Chuối có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng chuối. Vậy, trào ngược dạ dày có được ăn chuối không? Người bệnh dạ dày nên ăn chuối như thế nào thì tốt?
Bệnh trào ngược dạ dày là tình trạng nồng độ dịch vị axit trong dạ dày quá cao, dẫn đến dư thừa và gây ra hiện tượng trào ngược. Đồng thời, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng khó chịu như ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, buồn nôn.
Bệnh lý xuất phát từ sự tấn công của vi khuẩn HP. Ngoài ra, nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày chính từ thói quen sống không lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học cũng có thể gây nên tình trạng dư thừa acid và trào ngược bất cứ lúc nào.
Vậy người bệnh trào ngược dạ dày có được ăn chuối không? Ăn có tác dụng gì?
Chuối là loại trái cây có vị ngọt thanh, không chứa nhiều đường, không chứa acid hay bất cứ thành phần nào gây kích thích dạ dày. Do đó người bệnh trào ngược dạ dày có thể bổ sung chuối vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Chuối có tác dụng làm giảm sưng viêm, tạo nên một lớp màng mỏng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời, hạn chế acid trào ngược gây khó chịu cho người bệnh.
Bên cạnh đó, chuối chín và chuối xanh cũng chứa nhiều thành phần tốt cho tiêu hóa. Chất tanin có trong chuối xanh có tác dụng làm lành tổn thương, hạn chế acid dư thừa, giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Trong dân gian thường có bài thuốc chuối xanh kết hợp với mật ong để thành bài chữa bệnh trào ngược dạ dày.
Ngoài ra chuối còn chứa nhiều chất xơ, vitamin, prebiotic (nguồn thức ăn của lợi khuẩn bên trong đường ruột). Do đó, bổ sung chuối thường xuyên có thể tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, ngăn táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
BS Tuyết Lan còn cho biết thêm, ngoài hệ tiêu hóa chuối còn có rất nhiều tác dụng tốt cho người bệnh như:
- Tăng cường hệ miễn dịch: Trong chuối có chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống oxy hóa. Các thành phần này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, tiêu trừ gốc tế bào tự do và bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại, đặc biệt là ung thư.
- Hạ huyết áp: Chuối có hàm lượng kali cao, giúp cân bằng cân bằng điện giải, hỗ trợ hoạt động của thận và giãn mạch, điều hòa huyết áp.
- Ngăn ngừa thiếu máu: Sắt và các chất dinh dưỡng có trong chuối giúp thúc đẩy tái tạo và sản sinh hồng cầu.
- Chuối có nhiều vitamin tốt cho dạ dày và sức khỏe cơ thể người.
Lưu ý, bệnh trào ngược dạ dày có ăn được chuối không còn phụ thuộc vào cách ăn của từng người, nếu sử dụng chuối đúng cách để thu về lợi ích cao cho cơ thể. Tránh sử dụng quá nhiều, khiến cơ thể xuất hiện những phản ứng có hại.
Những lưu ý khi sử dụng chuối dành cho người bệnh trào ngược dạ dày
Theo BS Tuyết Lan, mặc dù bị trào ngược dạ dày có nên ăn chuối chín nhưng cần phải chọn đúng thời điểm thích hợp để ăn chuối để đạt hiệu quả tốt nhất, đó chính là vào buổi sáng. Bởi lẽ thời điểm này cơ thể sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh nhất, đặc biệt hàm lượng vitamin C và kali có trong loại quả này.
Ngoài ra những thời điểm khác, người bị trào ngược dạ dày có ăn được chuối không? Câu trả lời là có nhưng bạn nên ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Cần tránh ăn chuối khi bụng quá no hoặc quá đói. Ăn khi no làm tăng áp lực lên dạ dày, khiến tình trạng acid trào ngược trở nên tồi tệ hơn. Ăn khi đói khiến kích thích dạ dày, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhói, khó chịu.
- Chỉ nên ăn từ 1-3 quả chuối/1 ngày nhằm tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
- Trào ngược dạ dày có nên ăn chuối tiêu không? Thực tế là không nên, bởi ăn chuối xanh tươi để tránh trường hợp táo bón vì chứa chất hóa học gây kích thích niêm mạc dạ dày. Người bệnh nên thay thế thành bột chuối xanh để chữa bệnh dạ dày.
- Người bệnh dạ dày không nên sử dụng chuối tiêu.
- Ngoài ra khi chế biến nên hạn chế những món nhiều dầu mỡ và đường như chuối rán, chuối chiên bột, chuối sấy… Ăn chuối đúng cách hạn chế đầy bụng, khó tiêu.
Gợi ý một số cách hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày bằng chuối
Mặc dù các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên rằng nên ăn chuối chín, hạn chế sử dụng chuối tiêu, đặc biệt là chuối tiêu xanh. Bởi chúng có thể gây nên những triệu chứng khó chịu cho người bệnh, khiến dạ dày tổn thương nặng nề hơn.
Tuy nhiên, từ thời xa xưa thì chuối tiêu xanh lại được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh dạ dày khá hiệu quả. Dưới đây là một vài bài thuốc đặc trưng, được sử dụng nhiều mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà.
Bài 1: Chuối tiêu xanh và mật ong
Mật ong chứa nguồn năng lượng dồi dào, có chất kháng viêm và khả năng làm lành các vết thương tổn tự nhiên nên khi kết hợp với chuối tiêu xanh cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày khá tốt.
- Chuẩn bị: 1 quả chuối non, xanh và 1 thìa mật ong nguyên chất.
- Cách thực hiện: Rửa sạch chuối tiêu, tước vỏ và muối ngâm khoảng 10 – 15 phút, thái lát mỏng rồi để ráo nước và phơi cho khô.
- Cách sử dụng: Sau đó mỗi khi dùng chỉ cần nghiền nát chuối xanh rồi trộn với 1 thìa mật ong để ăn trực tiếp hoặc vo thành từng viên như dạng viên hoàn rồi uống với nước.
Bài 2: Kết hợp chuối tiêu xanh với các loại thảo mộc
- Chuẩn bị: 1 quả chuối xanh và một số thảo dược rễ cỏ tranh, bông mã đề, kim tiền thảo… với liều lượng vừa phải, khoảng từ 2g – 5g.
- Cách thực hiện: Đem nấu lên như nấu nước mát, lọc bỏ bã và lấy nước uống dần.
- Cách sử dụng: Đem sắc lấy nước uống trong ngày, hoặc nấu nhiều để bảo quản tủ lạnh để uống dần, có thể thay thế nước lọc.
Chính vì vậy người bệnh trào ngược dạ dày ăn chuối được không cũng còn phụ thuộc vào cách sử dụng. Nhưng người bệnh cũng nên nhớ rằng, chuối chỉ là thực phẩm bổ sung tốt cho tiêu hóa, không được công nhận là phương pháp điều trị trào ngược dạ dày. Muốn điều trị dứt điểm bệnh lý, người bệnh nên sử dụng thuốc đặc trị để loại bỏ triệu chứng dứt điểm và hạn chế những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời về “Trào ngược dạ dày có được ăn chuối không?”, hy vọng đã mang nhiều hữu ích đến bạn!
Tham khảo ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!