Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Từ xưa đến nay, cả dân gian, y học cổ truyền và y học hiện đại đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều cách điều trị viêm mũi dị ứng xuất tiết nói riêng và viêm mũi dị ứng nói chung. Mỗi cách lại có ưu, nhược điểm riêng, áp dụng trong những trường hợp cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các cách cho hiệu quả tốt và hướng dẫn chi tiết.

Cách điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết ngừa biến chứng xưa và nay
Cách điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết ngừa biến chứng xưa và nay

Cách điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết theo dân gian

Viêm mũi xuất tiết là bệnh có biểu hiện tăng sinh nhiều dịch nhầy ở mũi và họng. Dân gian có nhiều cách gọi khác nhau như:

  • Viêm mũi họng xuất tiết.
  • Viêm mũi xung huyết.
  • Hiện tượng viêm mũi xoang xuất tiết…

Bệnh hình thành do cơ quan hô hấp bị ảnh hưởng bởi thời tiết, vi khuẩn, bụi bẩn… Khi chưa phát triển mạnh, dân gian có cách điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết nào không? Thông thường người dân chữa xung huyết bằng những mẹo dưới đây.

Cách điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết bằng cây lược vàng

Cây lược vàng có tác dụng chữa viêm mũi xuất tiết. Bởi vì trong đó có chứa những tinh chất kháng viêm, làm bền thành mạch, giải độc, giảm đau viêm ở cơ quan hô hấp. Cách dùng lược vàng chữa viêm mũi xuất tiết như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá lược vàng tươi mới hái đem rửa sạch, tốt nhất nên ngâm muối.
  • Sau khi ngâm muối loãng, bạn rửa lại rồi để róc nước và cắt lược vàng thành khúc nhỏ.
  • Lấy một chiếc chảo gang to, cho dầu thực vật vào rồi thả lá lược vàng vào cho mềm.
  • Lấy phần dung dịch vừa chưng cho vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi ngày, bàn dùng vài chiếc tăm bông thấm dung dịch lá lược vàng rồi bôi vào trong niêm mạc mũi.
  • Nếu thực hiện đều đặn khoảng 1 tháng, người bệnh sẽ giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi họng cấp xuất tiết.

Cách chữa trị viêm mũi xuất tiết bằng nghệ vàng

Nghệ vàng là loại dược liệu vừa lành tính vừa có khả năng kháng khuẩn, làm lành tổn thương cao. Vì vậy, đối với bệnh viêm mũi xuất tiết, nó giúp tái tạo niêm mạc tổn thương, chữa viêm, loét hiệu quả.

Cách làm 1:

  • Lấy 1 củ nghệ vàng già, cắt rễ và bóc bỏ phần vỏ bọc nâu và rửa sạch.
  • Thái thành lát nghệ mỏng rồi cho vào cối giã nhỏ để củ nghệ chiết ra nước.
  • Chắt bỏ bã nghệ vàng, lưu lại nước.
  • Dùng tăm bông thấm nước cốt nghệ vàng rồi đưa vào trong lỗ mũi.
  • Làm nhiều lần trong ngày và kiên trì thời gian dài để hiệu quả đạt được cao.

Cách làm 2:

  • Cắt lát, phơi khô, nghiền nghệ vàng thành bột.
  • Dùng 1 thìa bột nghệ trộn với 1 thìa mật ong làm thành viên.
  • Ngậm củ nghệ mật ong hàng ngày để chữa viêm mũi xung huyết hiệu nghiệm.

Sử dụng củ gừng tươi

Cũng giống như nghệ, củ gừng tươi có tác dụng tốt trong việc làm tiêu viêm, giải đờm, lạnh do viêm mũi dị ứng. Dân gian dùng gừng để chữa viêm ở mũi họng theo nhiều cách khác nhau.

Cách 1: Uống nước gừng

  • Dùng 1 củ gừng tươi, tách nhánh, rửa sạch và thái lát.
  • Cho một vài lát vào ấm, thêm nước sôi, ủ trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó cho thêm mật ong để trà gừng át bớt vị cay, đồng thời tăng khả năng diệt khuẩn.
  • Uống nước trà gừng mật ong khi còn nóng để đạt hiệu quả cao. Liều lượng mỗi ngày khoảng 3 cốc chia 3 lần.

Cách 2: Xông hơi nước gừng

  • Lấy củ gừng tươi rửa sạch rồi thái lát hoặc giã nhỏ đều được.
  • Cho vào ấm nước đun sôi khoảng 15 phút để tinh chất chống viêm trong gừng tiết ra.
  • Chuẩn bị một chiếc khăn và một chậu nước, sau đó chùm chăn kín đầu, phủ quanh người và chậu để tinh dầu bốc vào mũi.
  • Khi cảm thấy mũi thoáng và sạch hơn thì dừng lại, không xông nữa.
  • Tiến hành cách xông tinh dầu gừng này khoảng 3 - 5 lần/ tuần.

Cách 3: Dùng trực tiếp

  • Lấy một nhánh gừng tươi, loại bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi thái miếng mỏng.
  • Cho 1 - 2 lát vào miệng, nhai chậm hoặc ngậm cho tinh chất gừng thẩm thấu lên mũi, ngấm vào niêm mạc.
  • Đồng thời dưỡng chất này cũng ngấm xuống cổ họng, ngừa viêm tại đây.
  • Cách làm này rất tiện lợi, bất cứ lúc nào khó chịu bạn cũng có thể ngậm gừng ngay.

Cách điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết bằng râu ngô, tần quy

Râu ngô có tính bình, quy 2 kinh thận và bàng quang, nhờ đó cải thiện chức năng và khử trùng, kháng viêm ở hệ hô hấp. Người ta thường kết hợp vị thuốc này với tần quy để tăng hiệu quả trị viêm mũi xung huyết.

Râu ngô chống viêm mũi tốt không?
Râu ngô chống viêm mũi tốt không?

Cách làm:

  • Chuẩn bị 120g râu ngô, đem rửa sạch, cắt thành đoạn khoảng 1cm.
  • Lấy 30g tần quy rang lên rồi cũng cắt nhỏ, khi rang có thể thêm bơ thực vật.
  • Trộn râu ngô và tần quy rồi cho vào lọ bảo quản khô.
  • Một ngày bạn dùng thuốc này từ 5 - 7 lần bằng cách: Cuộn 1 nắm nhỏ cho vào tẩu hoặc giấy hút như thuốc lá sợi.

Dùng lá lốt bài trừ xung huyết ở mũi

Là loại cây vườn nhà có nhiều công dụng chữa bệnh do viêm nhiễm gây ra, lá lốt cũng được dùng để trị chứng xuất tiết ở mũi, họng hiệu quả.

  • Dân gian thường tiến hành cách chữa bệnh này bằng lá lốt như sau:
  • Lấy 1 nắm lá lốt tươi không quá non ngâm với nước muối loãng tầm 5 phút để loại bỏ khuẩn, tạp chất.
  • Rửa lại với nước sạch vài lần cho lá lốt sạch hẳn rồi vẩy nước đi.
  • Cho lá lốt vào máy xay hoặc giã nhuyễn, có thể thêm một chút muối để tăng hiệu quả.
  • Lấy nước cốt vừa giã để nhỏ mũi 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và tối.
  • Nên tiến hành đều đặn trong khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn để bệnh giảm hẳn.

Cách cách chữa viêm mũi họng cấp xuất tiết trong dân gian còn rất nhiều. Tuy nhiên, với những người bị nặng hoặc có nguy cơ bội nhiễm thì không nên áp dụng. Để chọn và điều trị đúng cách, tốt nhất bạn nên đến khoa tai mũi họng tại bệnh viện khám và kiểm tra trước.

Viêm mũi xuất tiết uống thuốc gì? Các loại thuốc được khuyến nghị

Nếu bạn cần và muốn biết viêm mũi xuất tiết nên uống thuốc gì thì tốt, hãy tham khảo các loại sau.

  • Loại giảm xuất tiết: Là các thuốc kháng histamine H1 dùng để ngăn tiết dịch nhầy ở mũi họng, xoang. Thuốc này cũng có tác dụng tốt với những trường hợp xuất tiết do dị ứng gây viêm.
  • Thuốc se niêm mạc mũi: Niêm mạc mũi được làm khô thì tình trạng xuất tiết sẽ giảm. Đây cũng là cơ chế hoạt động của nhóm thuốc trị viêm này.
  • Thuốc hỗ trợ điều trị viêm mũi xoang xuất tiết: Là nhóm thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid đem lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo chỉ dùng theo chỉ định vì nó có tác dụng phụ.
  • Kháng sinh trị viêm: Thuốc diệt khuẩn ở hầu họng, các hốc mũi hay niêm mạc, ngăn nhiễm trùng và biến chứng.
  • Khí dung: Làm giảm tốc độ tiết dịch và loại bỏ chất nhầy trong mũi. Thuốc này cũng chứa corticoid nên chỉ dùng liều lượng nhỏ trong thời gian ngắn.
  • Gây tê: Trường hợp tổn thương quá nặng thì cần dùng dung dịch gây tê thấm Novocain 5%.

Ngoài ra, người bị viêm mũi xung huyết còn bị đau, rát do bị tổn thương bên trong. Vì vậy, bạn có thể kết hợp dùng một số loại giảm đau, hạ sốt nếu cần thiết.

Phương pháp đặc biệt đốt cuốn mũi dưới

Đây là cách trị bệnh bằng đông điện nhằm thu nhỏ cuống mũi. Cách này được áp dụng khi các thuốc co mạch không đem lại hiệu quả, trong khi cuốn mũi sưng to.

Hình ảnh đốt cuốn mũi bằng đông điện
Hình ảnh đốt cuốn mũi dưới bằng đông điện

  • Người bệnh nằm hoặc ngồi để trị liệu sau khi được giải thích, thăm khám.
  • Bác sĩ dùng thuốc gây tê xylocain 6% bằng cách dùng que bông bôi vào cuốn niêm mạc.
  • Sau đó dùng tay trái banh lỗ mũi rộng ra, tay phải đưa đông điện dọc theo cuốn mũi vào sâu trong thành sau họng rồi kéo ra đuôi cuốn.
  • Bấm nút cho đông điện hoạt động và kéo dần ra ngoài, tránh làm chạm các vách ngăn.
  • Cách này chỉ thực hiện 1 lần, sau khi đốt xong phải theo dõi 1 ngày, đồng thời uống thuốc co mạch để tránh làm dính niêm mạc.
  • Kết hợp rửa mũi và dùng thuốc uống hỗ trợ điều trị, chống bội nhiễm.

Ưu điểm của các cách chữa viêm xoang mũi họng gây xuất tiết là các cách điều trị hầu như đều cho hiệu quả nhanh vượt trội. Cách trị liệu này áp dụng cho những trường hợp nặng rất hữu hiệu.

Tuy nhiên, vì sử dụng dược liệu hóa học hoặc can thiệp vật lý nên người bệnh dễ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Thêm nữa, chi phí trị bệnh theo cách này thường cao hơn các biện pháp khác. Người bệnh cần theo dõi bệnh và cảnh tỉnh với những phản ứng phụ nguy hiểm.

Cho nên, để chữa trị an toàn và đạt hiệu quả cao, trong nhiều trường hợp bệnh chưa nặng, chúng ta thường dùng các bài thuốc Đông y hoặc cải thiện xuất tiết mũi tại nhà.

Cách điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết bằng thuốc Đông y

Nhờ có công thức cụ thể và kết hợp nhiều loại dược liệu, các bài thuốc Đông y thường cho công hiệu cao, toàn diện. Hơn nữa, Đông y trị lấy việc tăng cường chức năng gan, thận, phổi làm gốc. Các nguyên liệu hầu hết là dược phẩm tự nhiên nên rất an toàn, không có phản ứng phụ.

Bài thuốc trừ phong, chống viêm, xuất tiết

Dược liệu:

  • Chuẩn bị 10g cho mỗi loại dược liệu hồi thảo, Thiên niên kiện, bách chiểu, xuyên khung.
  • Mỗi loại này 16 gam: Thương nhĩ tử, ngọn hoa lá kinh giới, cỏ seo gà, hoa thắng hồng kế.
  • Thêm các dược liệu tía tô 6g, xương bồ 12g.

Cách sắc:

  • Làm sạch nguyên liệu, nên rửa sơ nhanh, không làm mất dưỡng chất của thuốc.
  • Cho số dược liệu trên vào ấm sắc thuốc rồi đổ 5 bát nước vào.
  • Bật bếp nhiệt độ thấp, đun dần dần để nước cạn còn khoảng 3 bát.
  • Tắt bếp, chắt nước thuốc trong ấm đất ra, chia làm 3 rồi uống trong ngày.

Dùng thuốc này liên tục trong nhiều ngày nếu thấy phù hợp và có tiến triển tốt.

Bài thuốc trừ phong hàn, chống xuất tiết, dị ứng cho người viêm mũi

Dược liệu:

  • Bạn cần chuẩn bị 16g rau tần loại lá dày và thương nhĩ tử, nghiệt bì (cùng lượng).
  • Thêm 12g mỗi loại sa sâm, hộ khương sứ.
  • 10g/loại các vị thiên niên kiện, hồ vương sứ giả, bán hạ chế, trùng bì.
  • Cuối cùng là 8g vỏ quế khô và 4g sinh khương.

Cách sắc và bài thuốc Đông y cho người viêm mũi
Cách sắc và bài thuốc Đông y cho người viêm mũi

Cách sắc:

  • Làm sạch nguyên liệu bằng cách rửa nhanh qua nước.
  • Cho vào nồi đất, nấu nhỏ lửa cùng 5 bát con nước.
  • Khi thấy trong nồi còn khoảng ⅔ lượng nước ban đầu thì tắt bếp, chắt ra.
  • Dùng nước này uống hết trong ngày, nên uống ấm để tăng khả năng trừ viêm. Sử dụng ít nhất 1 tuần để theo dõi biến đổi của triệu chứng bệnh.

Bài thuốc Đông y giảm đau

Dược liệu: Chuẩn bị các dược liệu sau với liều lượng bằng nhau, khoảng 8 - 10g: Nụ hồng trắng, lá chanh, cửu lý trúc căn, kinh giới, sơn cúc cùng và tía tô, vỏ quế.

Cách sắc:

  • Cân đủ liều lượng rồi đem rửa sạch, cho vào ấm đất.
  • Thêm 5 bát con nước vào cho ngập dược liệu rồi sắc nhỏ lửa.
  • Kiểm tra thường xuyên, thấy nước còn khoảng 3 bát nhỏ thì dừng đun.
  • Chắt lấy phần nước, uống sau bữa sáng, trưa, tối, kết hợp vệ sinh khoang mũi, họng tại nhà. Tiến hành tương tự trong 5 - 7 ngày tiếp theo để kiểm tra tính phù hợp của thuốc với cơ địa.

Dược liệu hỗ trợ trị viêm mũi xuất tiết

Kinh giới

Với tính ấm và vị cay, kinh giới là một dược liệu quý trong Đông y, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị viêm mũi xuất tiết do lạnh. Kinh giới có khả năng tán phong hàn, giải biểu, giúp làm ấm cơ thể, giảm các triệu chứng như chảy nước mũi trong, hắt hơi liên tục.

Để sử dụng, bạn có thể sắc 5-10g kinh giới khô với nước uống hàng ngày hoặc dùng lá kinh giới tươi để xông hơi.

Tân di

Là một loại thảo dược quen thuộc, tân di được biết đến với công dụng tán phong thông khiếu. Khi bị viêm mũi xuất tiết kèm theo nghẹt mũi, khó thở, tân di có thể giúp làm thông thoáng mũi, giảm đau nhức và khó chịu.

Bạn có thể sử dụng 3-6g tân di khô sắc với nước uống hoặc dùng tươi để xông hơi.

Phòng phong

Phòng phong có tính ấm và vị cay ngọt, tác dụng tán phong giải biểu, trừ thấp. Dược liệu này thường được dùng để giảm các triệu chứng chảy nước mũi, đau đầu, sổ mũi do nhiễm lạnh.

Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sắc 6-12g phòng phong khô với nước uống hàng ngày.

Phòng phong thường dùng để giảm các triệu chứng chảy nước mũi, đau đầu
Phòng phong thường dùng để giảm các triệu chứng chảy nước mũi, đau đầu

Bạch chỉ

Là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong giải biểu, thông khiếu chỉ thống. Khi bị viêm mũi xuất tiết kèm theo nghẹt mũi, đau đầu, bạch chỉ có thể giúp giảm các triệu chứng này một cách hiệu quả.

Bạn có thể sắc 6-10g bạch chỉ khô với nước uống hàng ngày hoặc kết hợp với các loại thảo dược khác để xông hơi.

Kim ngân hoa

Kim ngân hoa là dược liệu có tính hàn và vị ngọt, là một dược liệu quý có tác dụng thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, tiêu viêm. Khi bị viêm mũi xuất tiết do nhiễm khuẩn, kim ngân hoa có thể giúp giảm viêm nhiễm, giảm sưng đau.

Bạn có thể sắc 10-15g hoa kim ngân khô với nước uống hàng ngày hoặc dùng tươi để xông hơi.

Tác động huyệt đạo cải thiện bệnh

Phương pháp bấm huyệt đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị viêm mũi xuất tiết, đặc biệt là đối với những trường hợp dị ứng hoặc viêm nhiễm nhẹ. Tác động chính xác lên các huyệt đạo giúp kích thích lưu thông khí huyết, giảm viêm, giảm đau, giảm sưng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Việc bấm huyệt thường xuyên còn giúp làm thông thoáng đường thở, giảm nghẹt mũi, giảm tiết dịch mũi, từ đó cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi xuất tiết.

Đặc biệt, phương pháp này an toàn, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em (khi có sự hướng dẫn của chuyên gia).

Một số huyệt đạo thường dùng trong trị viêm mũi xuất tiết như:

  • Nghinh Hương là một huyệt đạo nằm ở điểm giao nhau của rãnh mũi má và đường ngang qua chân cánh mũi, được xem là "cửa ngõ" để tác động lên vùng mũi. Bấm huyệt Nghinh Hương giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi, giảm tiết dịch mũi và giảm đau nhức vùng mũi. Việc kích thích huyệt này giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm viêm nhiễm, từ đó cải thiện các triệu chứng của viêm mũi xuất tiết.
  • Ấn Đường nằm giữa hai đầu lông mày, là một huyệt đạo quan trọng trong điều trị các bệnh lý vùng đầu mặt. Bấm huyệt Ấn Đường không chỉ giúp giảm đau đầu, giảm căng thẳng mà còn cải thiện tuần hoàn máu vùng đầu mặt. Điều này có lợi trong việc giảm viêm, giảm sưng và giảm tiết dịch mũi, từ đó hỗ trợ điều trị viêm mũi xuất tiết.
  • Hợp Cốc nằm ở điểm cao nhất của mu bàn tay khi khép ngón cái và ngón trỏ lại, là một huyệt đạo đa năng trong Đông y. Bấm huyệt Hợp Cốc có tác dụng giải cảm, giảm đau, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của viêm mũi xuất tiết do nhiễm lạnh.
  • Phong Trì nằm ở chỗ lõm phía sau gáy, dưới xương chẩm, hai bên gân cổ, là một huyệt đạo quan trọng trong điều trị các bệnh lý vùng đầu mặt. Bấm huyệt Phong Trì giúp giảm đau đầu, giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu vùng đầu mặt, từ đó giảm viêm nhiễm và giảm tiết dịch mũi, hỗ trợ điều trị viêm mũi xuất tiết.

Bấm huyệt Phong Trì giúp giảm đau đầu, giảm căng thẳng
Bấm huyệt Phong Trì giúp giảm đau đầu, giảm căng thẳng

Dưới đây là các cách tác động huyệt đạo thường được áp dụng:

Day ấn huyệt:

  • Kỹ thuật: Dùng ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa hoặc ngón cái) ấn trực tiếp lên huyệt với lực vừa phải, tạo cảm giác hơi tê tức.
  • Thời gian: Day ấn mỗi huyệt khoảng 1-2 phút, lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.

Xoa bóp huyệt:

  • Kỹ thuật: Dùng ngón tay xoa nhẹ nhàng theo vòng tròn quanh huyệt, sau đó ấn nhẹ.
  • Thời gian: Xoa bóp mỗi huyệt khoảng 1-2 phút, lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.

Châm cứu:

  • Kỹ thuật: Sử dụng kim châm chuyên dụng, đâm vào huyệt với độ sâu phù hợp. Kỹ thuật này cần được thực hiện bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn.
  • Thời gian: Thời gian lưu kim tùy thuộc vào tình trạng bệnh và chỉ định của thầy thuốc.

Ấn huyệt bằng hạt đậu xanh hoặc gạo:

  • Kỹ thuật: Dán hạt đậu xanh hoặc gạo lên huyệt bằng băng dính y tế, ấn nhẹ để tạo cảm giác hơi tức.
  • Thời gian: Giữ hạt đậu xanh hoặc gạo trên huyệt khoảng 30 phút đến 1 giờ.

Cứu ngải:

  • Kỹ thuật: Sử dụng ngải cứu đã được chế biến thành dạng điếu ngải hoặc nén ngải, đốt nóng và hơ lên vùng huyệt đạo. Nhiệt độ từ ngải cứu sẽ giúp làm ấm kinh mạch, giảm đau, giảm viêm.
  • Thời gian: Kéo dài từ 5-10 phút.

Lưu ý chung:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi  thực hiện các kỹ thuật tác động huyệt đạo.
  • Sử dụng lực tác động huyệt đạo vừa đủ, không quá mạnh để tránh gây tổn thương da.
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau nhức, sưng đỏ, cần ngừng tác động và tham khảo ý kiến thầy thuốc.

Lưu ý cần nhớ khi điều trị bệnh

Viêm xoang, mũi, họng gây xuất tiết không chỉ gây khó thở, mệt mỏi mà còn dễ biến chứng. Để tránh bệnh lan rộng đến các cơ quan khác, bạn cần trị liệu đúng cách và dứt điểm.

Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý để giảm viêm
Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý để giảm viêm

  • Hàng ngày phải súc miệng bằng nước muối, dung dịch BBM để diệt khuẩn, ngăn không cho chúng lan rộng.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc các cách dân gian như dùng tỏi, nghệ… để làm sạch dịch nhầy.
  • Giữ ấm cho mũi, cổ họng, tránh để nhiễm lạnh, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với dị nguyên.
  • Ăn nhiều cam, dâu tây, cải xanh, súp lơ, kiwi, cam, đu đủ, ổi… để tăng vitamin C, giúp cơ thể đề kháng tốt. Hạn chế ăn thức ăn lạnh hoặc thay đổi môi trường đột ngột khiến cơ thể dễ nhiễm hàn độc.
  • Khi phát hiện biểu hiện bất thường hoặc có nguy cơ bị bội nhiễm hoặc lan rộng ra họng, áp xe mắt… phải đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết khi áp dụng đúng thời điểm, quy tắc sẽ giúp bạn cải thiện hẳn, ngừa biến chứng. Hy vọng các biện pháp kể trên sẽ hữu ích cho bạn trong mọi trường hợp.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan