Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột, nhưng khi sử dụng vẫn nên cẩn trọng, đặc biệt là người bệnh dạ dày, có hệ tiêu hóa kém. Vậy, người bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không? Khi ăn cần lưu ý những gì? Hãy theo dõi bài viết, chuyên gia sẽ đưa ra câu trả chính xác nhất.
Người bệnh trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không? Ăn có tác dụng gì?
Sữa chua được biết đến là thực phẩm tốt cho sức khỏe, có thành phần dinh dưỡng cao. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, loại thực phẩm này có rất tác dụng đặc biệt tốt cho đường tiêu hóa. Thực tế cũng có nhiều chuyên gia thế giới khẳng định, sữa chua rất an toàn, lành tính cho người bệnh trào ngược dạ dày.
Dưới đây chúng tôi sẽ là chia sẻ một vài lý do giải đáp cho câu hỏi trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không:
- Bệnh trào ngược dạ dày vốn là tình trạng dịch vị axit trong dạ dày bị dư thừa, trào ngược cùng với thức ăn cũ lên thực quản và khiến người bệnh có biểu hiện ợ hơi, ợ chua và đau rát vùng cổ họng. Trong khi đó, sữa chua lại có tính kiềm, chúng có khả năng trung hòa axit rất tốt, có thể làm dịu tổn thương bên trong hệ tiêu hóa, giảm cơn đau rát thượng vị, làm lành vết viêm loét, hạn chế ợ chua, ợ hơi, buồn nôn. Vậy nên người bệnh có thể sử dụng sữa chua để cải thiện tình trạng bệnh này khá hiệu quả.
- Sữa chua được ủ lên men, có thành phần dinh dưỡng chứa lactose và lactase, những hợp chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và miễn dịch tốt hơn. Từ đó thuyên giảm được những triệu chứng của bệnh.
- Các enzyme có trong sữa chua thúc đẩy dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
- Hệ lợi khuẩn tốt có trong sữa chua giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa dưỡng chất, tránh tình trạng đầy bụng, khó tiêu, hạn chế acid dư thừa và có thể chấm dứt tình trạng trào ngược.
- Sữa chua có chứa các dưỡng chất như sắt, vitamin D, Omega 3 rất tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của trí não, giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư dạ dày hiệu quả.
- Theo nhiều nghiên cứu khoa học trong sữa có chứa acid lactic. Khi đi vào hệ tiêu hóa, những acid này thường bám vào thành dạ dày và tiết ra một loại kháng sinh tự nhiên, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP. Từ đó bảo vệ niêm mạc dạ dày bởi những yếu tố gây bệnh.
Tóm lại, người bị trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua, nhưng trong trường hợp bệnh nhân phải kiêng đường lactose thì có thể lựa chọn sữa chua không đường lactose để ăn thay thế cho sữa. Khi đó việc sử dụng sữa chua cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn, loại bỏ được những nguy cơ gây tiêu chảy, khó tiêu ở bệnh nhân.
Trào ngược dạ dày có ăn được sữa chua không nếu kết hợp với những thực phẩm khác?
Chữa bệnh trào ngược dạ dày bằng cách sử dụng sữa chua kèm với mốt số loại “thần dược” khác là phương pháp hỗ trợ điều trị được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể kết hợp với sữa chua. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến người bệnh những bài thuốc hay có thể kết hợp cùng sữa chua.
Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua và nghệ
Nghệ có chứa thành phần cucurmin có tác dụng làm lành viêm loét, trung hòa acid, giảm ợ chua, ợ hơi, trào ngược dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày có thể kết hợp sữa chua cùng nghệ theo 2 cách sau:
- Cách 1: Mỗi ngày người bệnh nên dùng 2 thìa tinh bột nghệ vào sữa chua, dùng sau khi ăn, 2 lần/ 1 ngày.
- Cách 2: Xay nhuyễn nghệ tươi, lọc lấy nước cốt, trộn ăn cùng sữa chua, dùng sau bữa ăn, 2 ngày/1 lần
Trào ngược dạ dày ăn sữa chua với nha đam
Nha đam có chứa khoảng 20 loại vitamin, khoáng chất và điện giải tốt cho tiêu hóa. Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt, kháng khuẩn nên người bệnh có thể kết hợp chung với sữa chua để đạt hiệu quả cao hơn, đây sẽ là lựa chọn tối ưu cho người bệnh. Dưới đây là một số cách dễ thực hiện và thông dụng mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà:
- Cách 1: Lọc thịt nha đam, rửa sạch nhớt, nấu chín với đường phèn và bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày người bệnh nên dùng 200ml sữa chua và 2 thìa nha đam đường phèn, chia làm 2 lần/1 ngày sau khi ăn.
- Cách 2: Xay nhuyễn nha đam, trộn thêm 500ml mật ong và bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày sử dụng 200ml sữa chua ăn cùng 3 thìa sinh tố nha đam mật ong. Duy trì ăn 2 lần/1 ngày.
Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua với trái cây
Từ trước đến nay, trái cây luôn được coi là thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Bởi chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và nhiều thành phần bổ dưỡng tốt cho cơ thể, đặc biệt với người bệnh dạ dày đó đều là chất rất cần được bổ sung.
Một số loại hoa quả tốt cho hệ tiêu hóa mà người bệnh có thể kết hợp với sữa chua như: Chuối, việt quất, kiwi, táo, dưa hấu, dâu tây, dứa (ngọt),… Khi kết hợp thì người bệnh nên cắt nhỏ hoa quả cho vừa miệng để thuận tiện khi ăn và giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.
Trào ngược dạ dày nên ăn sữa chua cùng bánh mỳ
Bánh mì chứa carbohydrates, lượng chất xơ phóng phú nên khi người bệnh dạ dày ăn vào sẽ được cung cấp năng lượng, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng diễn ra nhanh chóng hơn và thuyên giảm được triệu chứng táo bón.
Bạn có thể ăn kèm 2 lát bánh mì và sữa chua vào bữa sáng, năng lượng buổi sáng làm việc sẽ được cung cấp đủ và đảm bảo 1/3 lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể người bệnh trong một ngày.
Lưu ý khi dùng sữa chua dành cho người bệnh trào được dạ dày
Người bệnh nên nằm lòng một số ghi nhớ sau để nâng cao hiệu quả chữa trào ngược dạ dày:
- Không hâm nóng sữa chua, khi dùng sẽ không còn ngon miệng mà còn làm mất hệ lợi khuẩn có trong thực phẩm.
- Không ăn sữa chua khi đói, làm phản tác dụng, có thể dẫn đến viêm loét dạ dày nặng hơn.
- Không cho trẻ em ăn loại sữa chua dành cho người lớn, nên tham khảo kĩ phần hướng dẫn sử dụng để biết được đối tượng có thể sử dụng.
- Nên ăn sữa chua cách xa bữa chính khoảng 1 giờ, để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Không dùng sữa chua kết hợp với những thực phẩm có hại cho dạ dày như: xúc xích, rượu, bia, chất kích thích, thức uống có gas.
- Bất cứ ai cũng chỉ nên ăn 1 – 2 hộp/ ngày, không lạm dụng sữa chua, nên ăn theo đúng với hướng dẫn sử dụng vì ăn nhiều sẽ phản tác dụng và gây ra những triệu chứng khác của bệnh.
- Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, viêm gan, xơ cứng động mạch… cần phải thận trọng khi sử dụng, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia.
Tất cả những thông tin có trong bài viết đã giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi “Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không?”. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn sữa chua thì người bệnh vẫn nên kết hợp với những phương pháp điều trị bệnh đặc trị hơn. Từ đó sớm điều trị bệnh dứt điểm, phòng tránh biến chứng về sau.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!