Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Có rất nhiều người phơi nắng nhiều nhưng không ảnh hưởng đến làn da, tuy nhiên cũng có những người chỉ ra nắng từ 5 – 10 phút đã bị đen sạm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng da dễ bắt nắng? Dưới đây là giải đáp từ chuyên gia Da liễu Tạp Chí Đông Y, đồng thời chuyên gia cũng hướng dẫn cách phục hồi bảo vệ da đúng cách nhất.

Nguyên nhân nào khiến da dễ bắt nắng?

Da dễ bắt nắng là hiện tượng da dễ bị tổn thương do tác tại từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tình trạng này thường diễn vào mùa hè – thời điểm nền nhiệt cao, nắng nóng liên tục và tia UV hoạt động mạnh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da dễ bị bắt nắng như:

Tiếp xúc với ánh nắng liên tục

Những người thường xuyên phải hoạt động ngoài trời khiến da dễ bắt nắng và đen sạm. Lý do bởi tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ từ từ gây hại cho tế bào da, khiến sức khỏe làn da suy giảm nghiêm trọng, sau một thời gian sẽ dễ bị bắt nắng, thậm chí tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da.

da-de-bat-nang
Tiếp xúc với ánh nắng liên tục khiến da dễ bắt nắng

Sắc tố da

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, da càng trắng (da ít Melanin) sẽ càng dễ bắt nắng. Bởi hắc sắc tố Melanin là một yếu tố tham gia quá trình bảo vệ da khỏi tia cực tím nhờ cơ chế hấp thụ và ngăn cản tia có hại đi sâu vào phá hủy cấu trúc dưới da. Do đó, người có làn da ngăm đen (nhiều hắc sắc tố Melanin) sẽ ít gặp các vấn đề về da liễu do tia UV gây ra hơn.

Da dễ bắt nắng do cấu trúc mỏng

Thông thường, làn da sẽ có độ dày trung bình từ 1.5 – 4mmm. Những người có da mỏng hơn mức này sẽ dễ lộ mao mạch trên da và da không chỉ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời mà còn dễ chịu tác động từ các yếu tố ngoài môi trường. Da mỏng cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như giới tính, độ tuổi hoặc loại da như:

  • Da phụ nữ thường mỏng hơn và nhạy cảm hơn da của nam giới do sự khác biệt về hormone.
  • Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh hơn do cấu trúc chưa hoàn thiện, đồng thời độ tuổi càng cao da cũng sẽ mỏng hơn độ tuổi trưởng thành do các phần tử liên kết da đứt gãy.
  • Người có làn da khô sẽ mỏng hơn những làn da dầu, da hỗn hợp, da thường,… Do da khô bị mất nước, làm giảm độ dày cần thiết, đồng thời mất nước cũng giảm độ phân tán chiều đi của tia gây hại, khiến chúng tấn công sâu vào dưới da hơn.

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng

Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc hoặc các sản phẩm làm trắng da cấp tốc có chứa thành phần bào mòn da, tuy hiệu quả ngay lúc đó là da trắng và mịn hơn, tuy nhiên, điều này cũng làm mất đi lớp bảo vệ, khiến da mỏng, yếu và dễ bị bắt nắng.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm ức chế quá trình sản xuất melanin, làm giảm khả năng bảo vệ da trước tia UV trong ánh nắng mặt trời.

da-de-bat-nang
Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng khiến da mỏng và yếu dần

Dùng kem chống nắng sai cách

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da dễ bắt nắng là sử dụng kem chống nắng sai cách như: Bôi quá ít, không dặm lại kem chống nắng sau 1 thời gian dài trong ngày hoặc chỉ bôi khi phải ra đường,… Điều này khiến da không được bảo vệ trước sự tấn công của tia UV, gây bắt nắng, thâm sạm hoặc hình thành nám, tàn nhang,…

Bên cạnh đó, nhiều người sau khi dùng kem chống nắng lười tẩy trang hoặc tẩy trang không kỹ, điều này khiến lượng kem chống nắng và các bụi bẩn, bã nhờn vẫn còn đọng lại tại lỗ chân lông. Tình trạng này kéo dài khiến da yếu, xỉn màu và dễ bắt nắng hơn.

Dấu hiệu nhận biết làn da bị bắt nắng

Những người có da dễ bắt nắng sau khi tiếp xúc với ánh mặt trời từ 5 – 10 phút sẽ có dấu hiệu như:

  • Da ửng đỏ: Những vùng da bắt nắng sẽ có dấu hiệu ửng đỏ, đỏ nâu hoặc đỏ tím. Nguyên nhân bởi tia UV khiến mạch mạch máu giãn nở, thậm chí vỡ. Một số người sẽ nổi mẩn li ti.
  • Da phồng rộp: Khi da tiếp xúc với ánh nắng quá lâu và thời điểm nắng nóng đỉnh điểm, tia UV khiến nước dưới da bốc hơi, nhưng do màng da tổn thương nghiêm trọng sẽ trở nên khô ráp, lúc này nước không thể bốc hơi sẽ bị giữ lại hình thành các nốt phồng rộp, mụn nước.
  • Xuất hiện nốt sạm da: Tại những vùng da tập trung nhiều melanin sẽ có hiện tượng hình thành thâm sạm (nám, tàn nhang) do hắc sắc tố melanin hấp thụ tia UV.
  • Da nhăn mờ: Tia UV làm các sợi collagen đứt gãy, Elastin teo nhỏ hình thành nếp nhăn mờ.
  • Một số dấu hiệu khác: Ngoài những dấu hiệu trên, khi bị cháy nắng, bạn sẽ có cảm giác háo nước, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, kiệt sức.

Cách bảo vệ da dễ bắt nắng hiệu quả

Để bảo vệ những làn da dễ bắt nắng, chuyên gia đưa ra hướng dẫn cách chăm sóc da cả từ bên ngoài và bên trong. Cụ thể như sau:

Bảo vệ da từ bên ngoài

Để bảo vệ da tránh bắt nắng từ bên ngoài, sử dụng kem chống nắng là biện pháp tối ưu. Chuyên gia Da liễu khuyến nghị bạn nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 50 trở lên để đủ khả năng chống lại tia UV.

Dưới đây là những nguyên tắc quan trọng khi sử dụng kem chống nắng bảo vệ da:

  • Bôi đủ lượng kem chống nắng đều và mỏng để bảo vệ da tốt nhất. Theo khuyến cáo, độ dày kem chống nắng trên da cần đạt 0.2mm.
  • Cần bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút để kem được ổn định trên da và phát huy hiệu quả.
  • Nên ưu tiên chọn các loại kem chống nắng kết hợp cả thành phần chống nắng vật lý và thành phần hóa học để bảo vệ da toàn diện.
  • Phải bôi nhắc lại kem chống nắng sau 4 tiếng sử dụng. Trường hợp làm việc trong điều kiện nắng gay gắt hoặc mồ hôi ra nhiều, tắm biển,… sẽ bôi nhắc lại sau khoảng 3 tiếng.
  • Tránh các loại kem chống nắng có hương liệu, chất tạo màu, cồn hoặc các chất như octisalate, methylisothiazolinone sẽ khiến da nhạy cảm dễ bị kích ứng, mẩn ngứa.
da-de-bat-nang
Để bảo vệ da tránh bắt nắng từ bên ngoài, sử dụng kem chống nắng là biện pháp tối ưu

Cần lưu ý, chỉ bôi kem chống nắng vẫn chưa đủ. Khi ra ngoài trong thời tiết nắng gắt, bạn cần sử dụng các phụ kiện chống nắng khác như:

  • Mũ rộng vành.
  • Áo khoác dài tay.
  • Quần chống nắng.
  • Quây chống nắng.
  • Kính mắt, khẩu trang, tất, găng tay,…

Bảo vệ da từ bên trong

Đối với những người có làn da dễ bắt nắng, bên cạnh áp dụng phương pháp bảo vệ da từ bên ngoài, chuyên gia khuyến nghị bạn cần tăng cường sức khỏe cho làn da từ bên trong.

  • Dưỡng da: Dưỡng da thường xuyên sẽ cung cấp các hoạt chất cần thiết giúp da khỏe mạnh, kích thích tái tạo tế bào, nuôi dưỡng lớp sừng bảo vệ da. Đồng thời, các hoạt chất từ kem dưỡng sẽ giúp ổn định cấu trúc da, ngăn chặn các yếu tố gây hại từ ngoài môi trường đi sâu vào dưới tầng hạ bì.
  • Loại bỏ các mỹ phẩm kém chất lượng: Những người có làn da mỏng, yếu không nên sử dụng các loại mỹ phẩm làm trắng cấp tốc kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, đặc biệt là kem trộn, rượu thuốc.
  • Chế độ dinh dưỡng: Để tăng cường sức khỏe cho da từ sâu bên trong, bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa để ngăn chặn tác hại từ gốc tự do hình thành bởi tia UV như: Rau xanh, trái cây, sữa chua, hạt nguyên cám, cá hồi, trứng,…
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Để làn da khỏe mạnh, chuyên gia khuyến nghị cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể thao thường xuyên, tránh thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc. Đồng thời, cần tránh sử dụng các sản phẩm gây hại cho da như thuốc lá, rượu bia, cà phê, chất kích thích khác,…

Hướng dẫn phục hồi da bị cháy nắng

Chuyên gia cho biết, những người có làn da dễ bắt nắng cần trang bị những kiến thức cụ thể về cách sơ cứu, phục hồi da khi bị cháy nắng đen sạm.

Làm dịu da ngay lập tức

Khi bị cháy nắng với các triệu chứng như đỏ da, rát da, phồng rộp da,… bạn cần thực hiện các bước làm dịu da ngay lập tức như sau:

  • Bước 1: Rửa vùng da bị bỏng nắng với nước mát. Nên dùng nước khoảng 20 độ C, tránh dùng nước quá lạnh vì nhiệt độ chênh lệch đột ngột sẽ khiến da dễ bị kích ứng phồng rộp to hơn.
  • Bước 2: Sau khi da đã dịu bớt, dùng đá lạnh bọc trong khăn dày và chườm vào vùng da đang bị bắt nắng, thực hiện trong khoảng 10 – 20 phút. Lưu ý không chườm quá lâu sẽ gây bỏng lạnh.
  • Bước 3: Xịt khoáng cấp nước, giúp vùng da trên bề mặt hút nước và dịu đi, đồng thời cân bằng độ pH da và lỗ chân lông mở rộng hơn.
  • Bước 4: Thoa kem dưỡng ẩm để khóa ẩm, tránh nước trên da bốc hơi. Nên ưu tiên lựa chọn các loại kem dưỡng có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như bạc hà, lô hội,… Tránh dùng các loại kem dưỡng có thành phần dễ gây kích ứng da như petroleum, benzocaine, lidocaine,…
da-de-bat-nang
Rửa vùng da bị bỏng nắng với nước mát để làm dịu da

Uống nước đúng cách

Sau khi sơ cứu da cháy nắng, bạn cần bổ sung nước cho cơ thể để bù lại lượng nước đã mất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về thời điểm uống nước, giúp cơ thể nhanh phục hồi:

  • Uống nước ngay thời điểm da bị cháy nắng: Lúc này cần bổ sung ngay 1 cốc nước mát khoảng 100ml. Tránh uống nước quá nóng hoặc quá lạnh lúc này vì cơ thể dễ bị sốc nhiệt. Sau đó, tiếp tục uống thêm khoảng 100 – 200ml nước khoáng thể thao hoặc Ozon để cân bằng điện giải cho cơ thể.
  • Khoảng 1-2 tiếng sau: Sau khi da bỏng nắng đã được sơ cứu, bạn cần uống thêm một số loại nước chứa nhiều vitamin, khoáng chất để cơ thể phục hồi năng lượng nhanh hơn. Chuyên gia khuyến nghị nên chọn các loại nước ép từ hoa quả, sinh tố chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin E hoặc C sủi.

Sau đó, tiếp tục duy trì từ 1 – 2 tiếng uống thêm nước sao cho đủ 2 lít nước/ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Tránh nắng trong suốt quá trình phục hồi da

Để da nhanh phục hồi, chuyên gia khuyến nghị bạn nên tránh nắng hoàn toàn trong khoảng 7 ngày kể từ khi da bỏng nắng. Bởi lúc này da đang bị thương tổn nghiêm trọng và rất nhạy cảm, nếu tiếp xúc với ánh nắng và các tác nhân bên ngoài môi trường sẽ khiến tình trạng da tồi tệ hơn, thậm chí viêm, nhiễm trùng.

Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên tránh thời điểm nắng nóng đỉnh điểm buổi trưa. Đồng thời thực hiện các biện pháp chống nắng như dùng kem chống nắng, mặc áo, đội mũ,…

Dùng nguyên liệu tự nhiên làm dịu da

Để tăng hiệu quả phục hồi da đang bị cháy nắng, đồng thời cung cấp dưỡng chất tốt giúp da khỏe mạnh hơn, bạn có thể tham khảo một số nguyên liệu tự nhiên dưới đây:

  • Mật ong: Trong mật ong có thành phần làm dịu, kháng khuẩn và thúc đẩy tốc độ phục hồi của da. Bạn lấy mật ong và thoa trực tiếp lên da, nhẹ nhàng massage trong 15 phút rồi rửa lại với nước mát.
  • Dùng nha đam: Gel nha đam có chứa hàm lượng lớn vitamin E và vitamin C giúp cung cấp độ ẩm, dưỡng da, làm dịu cảm giác nóng rát do cháy nắng. Bạn lấy 1 nhánh nha đam, lột vỏ và thoa phần gel trắng lên da, rửa sạch lại sau khoảng 15 phút. Thực hiện hằng ngày đến khi da lành hẳn.
  • Sử dụng cà chua: Trong cà chua có chứa chất chống oxy hóa, axit malic và vitamin C mang tác dụng làm dịu da bị cháy nắng, đồng thời giảm sưng tấy và đau rát. Bạn cắt cà chua thành lát mỏng, sau đó thoa lên vùng da đang bị cháy nắng. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng 1 – 2 lần đến khi da phục hồi.
  • Sử dụng sữa tươi: Sữa tươi không chỉ làm dịu cảm giác nóng rát do cháy nắng mà còn cung cấp các dưỡng chất như protein, vitamin, chất béo, tốt cho quá trình phục hồi da và giúp da khỏe mạnh, giảm tình trạng dễ bắt nắng. Bạn có thể dùng khăn nhúng sữa rồi lau người hoặc ngâm cả cơ thể trong bồn tắm pha sữa để tăng hiệu quả.
da-de-bat-nang
Dùng nha đam phục hồi da đang bị cháy nắng

Khám da tại trung tâm da liễu

Trong trường hợp cháy nắng nặng, bạn cần đến các trung tâm da liễu để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, đưa ra những hướng dẫn về cách điều trị, chăm sóc da phù hợp. Thông thường, bạn sẽ được kê đơn thuốc bôi, thuốc uống. Cần đảm bảo tuân thủ đúng theo những hướng dẫn từ bác sĩ để đảm bảo làn da nhanh phục hồi.

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về nguyên nhân, dấu hiệu của làn da dễ bắt nắng. Bên cạnh đó, chuyên gia cũng hướng dẫn những phương pháp cụ thể giúp phục hồi và chăm sóc da. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc trang bị thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình bảo vệ làn da của mình.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Thiếu hụt một số dưỡng chất sẽ khiến da khô sạm, kém sức sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu. Vậy da khô thiếu chất gì? Chuyên gia cho biết, da khô là biểu hiện cơ thể đang thiếu một số chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, vitamin D, Omega 3, kẽm, Lutein và Zeaxanthin.

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì có điều trị được mụn bọc không? Chữa bao lâu thì khỏi là những vấn đề được khách hàng đặc biệt quan tâm khi tìm hiểu về bài thuốc. Đây là liệu trình xử lý mụn đang được áp dụng độc quyền tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam và thu về được...

Sốt xuất huyết là bệnh lý xuất phát do nhiễm virus Dengue lây nhiễm nhiễm do muỗi đốt. Bệnh không chỉ gây sốt cao, đau đầu, phát ban, buồn nôn, chóng mặt mà còn gây ngứa da dữ dội. Tình trạng sốt xuất huyết bị ngứa không gây nguy hiểm cho người bệnh. Thông thường, triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 - 3 ngày và tối đa 1 tuần rồi tự hồi phục.

Liệu trình nám tàn nhang Vương Phi là giải pháp được nghiên cứu và bào chế bởi các chuyên gia da liễu hàng đầu tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện). Vương Phi nổi bật với nhiều ưu điểm vượt trội giúp loại bỏ nám da tàn nhang toàn diện. Đặc biệt,...

Để giảm nguy cơ phát triển hoặc làm giảm cơn đau của zona thần kinh, bạn có thể:

  1. Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh.
  2. Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách duy trì lối sống lành mạnh.
  3. Tiêm phòng bằng vắc xin herpes zoster (Shingrix) theo chỉ định y tế.
  4. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm thuốc antiviral và giảm đau.

Dưới đây là những bí quyết giúp cải thiện da khô hiệu quả:

  • Dưỡng ẩm sau khi tắm rửa để khóa ẩm và làm mềm da.
  • Thoa kem chống nắng đều đặn để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV.
  • Lựa chọn sữa rửa mặt phù hợp cho da khô, chứa các thành phần dưỡng ẩm.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ để loại bỏ tế bào da chết, giúp da sáng mịn.
  • Sử dụng máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí.
  • Sử dụng xịt khoáng để cung cấp độ ẩm cho da.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da.
  • Hạn chế thức khuya và đảm bảo giấc ngủ đủ.
  • Sử dụng các loại mặt nạ dưỡng ẩm tự nhiên từ các nguyên liệu như dầu dừa, mật ong, sữa chua, hoặc yến mạch.
  • Uống sữa tươi hàng ngày để cung cấp độ ẩm cho da.

Làn da nhiễm corticoid có thể được phục hồi thông qua việc ngưng sử dụng corticoid và thực hiện chăm sóc da đúng cách. Điều này bao gồm sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, tránh tiếp xúc với chất kích ứng, và có thể cần sự can thiệp từ bác sĩ da liễu. Quá trình phục hồi có thể mất thời gian và đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Da dễ bắt nắng là hiện tượng da dễ bị tổn thương do tác tại từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Tình trạng này thường diễn vào mùa hè - thời điểm nền nhiệt cao, nắng nóng liên tục và tia UV hoạt động mạnh. Do đó, để bảo vệ làn da, bạn cần thực hiện một số biện pháp như thoa kem chống nắng, che chắn da khi ra đường, bổ sung dưỡng chất chăm sóc da từ bên trong và trang bị các kiến thức sơ cứu da khi bị bỏng nắng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan