách sẽ gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng như: kiệt quệ tinh thần, suy nhược cơ thể, trầm cảm, có suy nghĩ tiêu cực làm hại bản thân. Bởi vậy người bệnh không nên chủ quan để hạn chế tối đa biến chứng khôn lường có thể xảy ra.
Chuyên gia tư vấn suy nhược thần kinh là gì, các thể bệnh thường gặp
Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên - Trưởng khoa thần kinh Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết:
Suy nhược thần kinh hay có tên gọi khác là kiệt quệ thần kinh. Đây là một trong những nhóm bệnh lý rối loạn thần kinh chức năng, điển hình là rối loạn chức năng hoạt động của vỏ não và những trung khu dưới vỏ não xảy ra do não bộ phải làm việc quá tải và không được phục hồi, nghỉ ngơi kịp.
Tùy theo triệu chứng, biểu hiện lâm sàng mà suy nhược thần kinh được chia thành các thể bệnh bao gồm:
- Thể nhược: Người bệnh thường bị giảm hưng phấn, không còn cảm giác yêu thích, ham muốn trong một việc gì đó.
- Thể trung gian: Cảm xúc thay đổi thất thường, lúc vui vẻ lúc chán chườm; thường xuyên suy nghĩ mông lung, thờ ơ, dễ sợ hãi hoặc nổi cáu vô cớ.
- Thể cường: Người bệnh không tự chủ được cảm xúc cũng như hành động, dễ bị ức chế trước một sự việc bình thường.
Nhận biết các triệu chứng suy nhược thần kinh
Người bị suy nhược thần kinh có thể phát hiện bệnh sớm dựa theo các dấu hiệu điển hình sau đây:
- Tâm trạng thay đổi:
Người bị suy nhược thần kinh thường tâm lý rất bất ổn. Họ thường dễ cáu gắt, tức giận vô cớ; hoặc cũng thường xuyên lo lắng, suy nghĩ mông lung, dễ xúc động, thậm chí luôn có cảm giác tội lỗi với những điều rất bình thường.
- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ, giấc ngủ chập chờn, thường xuyên tỉnh giấc nửa đêm là một số dấu hiệu điển hình chứng tỏ bạn bị suy nhược thần kinh, kiệt quệ tinh thần. Người bệnh mặc dù cảm thấy rất mệt mỏi, não bộ không thể tỉnh táo nhưng lại không ngủ được. Nếu có ngủ thì giấc không sâu và thường tỉnh giấc nửa đêm bởi có cảm giác hồi hộp, bồn chồn lo âu.
- Suy giảm trí nhớ, khó có thể tập trung
Người bệnh đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc thu nạp, ghi nhớ một thông tin mới.
- Luôn cảm thấy mình mắc bệnh
Người bị suy nhược thần kinh thường xuyên nghi ngờ mình bị bệnh. Chính điều này khiến họ luôn cảm thấy lo lắng, hoang mang, căng thẳng đầu óc khiến bệnh càng nặng hơn.
Ngoài ra người bị suy sụp thần kinh còn có thể đi kèm theo một số triệu chứng như: nhịp tim tăng, đau lưng, đau mỏi cột sống, tê bì chân tay, chóng mặt, hoa mắt,... Một số bệnh nhân cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, cảm giác buồn nôn và nôn, đầy bụng, khó tiêu.
Nguyên nhân bị suy nhược thần kinh là gì?
Theo bác sĩ Lệ Quyên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thần kinh suy nhược. Có cả nguyên nhân chủ quan từ người bệnh hay gặp tác động từ bên ngoài. Một số nguyên nhân chủ yếu mà người bệnh cần chú ý bao gồm:
- Liên tục gặp stress, căng thẳng: Tình trạng thường xuyên bị căng thẳng, áp lực từ công việc, học tập sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý. Não bộ phải hoạt động liên tục, không được nghỉ ngơi; hệ thần kinh bị quá tải khiến người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, âu lo.
- Chấn thương thần kinh: Những người gặp phải sang chấn tâm lý mạnh mẽ như: vừa trải qua cú sốc tinh thần, sự việc xảy đến vượt qua mức chịu đựng, không tìm được cách giải quyết, suy nghĩ nhiều dẫn tới kiệt quệ tinh thần.
- Lối sống thiếu khoa học: Người thường xuyên sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, rượu bia, cà phê. Thường xuyên thức khuya, làm việc, vui chơi quá sức mà không dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân,... cũng được xác định là nguyên nhân làm giảm sức khỏe cho hệ thần kinh.
Ngoài ra người bị mắc một số bệnh lý về thần kinh như: mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa động mạch,... Hoặc mắc một số bệnh mãn tính như: đau đầu, viêm loét bao tử, viêm xoang,... cũng khiến cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, stress dẫn tới suy nhược thần kinh.
Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không, có chữa khỏi được không?
Suy nhược thần kinh được xem là căn bệnh của thời đại mà bất kể ai cũng có thể gặp phải. Bệnh nếu kéo dài và không được điều trị dứt điểm sẽ gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới cả thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống.
Khi hệ thống thần kinh gặp vấn đề, chúng sẽ tác động lên hệ tim mạch cũng như toàn bộ cơ thể, chức năng tim mạch bị giảm sút. Người bệnh có thể gặp phải hiện tượng co mạch, kích tiết mồ hôi, huyết áp cao.
Người bị suy nhược thần kinh kéo dài thường bị khó thở, loạn nhịp tim, tức ngực, cảm giác đau nhói ở vùng tim,...
Bị mất ngủ trầm trọng: Người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, luôn có cảm giác lo lắng, bất an, hồi hộp âu lo, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh giấc nửa đêm và khó ngủ lại được. Điều này tác động tiêu cực tới tinh thần, sức khỏe. Người bệnh sẽ bị giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém.
Tăng nguy cơ trầm cảm, tự sát: Người bị thần kinh suy nhược cũng rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn cảm xúc. Họ dễ nổi cáu vô cớ, khó chịu với mọi sự vật, sự việc bình thường xung quanh. Lâu dần họ sẽ sống khép mình, tự cô lập bản thân dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, tăng nguy cơ tự sát.
Thường xuyên mệt mỏi, dễ bị té ngã: Những người bị suy nhược thần kinh cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, chóng mặt, hoa mắt dễ bị té ngã rất nguy hiểm.
Theo chuyên gia sức khỏe, suy nhược thần kinh có thể chữa khỏi hay không tùy thuộc vào một số yếu tố bao gồm:
- Phát hiện bệnh sớm hay muộn
- Thể bệnh như thế nào: nhẹ hay nặng
- Có áp dụng đúng phương pháp, đúng bệnh không
- Địa chỉ khám chữa có uy tín không
- Người bệnh có kiên trì sử dụng thuốc, kiêng khem hợp lý
Việc chẩn đoán phát hiện bệnh sớm sẽ tăng khả năng điều trị bệnh, do đó ngay sau khi nhận thấy các triệu chứng điển hình, bạn nên chủ động tới cơ sở y tế để thăm khám để cá phương pháp can thiệp y tế phù hợp.
Bị suy nhược thần kinh nên ăn gì, uống gì, chăm sóc & phòng bệnh hiệu quả
Ngoài áp dụng liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc uống thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ khoa học đóng vai trò quan trọng để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Người bị suy nhược thần kinh cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:
Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, não bộ
Nên ăn
- Bí đỏ: Thực phẩm cực bổ dưỡng cho hệ thần kinh ai cũng có thể sử dụng được. Hàm lượng muối khoáng, axit hữu cơ, vitamin trong bí đỏ có tác dụng chống viêm nhiễm, tốt cho thị giác, tăng sức khỏe não bộ.
- Ngũ cốc: Người bị suy nhược thần kinh ăn ngũ cốc để tăng sức để kháng, lưu thông mạch máu não, hỗ trợ miễn dịch rất tốt.
- Các loại đậu: Trong các loại đậu đều chứa hàm lượng vitamin nhóm A, B, C, D rất lớn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa rất tốt giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, suy nhược thần kinh.
- Hải sản: Hàm lượng Omega 3 trong hải sản rất tốt cho người bị suy nhược thần kinh. Ngoài ra bổ sung hải sản trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp ngăn chặn chứng suy nhược thần kinh, suy nhược trí nhớ.
- Uống sữa: Trong các loại giữa đều dồi dào hàm lượng Protein có tác dụng điều hòa tim mạch, giảm huyết áp giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, tái tạo năng lượng.
Nên kiêng
- Người bị suy kiệt thần kinh cần kiêng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Tuyệt đối không được uống rượu, bia, nước ngọt có ga
- Không hút thuốc lá hay sử dụng bất kỳ chất kích thích nào.
Chăm sóc, phòng ngừa suy nhược thần kinh
- Người bệnh nên dành thời gian thư giãn đầu óc, không làm việc quá nặng hay quá căng thẳng
- Giảm thiểu tối đa xung đột trong các mối quan hệ cũng như các vấn đề trong cuộc sống có thể mắc phải
- Không nên bắt ép bản thân phải đạt những mục tiêu quá xa vời, vượt qua khả năng của bản thân
- Biết tự hài lòng với những gì mình đang có, cố gắng quảng âu lo để sống cuộc sống vui vẻ
- Mỗi ngày nên dành ra tối thiểu 30 phút để tập thể dục hoặc ngồi thiền, yoga để xua tan mệt mỏi, căng thẳng
Tư vấn suy nhược thần kinh uống thuốc gì? Một số cách chữa phổ biến
Thông thường tùy theo triệu chứng điển hình gặp phải, người bệnh sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là 1 số cách chữa suy nhược thần kinh phổ biến thường được áp dụng:
Điều trị suy kiệt thần kinh theo phương pháp Tây y
Thuốc Tây y là lựa chọn của nhiều người khi gặp vấn đề về hệ thống thần kinh. Với bệnh suy nhược thần kinh, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc bao gồm:
- Thuốc kích thích tăng tuần hoàn não, cung cấp dưỡng chất cho não bộ: Ginkgo biloba, Piracetam,...
- Thuốc hỗ trợ trấn tĩnh, an thần: Tùy theo biểu hiện khác nhau mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý tới những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
- Thuốc hỗ trợ giảm đau: Một số dẫn chất của acetaminophen và paracetamol. Thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh tuy nhiên lại gây hại cho gan, thận, mật, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra các bác sĩ có thể kê thêm vitamin và thuốc bổ để cung cấp các yếu tố vi lượng, tăng chuyển hóa.
Khi điều trị suy nhược thần kinh bằng thuốc Tây người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ trị liệu của bác sĩ. Do đây đều là những loại thuốc kích thích vào thần kinh nên có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc, phụ thuộc vào thuốc. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc tại nhà hay sử dụng liều lượng theo cảm tính.
Bài thuốc Đông y trị suy nhược thần kinh an toàn, hiệu quả
Theo quan niệm YHCT, hội chứng suy nhược thần kinh bắt nguồn do can khí uất kết lâu ngày khiến âm dương trong cơ thể mất cân bằng, tạng phủ suy yếu dẫn đến các chứng trạng âm hư dương xung như chóng mặt, đau đầu, mất ngủ,... Ngoài ra, cơ thể bị ngoại tà xâm nhập khiến khí trệ, huyết ứ, tâm khí bị tổn thương gây nhiễu loạn thần trí.
Cách chữa suy nhược thần kinh theo Đông y chú trọng đào thải toàn bộ yếu tố gây ra các triệu chứng, đồng thời bồi bổ cung cấp dinh dưỡng cho não bộ từ đó giúp dưỡng tâm, an thần, lưu thông khí huyết điều trị dứt điểm triệu chứng, ngăn tái phát hiệu quả.
Một số bài thuốc Đông y chủ trị suy nhược thần kinh người bệnh có thể tham khảo bao gồm:
- Bài thuốc 1 - Sài hồ sơ can thang gia vị: 4g cam thảo, 12g bạch thược, 12g đương quy, 10g sài hồ, 8g chi tử, 12g câu đằng, 12g táo nhân, 6g thanh bì, 8g đan bì. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, sử dụng khi thuốc còn ấm.
- Bài thuốc 2 - Đan chi tiêu dao thang gia vị: Bạch truật, bạch thược, đương quy, đại táo, táo nhân mỗi thứ 12g; Phục linh, sinh khương mỗi vị 10g; Sài hồ, đan bì, bạc hà, chi tử mỗi vị 8g. Mỗi ngày đem sắc uống 1 thang sẽ giảm triệu chứng suy nhược thần kinh.
- Bài thuốc 3 - Thiên vương bổ tâm đan: Đẳng sâm, đan sâm, huyền sâm, phục thần, sinh địa, đương quy, bá tử nhân, mạch môn, táo nhân, cát cánh mỗi vị 12g; viễn trí 6g; thiên ma 10g; ngũ vị 8g. Đem hỗn hợp đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 4 - Quy tỳ thang: Đảng sâm 16g; Bạch truật, hoàng kỳ, đương quy, phục thần, long nhãn, táo nhân mỗi thứ đều 12g; thêm 8g mộc hương. Đem thang thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang vào sáng và tối.
- Bài thuốc 5 - Định tâm An thần thang: Toan táo nhân, Viễn chí, Phục thần, Dạ giao đằng, Liên nhục, Đại táo, Lạc tiên, Long nhãn, Ngải cứu... thành phần gia giảm tùy theo thể trạng, thể bệnh của mỗi người.
Chữa suy nhược thần kinh không dùng thuốc - Một số món ăn dễ thực hiện
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y hay Đông y người bị suy nhược thần kinh có thể hỗ trợ điều trị bệnh bằng một số món ăn sau đây:
Canh thịt lợn hàu biển: Món ăn này có công dụng điều hòa mạch máu não, giúp giảm hồi hộp, âu lo, giảm triệu chứng suy nhược thần kinh.
- Nguyên liệu gồm 150g thịt lợn nạc, 150g hàu tươi, các loại gia vị vừa đủ.
- Thịt lợn rửa sạch rồi thái thành miếng vừa ăn. Cho vào nồi với hàu, thêm nước vừa đủ để nấu canh ăn mỗi ngày.
Canh lươn, gà: Có công dụng bồi bổ khí huyết, trị huyết hư, hộp hộp váng đầu, điều trị suy nhược thần kinh.
- Nguyên liệu gồm 50g thịt gà xé, 50g thịt lươn đã luộc sẵn, 1 quả trứng gà, 10g mì sợi, thêm rượu, hành và các gia vị cần thiết.
- Đổ nước luộc gà và nước luộc lươn đun sôi rồi thêm thịt lươn, thịt gà, gia vị vào đun sôi là có thể sử dụng được.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng gối lá đinh lăng khô hay ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ để giảm thiểu chứng mất ngủ, lo lắng, tim đập nhanh.
Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh suy nhược thần kinh. Khi nghi ngờ bản thân bị bệnh, bạn không nên tự ý mua thuốc mà cần tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, xử lý bệnh kịp thời.
Chữa suy nhược thần kinh có thể thực hiện tại nhiều địa điểm khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và sở thích cá nhân. Dưới đây là một số lựa chọn tốt cho việc điều trị suy nhược thần kinh:
- Khoa Tâm - Thần kinh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương
- Trung tâm điều trị Tâm bệnh và Tự kỷ - Bệnh viện Đa khoa Vinmec
- Khoa Tâm lý và Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Hồng Ngọc
- Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (cơ sở 1)
- Khoa Nội Thần kinh Tổng quát, Bệnh viện Nhân dân 115
- Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy
Để cải thiện suy nhược thần kinh, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như ăn uống đủ chất, tập thể dục, ngủ đủ giấc và quản lý căng thẳng. Bên cạnh đó, tâm lý trị liệu và các bài thuốc Đông y, mẹo dân gian cũng có thể hỗ trợ quá trình điều trị. Nếu tình trạng nghiêm trọng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!