Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì? Cách chữa bệnh như thế nào để không ảnh hưởng đến mẹ và con? Đều là những kiến thức quan trọng mà bất cứ bà bầu bị dạ dày nào cũng cần biết. Vậy nên tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn toàn bộ thông tin về cách xử lý, chữa bệnh hiệu quả và an toàn cùng với lời khuyên từ chuyên gia.
Đau dạ dày khi mang bầu có nguy hiểm tới thai nhi không?
Đau dạ dày (bao tử) là bệnh lý xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng khu vực trên rốn và phần nằm dưới ức. Bệnh này tuy không nguy hiểm tới tính mạng của mẹ, nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Thông thường, mẹ bầu bị đau dạ dày sẽ kèm theo triệu chứng đi ngoài, tiêu chảy, ợ hơi, khó tiêu… Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài, rất dễ bị mất nước, nhiễm toan và cơn đau co thắt liên tục sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như tâm lý của mẹ bầu.
Những cơn đau nhức do bệnh gây ra kèm theo các triệu chứng đầy hơi, ợ chua khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, ăn không ngon miệng, khó hấp thu dinh dưỡng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, sau khi bé sinh ra sẽ có hệ miễn dịch kém, thường xuyên ốm yếu và rất dễ mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường, tim mạch hay cao huyết áp…
Đau dạ dày khi mang thai phải làm gì để cải thiện bệnh hiệu quả, an toàn cho bé
Theo thống kê cho thấy, có tới 70% phụ nữ mang thai mắc tình trạng đau dạ dày xuất phát từ việc rối loạn nội tiết, căng thẳng tinh thần, chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh. Vậy có bầu mà bị đau dạ dày phải làm sao? Hãy áp dụng các cách xử lý đau dạ dày khi mang thai như sau.
Cải thiện chế độ ăn uống, tập luyện
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học trong thai kỳ rất quan trọng. Trong mỗi bữa ăn mẹ bầu nên lưu ý nên ăn chậm từ tốn, không ăn quá no hoặc vội vàng.
Thay vì lựa chọn những thực phẩm khô cứng, thai phụ hãy bổ sung vào cơ thể các loại thức ăn giàu tinh bột, mềm… để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, việc làm này có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hòa acid hiệu quả.
Trong giai đoạn mang thai, để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh đau dạ dày gây ra, bà bầu không nên để bụng đói. Vì lúc này acid tiết ra nhiều hơn dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Tập luyện khoa học, nghỉ ngơi đúng cách
Theo các chuyên gia khuyến cáo trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ bầu nên vận động và tập luyện thể dục nhẹ nhàng. Bạn có thể áp dụng các bài tập yoga, đi bộ, ngồi thiền… để nâng cao sức khỏe và giữ cho tinh thần luôn được thoải mái.
Mỗi ngày, mẹ cũng phải nghỉ ngơi đủ 8 tiếng để tránh hạn chế tối đa tình trạng mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần và sự phát triển của thai nhi.
Uống thật nhiều nước
Khi bị đau dạ dày kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài, chắc chắn cơ thể của mẹ bầu sẽ bị mất nước trầm trọng. Do đó, việc uống thật nhiều nước vào cơ thể được cho là rất cần thiết để khắc phục nhanh chóng tình trạng này.
Theo đó, mỗi ngày bà bầu cần cung cấp cho cơ thể đủ từ 2 đến 3 lít nước. Trong đó, 20% lượng nước được bổ sung thông qua việc ăn uống. Còn lại là nước lọc, nước ép trái cây, trà thảo mộc…
Áp dụng các mẹo chữa bệnh dân gian
Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, mẹ bầu có thể thực hiện những mẹo chữa đau dạ dày trong thai kỳ theo phương pháp dân gian sau đây:
Chữa đau dạ dày khi mang thai bằng nghệ
Nghệ chính là “cứu tinh” cho mẹ bầu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Trong nghệ có hàm lượng Curcumin cao, giúp kháng viêm, giảm đau và làm chậm quá trình oxy hóa. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày, mẹ bầu hãy dùng nghệ để cải thiện hệ tiêu hóa, ức chế vi khuẩn Hp gây hại.
Cách chữa đau dạ dày bằng nghệ được thực hiện như sau:
- Cho 1-2 thìa tinh bột nghệ nguyên chất vào 150ml nước ấm và khuấy đều.
- Hòa thêm 1 chút mật ong vào cho dễ uống và tăng hương vị.
Lưu ý: Mẹ bầu nên uống nước nghệ vào trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ trong các món ăn hàng ngày.
Uống trà gừng trị đau dạ dày cho mẹ bầu
Uống 1 cốc trà gừng ấm mỗi ngày sẽ cải thiện được những cơn đau dạ dày hiệu quả. Bởi trong gừng có 2 hợp chất Tecpen và Oleoresin giúp lưu thông mạch máu, giảm viêm và làm giảm tình trạng buồn nôn và ốm nghén.
Cách pha trà gừng như sau:
- Chuẩn bị 1-2 củ gừng tươi, rửa sạch và thái thành dạng lát hoặc sợi đều được.
- Thả gừng đã thái vào 200ml nước sôi trong khoảng 15 phút.
- Uống nước trà gừng khi còn ấm (có thể cho thêm một ít mật ong hoặc đường để làm tăng hương vị).
Lưu ý: Với cách trị đau dạ dày này mẹ bầu nên kiên trì sử dụng trong khoảng 15 đến 30 ngày để phát huy tối đa hiệu quả.
Chữa bệnh bằng đậu bắp
Bên trong đậu bắp có Pectin – một loại chất nhầy tự nhiên có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày trước những tác động của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, thành phần vitamin B9 có trong đậu bắp còn ngăn ngừa dị tật và giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Để trị đau dạ dày khi mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện theo các bước sau:
- Rửa sạch khoảng 100gr đậu bắp tươi. Sau đó đem ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 đến 30 phút và để ráo nước.
- Ăn trực tiếp đậu bắp với nước tương ít nhất trong 1 tuần liên tiếp để cải thiện các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở dạ dày.
Dùng chanh và mật ong trị bệnh hiệu quả
Từ lâu chanh và mật ong đã được xem là bộ đôi trị đau dạ dày hiệu quả tại nhà. Trong đó, mật ong có tính kháng viêm, làm dịu niêm mạc. Chanh có tác dụng cải thiện các triệu chứng đầy hơi, buồn nôn.
Kết hợp 2 nguyên liệu này được đánh giá là phương pháp chữa đau dạ dày cho phụ nữ mang thai an toàn, lành mạnh và không ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể, cách thực hiện như sau:
- Hòa tan 3 thìa mật ong nguyên chất cùng với 300ml nước sôi.
- Vắt chanh bỏ vỏ chỉ lấy nước cốt (khoảng nửa quả). Sau đó, hòa tiếp nước cốt chanh vào nước mật ong vừa pha.
- Uống nước mật ong chanh vào trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút.
Lưu ý: Không pha quá nhiều nước cốt chanh vì hàm lượng acid trong chanh rất dễ kích thích dạ dày khi đói.
Sử dụng thuốc Tây
Với những trường hợp thai phụ có dấu hiệu đau dạ dày nặng, xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu, các cơn co thắt nhiều, sử dụng thuốc Tây sẽ khắc phục được các tình trạng này tạm thời. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây tùy tiện không được khuyến cáo trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.
Nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ, khi dùng thuốc có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày… và thậm chí sức khỏe của trẻ.
Đặc biệt, những loại thuốc có thành phần Famotidine, Cimetidin, Lansoprazol,… mẹ bầu nên cẩn trọng. Việc sử dụng thuốc giảm đau dạ dày trong trường hợp này cũng được khuyến cáo cho mẹ bầu là không nên. Vì trong quá trình sử dụng rất dễ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho thai nhi, cụ thể như sau:
- 3 tháng đầu thai kỳ: thai nhi dễ bị dị tật, quái thai hoặc sẩy thai.
- 3 tháng giữa thai kỳ: thai nhi dễ nhạy cảm với các thành phần của thuốc.
- 3 tháng cuối thai kỳ: sinh non, thiếu tháng, trẻ sinh dễ bị dị tật.
Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần đặc biệt lưu ý không sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh hay thuốc Tây nào trong thai kỳ. Bởi, hầu hết những loại thuốc này đều chống chỉ định dành cho phụ nữ mang thai.
Qua bài viết trên đây chắc hẳn thắc mắc đau dạ dày khi mang thai phải làm gì của bạn đã được giải đáp chi tiết. Mẹ bầu hãy lưu ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và luôn giữ tinh thần thoải mái, vui tươi, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và thai nhi.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!