Khoai lang là loại củ chứa khá nhiều chất dinh dưỡng và tinh bột. Tuy nhiên đối với người bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không, khi ăn cần lưu ý những gì thì không phải ai cũng biết. Vậy nên thông qua bài viết chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn toàn bộ lời giải đáp về vấn đề này.
Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị acid trong dạ dày bị tiết ra nhiều hơn so với bình thường, dẫn đến tình trạng dư thừa và chúng sẽ cùng thức ăn cũ chưa được tiêu hóa trào ngược lên thực quản. Vậy nên, người bệnh thường xuyên gặp phải triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị.
Trong khi đó, khoai lang lại là loại củ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh và được các chuyên gia đánh giá là có thể cải thiện được chứng táo bón, rối loạn tiêu hóa, phòng chống ung thư rất tốt.
Vậy người bệnh bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không?
Dựa theo kết quả nghiên cứu Y khoa hiện đại, thì trong khoai lang có chứa rất nhiều vitamin (A, C, E, B5, B6), tinh bột, protein, chất xơ và một số dưỡng chất cần thiết với cơ thể như: sắt, kali, kẽm, magie, carbohydrate, đường.
Vậy nên, ăn khoai lang sẽ rất bổ dưỡng, tuy nhiên để trả lời được câu hỏi bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không thì chúng ta cùng tham khảo lợi ích của khoai lang đối với người bệnh trào ngược dạ dày, BS Văn Thái (Công tác tại Trung tâm Thuốc dân tộc) cho biết, khoai lang tốt cho dạ dày. Cụ thể như sau:
- Protein: Tinh bột trong khoai có thể chuyển hóa thành protein tốt, có thể phòng chống ung thư dạ dày, tốt cho hệ tiêu hóa, chống viêm đại tràng, kết tràng, giảm acid dư thừa và trào ngược. Đặc biệt dưỡng chất này còn có thể tái tạo tế bào mới để thay thế tế bào đang bị tổn thương, khi đó các vết viêm loét do bệnh gây ra cũng sẽ được làm lành và phục hồi chức năng tốt hơn.
- Chứa nhiều chất xơ: Khoai lang có vị ngọt thanh, nhiều chất xơ tốt cho tiêu hóa, có thể điều trị táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giảm nồng độ axit trong dạ dày nên người bệnh sẽ được cải thiện phần nào triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
- Dồi dào vitamin A, B6, C, D, E: Loại vitamin này giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tốt cho hệ thần kinh cũng như cân nặng của người béo phì. Cụ thể như vitamin A có công dụng kháng viêm, cải thiện khả năng miễn dịch. Vitamin C chứa chất chống oxy hóa tăng sức đề kháng. Vitamin B6 có khả năng chuyển đổi các chất dinh dưỡng thành năng lượng tốt cho cơ thể. Và vitamin E có tác dụng xoa dịu tổn thương trong dạ dày.
Như vậy bạn phần nào có đáp án đầy đủ cho câu hỏi trào ngược dạ dày có ăn được khoai lang không? Tuy nhiên đối với người bệnh ăn nhiều cũng sẽ gây ra cảm giác chán ăn, ngao ngán nếu chỉ ăn mãi một kiểu món.
Vậy nên, để xua tan cảm giác chán ngán và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn thì người bệnh có thể tham khảo thêm thông tin được chia sẻ dưới đây.
Top 5 món ăn ngon từ khoai lang tốt cho người trào ngược dạ dày
Khoai lang cũng là thực phẩm được nhiều người yêu thích, có thể chế thành nhiều món ăn phong phú, đa dạng mà lại đơn giản trên mâm cơm. Thông thường, người bệnh được các chuyên gia khuyến cáo một ngay ăn từ 100g – 200g khoai lang là đã đủ tiêu chuẩn. Chính vì vậy, người bệnh cũng không nhất thiết phải cố gắng nhiều, đôi khi nó còn gây phản tác dụng.
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang luộc, hấp
Có lẽ đây đã là món ăn quá quen thuộc với chúng ta, cách thực hiện cũng rất đơn giản người bệnh:
- Rửa sạch khoai, cạo vỏ khoai lang.
- Cho vào nồi để hấp hoặc luộc trong khoảng khoảng 5 – 10 phút tùy từng khối lượng.
Người bệnh trào ngược dạ dày có nên chè khoai lang
Cách thực hiện:
- Người bệnh hấp khoai lang, sau đó nghiền nát, trộn với bột năng, vo tròn thành từng viên nhỏ.
- Sau đó, đun sôi 500ml nước thêm 300g đường nâu. Khi nước sôi thả khoai lang vào, đun nhỏ lửa đến khi từng viên nổi lên bề mặt nước.
Người bệnh có thể thêm nước cốt dừa để tăng hương vị khi ăn.
Người bệnh trào ngược dạ dày có nên canh khoai lang nấu sườn
Cách thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu: Khoai lang (cắt nhỏ), sườn.
- Hầm khoai lang với xương sườn trong khoảng 40 phút.
- Đến khi đã chín nhừ thì bạn cần nêm nếm gia vị trước khi tắt bếp.
Món ăn có thể dùng chung với cơm trắng hoặc ăn không cũng có thể mang đến hiệu quả cho người bệnh.
Món súp khoai lang cho người bị trào ngược dạ dày
Súp có ưu điểm là rất dễ tiêu hóa, không gây nhiều gánh nặng lên dạ dày nên khi ăn vào người bệnh trào ngược dạ dày sẽ không bị đầy bụng hay khó tiêu.
Chuẩn bị: 500ml nước hầm (gà hoặc xương lợn), 2 củ khoai lang, 1/2 củ hành tây và một số gia vị (tỏi băm, bơ, rau mùi, bột…).
Cách thực hiện:
- Cắt nhỏ hành tây, khoai lang thành hạt lựu, vuông vắn vừa miệng.
- Cho bơ vào chảo nóng, rồi thêm hành tây và tỏi vào xào thơm
- Sau đó cho nước dùng và khoai lang vào cho đến khi chín thì thêm một chút bột cùng gia vị
Khi thấy khoai và các nguyên liệu khác đã được chín nhừ thì tắt bếp và ăn trước khi ăn bữa chính để kích thích tiêu hóa. Đặc biệt là bạn nên cho thêm hành lá và rau mùi vào để món ăn hấp dẫn hơn.
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không khi kết hợp với gừng
Gừng vốn được ví như thần dược trong điều trị các bệnh về tiêu hóa, thậm chí được dùng trong các bài thuốc giảm đau, trung hòa axit bởi gừng chứa chất kháng viêm tự nhiên, tính ấm nên có thể phục hồi các thương tổn của niêm mạc dạ dày thực quản.
Vậy nên khoai lang và gừng được kết hợp để thành bài thuốc chữa bệnh trào ngược dạ dày. Công thức cũng rất đơn giản.
Chuẩn bị: 500g khoai lang đã gọt vỏ, ½ thìa gừng băm, 1 thìa dầu dừa và một số gia vị (hành băm, tiêu, muối…).
Cách thực hiện:
- Hấp khoai lang rồi nghiền sao cho thật nhuyễn.
- Phi hành, tỏi và gừng băm rồi cho khoai lang đã nghiền vào cùng với những gia vị rồi đảo thật kỹ.
Sau đó, người bệnh có thể ăn trực tiếp kèm với gà luộc hoặc cho hỗn hợp trên vào lò nướng khoảng vài phút để kích thích khẩu vị hơn.
Lưu ý khi ăn khoai lang để hỗ trợ chữa bệnh trào ngược dạ dày
Bên cạnh lời giải đáp trào ngược dạ dày ăn khoai lang được không thì người bệnh cũng nên lưu ý một vài điều để ăn khoai lang đúng cách và không làm mất nhiều vitamin, chất xơ. Cụ thể như sau:
- Khoai lang có nhiều tinh bột. Vì vậy người bệnh nên nấu chín kỹ khoai lang để giúp người bệnh tiêu hóa dễ hơn.
- Không ăn khoai lang vào đêm khuya. Bởi vì, tinh bột trong khoai cần có thời gian tiêu hóa. Ăn khoai vào ban đêm khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó gây nên tình trạng đầy bụng, ợ nóng, ợ chua, ợ hơi.
- Người bệnh trào ngược dạ dày không nên ăn khoai lang khi bụng đang quá đói. Bởi lẽ, lượng carbohydrate có trong khoai sẽ làm tăng khả năng trào ngược và tình trạng ợ chua, ợ nóng. Người bệnh nên ăn khoai sau bữa ăn chính khoảng 1-2 giờ.
- Người bệnh không nên ăn khoai lang sống vì tinh bột cùng một số loại enzyme có thể gây nên tình trạng ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu hóa…
- Đối tượng bệnh nhân không nên ăn khoai lang khi có tiểu sử mắc bệnh về thận, người đang bị đầy bụng hoặc dị ứng với khoai lang.
Bên cạnh chế độ ăn uống tốt, dùng thêm khoai lang thì người bệnh vẫn áp dụng các phương pháp đặc trị để chữa bệnh trào ngược dạ dày. Bởi ăn khoai lang chỉ để thuyên giảm triệu chứng, không thể điều trị hay làm bệnh biến mất. Hy vọng những kiến thức và thông tin trên đã giúp bạn có lời giải đáp đầy đủ về câu hỏi bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không?
Có thể bạn cần:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!